Mục lục bài viết

    1. Quy định về mức xử phạt hành vi lấn, chiếm đất mới cập nhật

    Xin chào Công ty Luật Minh Khuê, tôi có vướng mắc mong quý công ty tư vấn giúp tôi: Tôi là một người nông dân ở nông thôn nên không hiểu biết quy định pháp luật, do đó, xin các luật sư giúp tôi giải thích về các trường hợp lấn, chiếm đất và mức xử phạt đối với hành vi này là như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi của luật sư, tôi xin cảm ơn!

    Quy định về mức xử phạt hành vi lấn, chiếm đất mới cập nhật

    Luật sư tư vấn quy định về xử lý hành vi lấn chiếm đất đai – Ảnh minh họa

    Trả lời:

    Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

    Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có quy định để giải thích về hành vi lấn đất và chiếm đất như sau:

    – Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.

    – Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

    Như vậy, nếu cá nhân, tổ chức nào mà thực hiện một trong hai hành vi trên là lấn đất hoặc chiếm đất thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này căn cứ theo Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai:

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

    4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

    b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

    Theo đó, mức xử phạt đối với hành vi lấn đất, chiếm đất có thể sẽ bị phạt tiền như sau:

    – Đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;

    – Đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

    – Đối với hành vi lấn, chiếm đất ở thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

    – Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

    Bên cạnh đó, cá nhân, tổ chức có hành vi lấn, chiếm đất sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm hoặc buộc trả lại đất đã lấn, chiếm.

    Ngoài ra, người sử dụng đất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi lấn, chiếm đất nếu đáp ứng hết tất cả các điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 228 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai:

    “1. Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội 02 lần trở lên;

    c) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

    Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ đẹp không tưởng để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

    >> Tham khảo ngay: Tư vấn giải quyết nhà hàng xóm lấn chiếm đường đi chung ?

    >&gt Xem thêm:  Phân tích số lượng và chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án của ngành tòa án nhân dân

    2. Bị lấn chiếm đất thì xử lý như thế nào theo luật ?

    Thưa luật sư, Năm 2004 gia đình tôi không có ai ở nhà khoảng gần 1 năm trong thời gian đó nhà hàng xóm có xây dựng và lấn chiếm đất nhà tôi khoảng 20cm chạy dài 10msau khi gia đình tôi trở về phát hiện ra thì nhà đó có xin để sau này sửa chữa lại nhà ở sẽ hoàn trả năm 2014 thì nhà đó bán đất cho người khác nhưng gia đình tôi không chấp nhận ký giáp ranh và có mời địa chính phường đến đo đạc lại đất và bên địa chính có biên bản làm việc xác nhận lấn chiếm bên phía chủ mới có hứa với gia đình tôi sau 2 năm sẽ xây dựng và trà lại nhưng giờ đã 4 năm họ vẫn không thực hiện vậy gia đình tôi phải làm như thế nào mong luật sư tư vấn giúp đỡ ?
    Cảm ơn luật sư!
    – Trần Hoàng

    >> Luật sư trả lời: Tư vấn thủ tục tách thửa khi vướng đường đi chung ?

    >&gt Xem thêm:  Khái niệm, nội dung, mục đích và hậu quả pháp lý của cầm cố tài sản ? Mẫu hợp đồng cầm cố

    3. Lấn chiếm đất đai bị xử phạt như thế nào?

    Trả lời:

    Căn cứ Điều 64 quy định về việc Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai như sau:

    “1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:

    a) Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;

    b) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;

    c) Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;

    d) Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;

    đ) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;

    e) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;

    g) Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;

    h) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;

    i) Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.

    2.Việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.”

    Như vậy, trường hợp hàng xóm lấn chiếm xây dựng tường rào trên đất nhà bạn thuộc trường hợp vi phạm đất đai phải bị thu hồi đất. Mà trường hợp này chỉ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP như sau:

    “Điều 10. Lấn chiếm đất đai

    1.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

    2.Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

    3.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

    4.Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

    Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

    b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này”.

    Như vậy, trường hợp nếu gia đình bạn và hàng xóm không thỏa thuận được vấn đề ranh giới, khi đưa vụ việc ra tòa án giải quyết thì hành vi lấn chiếm đất ở sẽ bị sử phạt từ 5 triệu đống đến 10 triệu đồng theo quy định nêu trên. Đồng thời, buộc phải khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.

