Cụ thể như sau: cha mẹ tôi đang đồng đứng tên 1 căn nhà, giấy tờ chủ quyền căn nhà này vừa được hoàn thành cách đây khoảng 3 năm. Đến nay gia đình bên mỹ của ba tôi (ba tôi gọi là cô) muốn ông làm một bản di chúc rằng sau này sẽ chia căn nhà làm 5 phần cho: 2 người đang định cư tại mỹ, 2 người đang định cư tại canada và 1 người đang ở việt nam. Xin luật sư cho tôi hỏi 4 người đang định cư tại nước ngoài đó có được hưởng di chúc và đứng tên đồng sở hữu căn nhà tại việt nam hay không. Nếu được thì họ cần có những giấy tờ gì gửi về để bên đây làm thủ tục. Rất mong nhận được lời tư vấn của luật sư để gia đình tôi sớm có hướng giải quyết. Trân trọng cảm ơn.

Luật sư trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự 2015;

Luật Đất đai 2013;

2. Nội dung tư vấn:

Quyền thừa kế là quyền về tài sản của cá nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ. Vì vậy, dù 4 người trên đang ở nước ngoài, vẫn được nhà nước Việt Nam công nhận là đồng thừa kế và được nhận tài sản thừa kế thuộc về mình theo quy định của pháp luật. 

Trong Luật Nhà ở 2014 có quy định kể từ ngày 01/07/2015 người Việt Nam định cư ở nước ngoài không chỉ được nhận thừa kế giá trị di sản mà có thể được đứng tên trên Giấy chứng nhận. Tạo điều kiện thuận lợi cho người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể hợp thức hóa việc được tự mình đứng tên quyền sử dụng và quyền sở hữu đất đainhà ở.

Cả 4 người đang định cư tại nước ngoài có thể làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài tiến hành theo trình tự thông thường, được quy định cụ thể tại Luật Công chứng 2014 và Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng. 

* Trường hợp 1: 

>&gt Xem thêm:  Dịch vụ luật sư tư vấn soạn thảo, xác lập di chúc và phân chia tài sản thừa kế theo quy định của pháp luật

Một trong những người đồng thừa kế đến tổ chức công chứng để yêu cầu công chứng và cung cấp trước một bộ hồ sơ liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế. Người đang ở nước ngoài có thể gửi hồ sơ (giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu ; giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản …) về nước trước để người thân ở Việt Nam làm thủ tục yêu cầu công chứng (có thể gửi bản sao).

Sau khi đầy đủ hồ sơ, tổ chức công chứng tiến hành thủ tục công chứng như thông thường. Sau 30 ngày niêm yết thông báo nếu không có khiếu nại, tố cáo gì thì tiến hành khai nhận di sản thừa kế. Lúc này, người đang ở nước ngoài có thể về nước, cùng các đồng thừa kế đến tổ chức công chứng để lập và ký văn bản khai nhận di sản thừa kế. Khi lập và ký văn bản trước sự chứng kiến của công chứng thì người đó xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân và giấy tờ liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế của mình.

* Trường hợp 2

Cả 4 người đang ở Mỹ và Canada không thể về nước được thì có thể ủy quyền để người trong nước thay mặt mình tiến hành thủ tục khai nhận di sản theo quy định của pháp luật.
Việc ủy quyền được thực hiện tại cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước mà 4 người đó đang sinh sống, như Đại sứ quán, Lãnh sự quán.
Trong giấy ủy quyền ghi rõ các thông tin: thông tin về người ủy quyền và người được ủy quyền; căn cứ ủy quyền (là thông tin về việc thừa kế, về tài sản được thừa kế…). Đồng thời ghi rõ nội dung ủy quyền như: “Người được ủy quyền được thay mặt và nhân danh tôi tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.”
Sau khi có giấy ủy quyền của người đang ở nước ngoài gửi về thì người được ủy quyền có thể cùng với những đồng thừa kế khác của người để lại di sản đến tổ chức công chứng để yêu cầu tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Người được ủy quyền chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi được ủy quyền.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: đẹp không tưởng để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai – Công ty luật Minh Khuê

>&gt Xem thêm:  Thủ tục nhận chuyển nhượng nhà chung cư đã có sổ đỏ năm 2020 ?