Mục lục bài viết

    1. Ủy quyền cho người khác đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có được không ?

    Thưa Luật sư! Luật sư cho em hỏi:hiện tại gia đình em đang sống trên đất của ông bà để lại ( ông bà đã mất) và cũng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Ở quê em hiện nay đang có chương trình cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những gia đình chưa có, do hiện tại bố em đã lớn tuổi (67 tuổi) và cũng là người đứng tên chủ hộ khẩu. Vậy trường hợp này khi làm lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bố em không đứng tên mà ủy quyền cho mẹ em đứng tên có được không? Và thủ tục như thế nào?

    Mong Luật sư trả lời giúp em. Em xin chân thành cảm ơn!

    Ủy quyền cho người khác đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có được không ?

    Luật sư tư vấn trực tiếp về pháp luật đất đai, gọi: đẹp không tưởng

    Trả lời:

    Chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty luật Minh Khuê,với thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin được tư vấn như sau:

    Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Đối tượng của ủy quyền là công việc phải làm. Việc đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở không phải là công việc mà là sự ghi nhận và bảo đảm của Nhà nước cho người sử dụng/sở hữu; là cơ sở pháp lý để chủ sử dụng/sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

    Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hướng dẫn phải thể hiện rõ thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là cá nhân, hộ gia đình… được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì trên Giấy chứng nhận sẽ ghi tên của chủ hộ gia đình (bố bạn) và không được ủy quyền cho người khác đứng tên trên giấy chứng nhận đó.

    Theo đó khoản 1 Điều 5 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT quy định như sau:

    “1. Ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau:

    a) Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “Giấy khai sinh số….”;

    b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo quy định thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ nhân thân ghi “Hộ chiếu số:…, nơi cấp:…, năm cấp:…”; địa chỉ đăng ký thường trú của người đó ở Việt Nam (nếu có);

    c) Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

    Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó;

    d) Trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ chồng thì ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú của cả vợ và chồng như quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này;

    đ) Tổ chức trong nước thì ghi tên tổ chức; tên giấy tờ, số và ngày ký, cơ quan ký giấy tờ pháp nhân (là giấy tờ về việc thành lập, công nhận tổ chức hoặc giấy chứng nhận hoặc giấy phép, về đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật); địa chỉ trụ sở chính của tổ chức;

    e) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam thì ghi tên tổ chức kinh tế là pháp nhân thực hiện dự án đầu tư; tên giấy tờ, số và ngày ký, cơ quan ký giấy tờ pháp nhân (là giấy tờ về việc thành lập hoặc giấy chứng nhận, giấy phép về đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật); địa chỉ trụ sở chính của tổ chức tại Việt Nam;

    g) Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thì ghi tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức;

    h) Cơ sở tôn giáo thì ghi tên của cơ sở tôn giáo và địa chỉ nơi có cơ sở tôn giáo;

    i) Cộng đồng dân cư thì ghi tên của cộng đồng dân cư (do cộng đồng dân cư xác định, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận) và địa chỉ nơi sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư”.

    Như vậy, bố bạn là chủ hộ thì sẽ là người đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư trên, đồng thời trong trường hợp chủ hộ (bố bạn) và mẹ bạn cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì mẹ bạn cũng được đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này.

    Ngoài ra nếu diện tích đất mà ông bà bạn để lại cho bố mẹ bạn được xác định là tài sản chung của bố mẹ bạn, vì lý do được ông bà bạn tặng cho hoặc để lại thừa kế chung cả hai người, hoặc tặng cho riêng đối với một bên bố, mẹ bạn sau đó bố mẹ bạn thỏa thuận là tài sản chung của vợ chồng thì theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014, và tại khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013 về nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất: “Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.

    Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu”.

    Từ những quy định nêu trên, về vấn đề đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bố bạn không được ủy quyền cho mẹ bạn đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên trong trường hợp bố bạn không có điều kiện để đi làm các thủ tục theo quy định của pháp luật khi đăng ký quyền sở hữu đất cũng như làm các thủ tục khác để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bố bạn có thể ủy quyền cho mẹ bạn thực hiện các thủ tục đó.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: đẹp không tưởng hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

    Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

    >&gt Xem thêm:  Cầm cố sổ đỏ để vay tiền có được không ? Sổ đỏ có thể là tài sản cầm cố không ?