    >> Tham khảo ngay: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về lối đi chung/đường đi nội bộ trong gia đình theo quy định pháp luật ?

    >&gt Xem thêm:  Mua xe trả góp mà không có khả năng chi trả thì phải giải quyết thế nào ?

    4. Có được khởi kiện hành vi lấn chiếm đất đai hay không ?

    Thưa luật sư! Năm 1979 gia đình tôi được huyện Ba Chẽ cấp đất nhà ở, từ năm đó đến nay gia đình tôi vẫn chưa xây dựng. Căn nhà cấp 4 tôi đang ở giáp ranh với gia đình anh Vi Liêm C. xây nhà 2 tầng mua lại của bà: Đinh Thị H., ngôi nhà này đã xây từ năm 1989 đến nay móng và nhà vẫn còn nguyên hiện trạng.

    Đến tháng 4 năm 2016 anh C. dỡ nhà để xây mới, trong quá trình đo đạc anh C. cho rằng nhà tôi lấn chiếm đất nhà anh C. Trong khi đó nhà tôi là nhà dựng cột chưa xây. (Anh C. lấy lý do: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà anh C. ghi 5m7 nhưng thực tế chỉ có 5m3. Còn giấy chứng nhận của gia đình tôi ghi 5m5 nhưng thực tế lại là 5m7). Khoảng cách giữa đất nhà tôi và nhà anh Chính trước đây còn cách nhau 1 cống thoát nước, nay chúng tôi đều đã xây hết diện tích đó. Kính mong luật sư tư vấn giúp xem gia đình anh C. khởi kiện gia đình tôi là đúng hay sai?

    Tôi xin cảm ơn!

    Có được khởi kiện hành vi lấn chiếm đất đai hay không ?

    Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến, gọi: đẹp không tưởng

    Trả lời:

    Để xem xét việc anh C. khởi kiện gia đình bạn là đúng hay sai, ta căn cứ vào các quy định về điều kiện thụ lý tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

    Các điều kiện để thụ lý vụ án dân sự:

    Chủ thể khởi kiện

    Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự bao gồm các cá nhân, cơ quan, tổ chức đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định. Chủ thể khởi kiện phải là người được tham gia vào các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự và họ phải là những chủ thể có quyền khởi kiện được quy định tại Điều 186 và Điều 187 BLTTDS 2015.

    Vụ án khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

    Tòa án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Để vụ án đươc thụ lý, đơn khởi kiện phải gửi đến đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết, xét xử. Trước hết, phải xác định tranh chấp đó có thuộc thẩm quyền chung về dân sự của Tòa án theo quy định tại các điều 26 BLTTDS hay không? Ngoài ra, đơn khởi kiện còn phải được gửi đến đúng Tòa án có thẩm quyền theo cấp xét xử theo Điều 35, 36, 37, 38 BLTTDS và phải đúng thẩm quyền theo lãnh thổ theo Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 . Trong trường hợp người khởi kiện có quyền lựa chọn Tòa án theo Điều 36 BLTTDS thì đương sự phải cam kết không khởi kiện tại các Tòa khác, nếu do các bên thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết thì phải kiểm tra tính hợp pháp của thỏa thuận.

    Vụ án chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

    Một vụ án đã được Tòa án Việt Nam giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự không được khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa. Tòa án chỉ được thụ lý giải quyết những việc trước đó chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật, trừ những trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 192 BLTTDS.

    Vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện

    Thời hiệu khởi kiện được hiểu là bên có nghĩa vụ được miễn trừ nghĩa vụ khi đã hết thời hạn mà họ phải thực hiện các nghĩa vụ của mình. Còn quyền khởi kiện là quyền cơ bản của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự và Tòa án luôn có trách nhiệm phải thụ lý vụ án mà không được lấy lý do thời hiệu khởi kiện đã hết để từ chối thụ lý đơn khởi kiện khi có yêu cầu. Như vậy, tùy thuộc vào thời điểm nhận được đơn khởi kiện mà Tòa án sẽ xem xét xem điều kiện về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự có được coi là một trong những điều kiện để chấp nhận việc thụ lý vụ án dân sự đó hay không.

    Các điều kiện khác

    Thứ nhất, Người khởi kiện phải cung cấp các tài liệu, chứng cứ cho Tòa án: kèm theo đơn khởi kiện, người khởi kiện phải gửi các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp (Điều 165 BLTTDS).

