Tuy nhiên chỉ có một số hộ ra ở giai đoạn 1980, còn lại không có điều kiện ở sau một hai năm. Nhưng đa phần đều có giấy phép xây dựng từ năm 1983 đến 1986, sau đó đến 1992 nhà nước mới cấp lại giấy cnqsd đất. Khi cấp đất năm 1992 thì thị xã uông bí ( nay là thành phố uông bí) ban hành 1 bộ bản đồ giải thửa năm 1992, tách đất của các hộ thành 2 phần (1 phần đất ở do gia đình sử dụng, một phần đất hành lang atgt đường bộ ( rà soát lại theo nghị định 203/hđbt về việc quy định hành lang an toàn giao thông ngày 21/12/1982), tuy nhiên tất cả các hộ dân đều không được biết, không được ký vào bất cứ các văn bản nào, đến nay mới được biết đến sự tồn tại của bộ bản đồ giải thửa đó.

Trong giấy phép xây dựng từ năm 1983 đến 1986 các hộ được cấp cơ bản chỉ cách đường 18 mới hiện nay là đường quốc lộ 18a trung bình từ 6 đến 10 m tùy từng hộ. Và đại đa số các hộ đều đã xây dựng và ở sát đường theo như giấy phép xây dựng cấp. Tuy nhiên theo như bản đồ giải thửa năm 1992 của thành phố uông bí thì tất cả các hộ chỉ được cấp đất cách mép đường 18a 13 m, và trong hành lang 13 m đó không được sử dụng. Chưa kể số liệu trên bản đồ giải thửa còn sai so với thực tế sử dụng của các hộ gia đinh. Đến năm 1999, có dự ản mở rộng đường 18a giai đoạn, bắt nhân dân đập phá hết hàng quán nhà cửa để giải tỏa bàn giao mặt bằng. Nhân dân đã khiếu kiện nhưng không được. Đến giờ mở rộng tiếp lần 2 cũng không đền bù giải phóng cho nhân dân, chỉ đền bù 50% đất ở cho những hộ đã ở từ trước 18/12/1980.

Xin hỏi bản đồ giải thửa năm 1992 thành phố uông bí làm như vậy có đúng quy trình và tôn trọng thực tế chưa ?

Xin chân thành cảm ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Đất đai của Công ty luật Minh Khuê

 

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý: 

Thông tư 23/2014/TT-BTNMT 

Thông tư 25/2014/TT-BTNMT

>&gt Xem thêm:  Thủ tục tách thửa đất và lệ phí tách thửa như thế nào?

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP

2. Luật sư tư vấn:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì năm 1992 các hộ gia đình ở nơi cư trú của bạn đã được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời trong năm đó tại Uông Bí cũng ban hành bản đồ địa chính, tuy nhiên chưa xác định rõ việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện trước hay sau khi ban hành bản đồ địa chính. Về vấn đề này điều 11 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về việc thể hiện nội dung tại điểm Ghi chú trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:

1. Trường hợp trong quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, hợp đồng hoặc văn bản nhận chuyển quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại các điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP có nội dung hạn chế về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì ghi nội dung hạn chế theo giấy tờ đó.

2. Trường hợp thửa đất hoặc một phần thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình đã được công bố, cắm mốc thì ghi “Thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình..(ghi tên của công trình có hành lang bảo vệ)”; hoặc ghi “Thửa đất có… m2 đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình…” đối với trường hợp một phần thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình.

3. Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì ghi “Số hiệu và diện tích thửa đất chưa được xác định theo bản đồ địa chính”.

4. Các nội dung ghi chú trong các trường hợp khác được ghi theo quy định tại Khoản 3 Điều 5, Điểm c Khoản 6 Điều 6, Điểm c Khoản 1 Điều 8, Điểm c Khoản 1 Điều 9 và Điều 13 của Thông tư này.

Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất như sau:

1. Xác định ranh giới thửa đất

1.1. Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố… để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất; đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).

1.2. Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.

Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất để giải quyết. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thi được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo theo thẩm quyền.

2. Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất

2.1. Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 11 kèm theo Thông tư này cho tất cả các thửa đất trừ các trường hợp sau đây:

a) Thửa đất có giấy tờ thỏa thuận hoặc văn bản xác định ranh giới, mốc giới sử dụng đất có bản vẽ thể hiện rõ ranh giới sử dụng đất mà ranh giới hiện trạng của thửa đất không thay đổi so với bản vẽ trên giấy tờ đó;

b) Thửa đất có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất mà trong giấy tờ đó thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất với các thửa đất liền kề và hiện trạng ranh giới của thửa đất không thay đổi so với giấy tờ hiện có;

c) Đối với thửa đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản có bờ thửa hoặc cọc mốc cố định, rõ ràng trên thực địa thì không phải lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới sử dụng đất nhưng sau khi có bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất phải công bố công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư trong thời gian tối thiểu là 10 ngày liên tục, đồng thời phải thông báo rộng rãi cho người sử dụng đất biết để kiểm tra, đối chiếu; hết thời gian công khai phải lập Biên bản xác nhận việc công khai bản đồ địa chính theo mẫu quy định tại Phụ lục số 14 kèm theo Thông tư này;

2.2. Trường hợp trên giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất có sơ đồ thể hiện ranh giới thửa đất nhưng khác với ranh giới thửa đất theo hiện trạng khi đo vẽ thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất phải thể hiện ranh giới theo hiện trạng và ranh giới theo giấy tờ đó.

2.3. Trường hợp ranh giới thửa đất đang có tranh chấp thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất thể hiện đồng thời theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và theo ý kiến của các bên liên quan.

2.4. Trường hợp người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề vắng mặt trong suốt thời gian đo đạc thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã được các bên liên quan còn lại và người dẫn đạc xác nhận. Đơn vị đo đạc có trách nhiệm chuyển Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo (hoặc gửi) cho người sử dụng đất vắng mặt ký sau đó.

Như vậy, nếu mảnh đất của các hộ gia đình ở nơi cư trú của bạn thuộc hành lang an toàn giao thông nhưng không được thể hiện trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì đây là lỗi của chính quyền địa phương. Theo quy định của pháp luật thì việc xác định ranh giới đất thì người sử dụng đất và người sử dụng đất liền kề phải có mặt hoặc được ký xác nhận sau đó. Như vậy nếu các hộ gia đình không biết về việc đo đạc này thì đơn vị đo đạc đã làm sai trình tự thủ tục tại quy trình này. Ngoài ra theo phụ lục số 14 Thông tư 25/2014/BTNMT thì việc công khai bản đồ địa chính phải được xác nhận bằng biên bản, biên bản này gồm 04 bản có giá trị như nhau trong đó đơn vị đo đạc giữ 02 bản (01 bản giao nộp Phòng Tài và Môi trường, 01 bản giao nộp Sở Tài nguyên và Môi trường), UBND xã (phường, thị trấn) giữ 01 bản, đại diện thôn giữ 01 bản. Do đó theo quy định của pháp luật thì đại diện thôn, xóm của bạn là người phải được biết về bản đồ địa chính này, trong trường hợp không được nhận biên bản xác nhận thì đơn vị đo đạc đã làm sai quy trình, nếu đại diện thôn, xóm đã được nhận nhưng không thông báo với mọi người trong nơi cư trú thì trách nhiệm sẽ thuộc về người đó.

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê về Xác định phần ranh giới thửa đất xem có thuộc được diện đền bù không?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ đẹp không tưởng  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai – Công ty luật Minh Khuê

>&gt Xem thêm:  Tư vấn về thủ tục tách thửa và làm sổ hồng riêng đối với diện tích đã tách ?