    2. Giấy uỷ quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất ?

    Thưa luật sư! Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp:Vợ chồng tôi muốn mua một mảnh đất tại Việt Nam, nhưng thời gian ở lại VN của chồng tôi quá ngắn, không thể hoàn tất được giấy tờ.
    Vậy chồng tôi có thể uỷ quyền cho tôi đại diện để ký giấy tờ liên quan được không? Và để làm được điều đó, vợ chồng tôi phải làm những giấy tờ gì?
    Kính thư !
    Người gửi: L.K

    >> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự gọi: đẹp không tưởng

    Trả lời:

    Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Công ty Luật Minh Khuê chúng tôi. Đối với một số thắc mắc của bạn, tôi xin trả lời như sau :

    Theo Bộ luật dân sự 2005 , ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 1 năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền (Điều 581 và Điều 582 BLDS 2005).

    Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

    1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.

    Vậy chồng bạn có thể ủy quyền cho bạn kí các giấy tờ liên quan nhưng phải có giấy ủy quyền có chữ kí của chồng bạn, được công chứng tại cơ quan có thẩm quyền.

    Các giấy tờ cần cung cấp :

    1. Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của cả vợ và chồng.

    2. Hộ khẩu của cả vợ và chồng.

    3. Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân.

    4. Hợp đồng uỷ quyền hoặc Giấy ủy quyền.

    Trân trọng./.

    >&gt Xem thêm:  Tư vấn về việc nhắn tin, gọi điện quấy rối đòi nợ của Home Credit có phạm luật ?

    3. Tư vấn xin giấy xác nhận độc thân để làm giấy ủy quyền đất ?

    Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Bà ngoại tôi trên 75 tuổi, có mua được miếng đất ở Đà Nẵng, nay muốn làm giấy ủy quyền đất cho con trai ruột nhưng chính quyền yêu cầu bà tôi làm giấy xác nhận độc thân để sau này tránh xảy ra tranh chấp.

    Hoàn cảnh nhà ngoại tôi như sau:

    1. Ngoại tôi có 2 người con ( 1 trai 1 gái) nay làm giấy ủy quyền đất cho con trai.

    2. Ngoại tôi chưa đăng ký kết hôn lần nào. Nhưng trong giấy khai sinh của con trai thì vẫn có tên cha và tên mẹ .

    Vậy xin hỏi:

    – Ngoại tôi xin làm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là độc thân trong trường hợp này được không? (Nếu được thì giấy đó có hợp lệ cho việc xác nhận hoàn tất các thủ tục làm giấy ủy quyền đất hay không?)

    – Ngoại tôi xin cấp giấy xác nhận hoàn cảnh gia đình là không có chồng được không?

    Trân trọng cảm ơn.

    Người gửi: T.L

    Tư vấn xin giấy xác nhận độc thân để làm giấy ủy quyền đất ?

    Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến, gọi số: đẹp không tưởng

    Trả lời:

    Thưa quý khách hàng! Công ty Luật TNHH MINH KHUÊ xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

    “Điều 65 Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch: Sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

    Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Chương này được sử dụng vào việc đăng ký kết hôn hoặc vào các mục đích khác.”

    Tuy nhiên ở đây phải đặt ra hai trường hợp để xác nhận tình trạng hôn nhân của bà ngoại bạn.

    -Trường hợp 1: Nếu bà ngoại bạn có chung sống như vợ chồng với ông ngoại bạn mà ông ngoại bạn còn sống từ trước ngày 03/01/1987 nếu đủ điều kiện kết hôn thì sẽ được công nhận là có quan hệ vợ chồng. Tức là nếu trong trường hợp này bà bạn không được xác nhận tình trạng hôn nhân là đang độc thân.

    -Trường hợp 2: Nếu bà ngoại bạn không chung sống như vợ chồng với ông ngoại bạn; có chung sống nhưng sau ngày 03/01/1987; chung sống trước ngày 03/01/1987 mà không đủ điều kiện kết hôn hoặc ông ngoại bạn đã mất thì bà bạn được xác nhận tình trạng hôn nhân là độc thân không phụ thuộc vào trong giấy khai sinh của con trai ngoại của bạn có ghi tên cả cha và mẹ hay chỉ ghi tên mẹ.