    Thứ hai, Người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí: ngoài việc thỏa mãn các điều kiện khởi kiện về nộp các tài liệu chứng cứ cho Tòa án thì để tòa án thụ lý vụ án dân sự, đương sự còn phải nộp tiền tạm ứng án phí trừ các trường hợp được miễn.

    Thứ ba, Đơn khởi kiện phải thỏa mãn các nội dung cơ bản theo quy định tại Điều 189 BTTDS.

    Như vậy, việc tranh chấp đất đai giữa anh C. với bạn là có căn cứ khởi kiện. Và việc anh C. khởi kiện gia đình bạn là quyền hợp pháp của anh C. Tuy nhiên việc đúng hay sai còn phụ thuộc vào phán quyết cuối cùng của Tòa án.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: đẹp không tưởng hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

    >&gt Xem thêm:  Phân chia tài sản chung theo quy định nào ? Chia tài sản chung của vợ chồng là bất động sản ?

    5. Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai: Lấn chiếm đất công ích nằm trong quy hoạch ?

    Thưa luật sư, Tôi được Công ty cho ở nhà 143a từ tháng 12/1991, tôi có đăng ký tạm trú tại công an phường 25 Quận Bình thạnh thời điểm đó. Từ năm 1992 đến năm 1996 tôi vẫn đóng tiền thuê nhà cho Công ty tôi với diện tích lúc thì 27m2, lúc thì 76m2. Năm 1996 công ty ra quyết định tạm cấp nhà ở địa chỉ trên, quyết định cấp nhà không ghi diện tích. Năm 1999 phường 25 có kê khai nhà đất với diện tích 91,6m2.

    Hàng năm tôi vẫn đóng thuế đất phi nông nghiệp theo thông báo đóng thuế của chi cục thuế Quận Bình thạnh. Năm 1998 công ty tôi bàn giao các hộ gia đình cho công ty dịch vụ công ích quản lý, chúng tôi đã làm thủ tục hóa giá nhà nhưng do nhà nằm trong quy hoạch treo nên chúng tôi không được hóa giá nhà theo nghị định 61/CP nên chúng tôi vẫn phải đóng tiền thuê nhà hàng tháng. Tháng 7/2015 Công ty du lịch Suối tiên dùng lưới B40 rào chiếm mất 12m2 trong diện tích 91,6 m2 tôi đã đóng tiền thuế phi nông nghiệp.

    Xin được hỏi việc công ty dịch vụ du lịch ST chiếm 12m2 đất như trên đúng hay sai? Nếu sai thì tôi phải làm như thế nào để lấy lại số đất nói trên?

    >> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến, gọi: đẹp không tưởng

    Trả lời:

    Theo quy định tại Điều 66 Luật đất đai năm 2013 về Thẩm quyền thu hồi đất:

    “1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

    a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

    b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

    2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

    a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

    b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

    3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.”

    Theo đó, chỉ có UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện mới có thẩm quyền thu hồi đất, trong trường hợp của bạn công ty dịch vụ lấn chiếm 12m2 đất của gia đình bạn là trái pháp luật.

    Theo như bạn trình bày, hằng năm bạn vẫn đóng thuế phi nông nghiệp cho mảnh đất đó, năm 2015 công ty du lịch dùng lưới và lấn chiếm 12m2 đất của gia đình bạn, do đó, bạn có quyền yêu cầu bên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành chính cũng đồng thời với yêu cầu dừng tháo dỡ công trình hoặc tiến hành yêu cầu bên đó tháo dỡ công trình xây dựng trái luật.

    Về thủ tục giải quyết tranh chấp:

    Pháp luật quy định các tranh chấp về đất đai trước tiên sẽ được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải tại cơ sở. Cụ thể, theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013:

    “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

    2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

    3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

    4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

    5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

    Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

    Trường hợp tranh chấp đất đai mà các bên không tự hòa giải được thì gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tới Ủy ban nhân dân xã để được hòa giải.

    Như vậy, để đòi lại mảnh đất trên bạn phải gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Chủ tịch UBND xã sẽ tổ chức hòa giải tranh chấp giữa các bên, việc hòa giải thành hay hòa giải không thành đều phải được lập thành văn bản và có chữ ký của các bên.
    Trường hợp chủ tịch UBND xã hòa giải không thành, bạn phải gửi đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện để được giải quyết.