    “Điều 67 Nghị định 158/2005 quy định Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

    1. Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định).

    Trong trường hợp người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ, có chồng, nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã chết, thì phải xuất trình trích lục bản án/Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc ly hôn hoặc bản sao giấy chứng tử. Quy định này cũng được áp dụng đối với việc xác nhận tình trạng hôn nhân trong Tờ khai đăng ký kết hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Nghị định này.

    Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc viên chức Lãnh sự ký và cấp cho đương sự Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (theo mẫu quy định).

    Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh là 5 ngày.

    2. Việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Chương này phải được ghi vào Sổ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để theo dõi.

    3. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận.”

    Việc chính quyền yêu cầu ngoại của bạn xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là để tránh tranh chấp xảy ra sau này và cũng chứng minh mảnh đất đó chỉ thuộc quyền sử dụng của ngoại mà không phải là tài sản chung với người khác. Tùy từng vụ việc cụ thể mà chính quyền có thể yêu cầu bạn cung cấp thêm các tài liệu cần thiết. Nên giấy tờ này là hợp lệ cho việc hoàn tất thủ tục ủy quyền về đất.

    Ở đây, ngoại của bạn không được thay thế giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận hoàn cảnh gia đình. Vì mỗi loại giấy có giá trị khác nhau, nằm trong các thủ tục cụ thể và không thể thay thế cho nhau.

    Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến đẹp không tưởng. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

    Trân trọng!

    >&gt Xem thêm:  Thủ tục khởi kiện ra tòa để đòi nợ như thế nào ? Thi hành án đòi nợ bao lâu ?

    4. Ủy quyền hoàn toàn cho luật sư giải quyết tranh chấp về đất đai được không?

    Chào luật sư, Tôi đang ở Tiền Giang, tôi có mua mảnh đất 500m2 cách nay một năm. Có làm hợp đồng tay mua bán va nhận tiền. Cách nay 8 tháng tôi có lập cổng và làm đường đi vào mảnh đất . Cách nay 7 tháng tôi san lấp mặt bằng.

    Theo hợp đồng bên bán làm toàn bộ hồ sơ và giấy chứng nhận chủ quyền cho bên mua. Địa chính xã và huyện đã đến đó 3 lần nhưng không làm được giấy chủ quyền. Nay bên mua lấy giấy tờ đi làm giấy chủ quyền yêu cầu địa chính xã và huyện lên đo lại nhưng mẹ ruột của người đứng tên không cho đo đất với lý do là người em trai không cho bán. Tuy nhiên chưa 1 lần gặp mặt người em trai này. Trong hợp đồng có chữ kí rõ ràng Chu ho dung ban ve me cua nguoi dung co ky ten vao ? Trong giấy nhận tiền có ghi 1 đền 3 nếu bên bán hủy hợp đồng

    Vậy em có thể ủy quyền cho Luật sự để tranh chấp dùm em không? phần thắng về em bao nhiêu %?

    Mong được luật sư tư vấn.

    Người gửi: L.K M

    Ủy quyền hoàn toàn cho luật sư giải quyết tranh chấp về đất đai được không?

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: đẹp không tưởng

    Trả lời

    Công ty Luật Minh Khuê đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

    Theo quy định tại khoản 2, Điều 139, Bộ luật Dân sự 2005, thì “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.”

    Bộ Luật dân sự 2005 (Bộ Luật dân sự năm 2015) quy định về đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo ủy quyền như sau:

    “Điều 142. Đại diện theo uỷ quyền

    1. Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện.

    2. Hình thức uỷ quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản.

    Điều 143. Người đại diện theo uỷ quyền

    1. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

    2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.”

    Theo đó, bạn hoàn toàn có thể ủy quyền cho Luật sư để thay bạn giải quyết tranh chấp về đất đai trong trường hợp này.

    Về phần thắng bao nhiêu % thì căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp cùng với tình hình hiện tại, Luật sư mà bạn ủy quyền đại diện sẽ có câu trả lời chính xác và cụ thể nhất.

    Trân trọng./.

    >&gt Xem thêm:  Mẫu giấy ủy quyền đòi nợ mới nhất năm 2020 ? Ủy quyền đòi nợ có hợp pháp ?