    >> Tham khảo ngay: Cản trở lối đi chung khi đang xảy ra tranh chấp thì bị xử lý thế nào ?

    >&gt Xem thêm:  Ngoại tình dẫn đến ly hôn có vi phạm quy định của pháp luật không ?

    6. Làm thế nào khi bị lấn chiếm đất giãn dân được nhà nước giao ?

    Thưa luật sư, tôi được nhà nước giao 100m2 đất ở trong diện giãn dân và sử dụng ổn định , đã được cấp sổ đỏ từ năm 1987 đến nay. Trong quá trình sử dụng tôi có xây 1 bức tường làm hàng rào ngăn cách giữa phần đất nhà tôi và nhà hàng xóm , hàng rào thụt vào ranh giới 5cm và nằm hoàn toàn trên phần đất nhà tôi .

    Hàng xóm nhà tôi có diện tích sử dụng là 80m2 , nay nhà hàng xóm xây dựng nhả ở và công trình phụ , đã lấn chiếm 5cm đất thụt vào của gia đình tôi và có hành vi sử dụng bức tường rào của gia đình tôi và xây thêm lên đó 1 mái con để che nắng .

    Tôi đã gửi đơn lên phường và yêu cầu thi hành biện pháp cưỡng chế , sau 6 tháng kể từ khi nhà hàng xóm xây dựng thì phường đã cưỡng chế phải dỡ bỏ và trả lại phần đất cho gia đình tôi . Đến nay gia đình đó lại tiếp tục có hành vi lấn chiếm phần đất và phần tường đó . Vậy tôi phải làm như thế nào để đòi lại phần đất của gia đình mình ?

    Tôi xin chân thành cám ơn các luật sư !

    >> Luật sư tư vấn Luật đất đai gọi: đẹp không tưởng

    Trả lời:

    Công ty Luật Minh Khuê đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến công ty. Vấn đề của bạn công ty xin được giải quyết như sau:

    Theo quy định của pháp luật hiện hành, bạn có thể giải quyết tranh chấp đất đai qua các thủ tục sau: Thủ tục hòa giải, thủ tục hành chính và thủ tục tố tụng.

    Thủ tục hòa giải:

    Khoản 1,2,3,4 Điều 202 Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội quy định:

    “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

    2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

    3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

    4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.”

    Trường hợp không hòa giải được tại UBND cấp xã, bạn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính hoặc khởi kiện tài Tòa án nhân dân có thẩm quyền. (Khoản 2 Điều 203). Tham khảo: Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

    Thủ tục hành chính:

    Theo Điều 203 LĐĐ 2013 , các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính gồm có: Chủ tịch ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (UBND cấp huyện), Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh) và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN-MT). Cụ thể, các cơ quan trên có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất (QSDĐ) mà đương sự không có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 LĐĐ.

    Vậy bạn có thể gửi đơn khiếu nại lên các cơ quan nêu trên để được giải quyết vấn đề của mình (xem thêm: Luật khiếu nại 2011 )

    Thủ tục tố tụng:

    Trường hợp đã làm các bước nêu trên mà vấn đề của bạn vẫn chưa được giải quyết 1 cách thỏa đáng thì bạn có thể khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đai .

    Hồ sơ khởi kiện như sau :

    1. Bản sao chứng minh thư nhân dân và sổ hộ khẩu của bạn

    2. Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trích lục bản đồ địa chính của mảnh đất

    3. Biên bản hòa giải của UBND cấp xã

    4. Đơn yêu cầu tòa án giải quyết trnh chấp đất đai

    5. Bằng chứng chứng minh có sự lấn chiếm đất

    Sau khi nộp hồ sơ hợp lệ và tạm ứng án phí , vụ việc của bạn sẽ được tòa án ra quyết định thụ lý vụ án trong vòng 1 tháng và sau khi có quyết định thụ lý vụ án , trong vòng từ 4-6 tháng vụ việc của bạn sẽ được đưa ra xét xử ( theo điều 179 BLTTDS)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: đẹp không tưởng hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

    Rất mong nhận được sự hợp tác!

    Trân trọng./.

    Bộ phận Tư vấn Pháp luật Đất đai – Công ty luật Minh Khuê

    >&gt Xem thêm:  Bịa đặt, xuyên tạc, loan truyền thông tin sai sự thật có phạm tội vu khống không ?