    5. Hợp đồng ủy quyền tặng cho đất có hiệu lực pháp lý không?

    Dạ cho hỏi khi người bán đất ủy quyền hết toàn bộ quyền cho người mua tại phòng công chứng. Vậy trong thời gian người mua đươc ủy quyền thì người bán có quyền đơn phương hủy hợp đồng hoặc được quyền mua bán trao tăng cho người khác không ( chua ký giấy mua bán với nhau) ?
    Xin cảm ơn.

    Luật sư trả lời:

    Điều 569 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau;

    “Điều 569. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền

    1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.

    Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.

    2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.”

    Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên thì người ủy quyền hay người được ủy quyền khi giao kết hợp đồng ủy quyền nếu vì lý do gì đó mà họ không còn nhu cầu thực hiện công việc đã quy định trong hợp đồng ủy quyền nữa thì họ hoàn toàn có quyền chấm dứt hợp đồng ủy quyền.

    Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật dân sự về ủy quyền trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: đẹp không tưởng để được giải đáp. Trân trọng./.

    >&gt Xem thêm:  Mẫu hợp đồng ủy quyền bán, cho thuê nhà ở mới nhất năm 2020

    6. Tư vấn thủ tục ủy quyền sở hữu đất?

    Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn về: thủ tục ủy quyền làm giấy chứng nhận quyền sở hữu đất của mẹ cho con?
    Mong luật sư tư vấn và giải đáp. Xin cảm ơn!
    Người gửi: N.K.H

    Tư vấn thủ tục ủy quyền sở hữu đất?

    Luật sư tư vấn luật đất đai gọi số: đẹp không tưởng

    Trả lời:

    Chào bạn, rất hân hạnh được trả lời câu hỏi của bạn.

    Trước hết phải khẳng định mẹ bạn hoàn toàn có quyền ủy quyền cho bạn thay mẹ bạn làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về đại diện theo ủy quyền như sau:

    “1. Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện.

    2. Hình thức uỷ quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản”.

    Và “phạm vi đại diện theo uỷ quyền được xác lập theo sự uỷ quyền”.

    Dưới đây là thủ tục thực hiện ủy quyền của mẹ bạn với bạn:

    Bước 1: Lập giấy ủy quyền.

    Cũng giống như các văn bản khác, Giấy ủy quyền cũng có phần đầu tiên là quốc hiệu tiêu ngữ.

    Quốc hiệu tiêu ngữ

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    Tên loại giấy tờ

    GIẤY ỦY QUYỀN + sự việc mà bạn muốn ủy quyền

    Bên ủy quyền

    Họ và tên, sinh năm, số CMND, Hộ khẩu thường trú

    Bên nhận ủy quyền

    Họ và tên, sinh năm, số CMND, Hộ khẩu thường trú

    Nội dung ủy quyền

    Trình bày toàn bộ nội dung vụ việc ủy quyền, ghi rõ giấy ủy quyền này có giá trị từ ngày …. đến ngày …..

    Trường hợp của bạn, mẹ bạn ủy quyền cho bạn thay bà thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu nội dung ủy quyền chỉ là thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận thì phải ghi rõ là bạn chỉ thay mặt mẹ bạn thực hiện thủ tục với phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu có nội dung ủy quyền khác thì phải ghi rõ ràng.

    Bước 2: thực hiện thủ tục chứng thực.

    Khi làm xong văn bản bạn phải làm ít nhất là 03 bản, 2 bên phải đến UBND cấp xã (Tư Pháp) hoặc Phòng Công chứng để chứng thực chữ ký ủy quyền (nếu giấy ủy quyền giữa các cá nhân trong pháp nhân).

    Giấy ủy quyền chính là cơ sở pháp lý để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên.

    Sau khi đã lập được giấy ủy quyền hợp pháp, bạn có thể thay mặt mẹ bạn thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một cách hợp pháp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Dưới đây chúng tôi gửi bạn tham khảo mẫu Giấy ủy quyền.

    Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi, nếu còn thắc mắc bạn có thể gửi qua địa chỉ email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Email hoặc qua tổng đài đẹp không tưởng

    Trân trọng./.

    Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật Minh KHuê

    >&gt Xem thêm:  Mẫu giấy ủy quyền của doanh nghiệp mới nhất năm 2020