Tư vấn về hưởng bảo hiểm thai sản và trợ cấp thất nghiệp?

 

Nghỉ việc như thế nào thì được hưởng chế độ thai sản ? Muốn nhận trợ cấp thất nghiệp thì phải đáp ứng những điều kiện pháp lý nào ? và những vấn đề pháp lý liên quan đến chế độ thai sản, bảo hiểm thất nghiệp sẽ được tư vấn và giải đáp cụ thể:

xem thêm :  shop hoa tươi gia lai 

Tư vấn về hưởng bảo hiểm thai sản và trợ cấp thất nghiệp?

Luật sư trả lời:

*) Về chế độ thai sản:

Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

+ Lao động nữ sinh con đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh

+ Lao động nữ sinh con, đã đóng BHXH được đủ 12 tháng, nhưng phải nghỉ việc dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh chữa bệnh thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 05/2016, chấm dứt hợp đồng vào cuối tháng 05/2017, và thời gian dự sinh của bạn là 12/ 09/ 2017. Vậy thời gian 12 tháng trước khi sinh con của bạn được xác định là từ tháng 09/ 2016 đến tháng 08/ 2017, và trong khoảng thời gian này bạn đã đóng BHXH được 9 tháng (tháng 9, 10, 11, 12/ 2016 và 1, 2, 3, 4, 5/2017) vì vậy bạn đã đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.

– Mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con: 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc, bạn được hưởng trong 6 tháng.

Ngoài ra bạn được hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh con là 2 lần mức lương cơ sở.

– Bạn tiến hành nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho cơ quan BHXH nơi ban cư trú (tạm trú hoặc thường trú).

+ Đơn đề nghị hưởng chế độ thai sản

+ Sổ Bảo hiểm xã hội

+ Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con

+ Khi đi mang theo chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu/sổ tạm trú để xuất trình.

– Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cho bạn trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ của bạn.

*) Về trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm 2013 thì 1 trong những điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp là đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi nghỉ việc. Bạn làm hết tháng 05/2017 thì nghỉ, thời gian 24 tháng trước khi nghỉ việc được xác định từ tháng 6/2015 đến tháng 05/2017, trong khoảng thời gian này bạn đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được 13 tháng (5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12/2016 và 1, 2, 3, 4, 5/2017) nên bạn đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì trong thời gian 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định 28/2015/NĐ – CP cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp: Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp được 13 tháng, nằm trong khoảng từ đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng nên bạn sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp một tháng: 60% mức bình quân tiền lương,

Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm:

– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động:

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

+ Quyết định thôi việc;

+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động

– Sổ bảo hiểm xã hội.

– Khi đi bạn mang theo chứng minh nhân dân để xuất trình

– Nơi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động muốn hưởng.

Lưu ý:

– Bạn phải trực tiếp đi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trường hợp vì lý do thai sản không trực tiếp đi được thì phải có văn bản ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ và nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thay mình. Và bạn phải thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm biết về việc bạn không đến trực tiếp được là vì lý do thai sản thông qua việc nộp các hồ sơ liên quan như phiếu khám thai hoặc sổ khám thai hoặc giấy ra viện; giấy chứng sinh của con bạn.

– Hàng tháng bạn phải tiến hành thông báo về việc tìm kiếm việc làm, trường hợp vì lý do thai sản không trực tiếp đến thông báo được thì bạn thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi bạn đang hưởng trợ cấp thất nghiệp biết.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.

>&gt Xem thêm:  Mở công ty riêng khi đang xin trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thai sản ?

Công ty không nêu rõ lí do buộc em thôi việc và cũng không có quyết định thôi việc bằng văn bản cụ thể. Như vậy việc công ty chấm dứt hợp đồng lao động với em là có trái quy định của pháp luật hay không và quyền lợi của em trong trường hợp này được pháp luật quy định như thế nào? Hợp đồng lao động em kí kết với công ty là hợp đồng không xác định thời hạn. Nếu em muốn khiếu nại thì khiếu nại ở đâu và cần những thủ tục gì ?

Em xin chân thành cảm ơn !

Bị buộc thôi việc khi đang nghỉ hưởng chế độ thai sản ?

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới Công ty Luật Minh Khuê, đối với vấn đề của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Như thông tin bạn cung cấp thì bạn đang trong thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản nhưng được phía công ty thông báo cho thôi việc, hết thời gian nghỉ không cần quay lại làm việc. Căn cứ quy định tại Điều 38 Bộ luật lao động 2012, người sử dụng lao động chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong các trường hợp:

Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Đồng thời khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động cũng phải thực hiện thủ tục thông báo trước cho người lao động biết theo thời hạn mà pháp luật quy định tùy thuộc vời loại hợp đồng lao động.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 155 Bộ luật lao động 2012, người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi:

Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

Như vậy, vì bạn đang trong thời gian nghỉ thai sản nên việc công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn là trái quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, quyền lợi của bạn khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại Điều 42 Bộ luật lao động 2012 như sau:

Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể đề nghị hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải, sau đó tùy thuộc kết quả hòa giải mà bạn có thể thực hiện khởi kiện lên tòa án nhân dân trong trường hợp hòa giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn theo quy định của pháp luật mà hòa giải viên không tiến hành hòa giải.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.

>&gt Xem thêm:  Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản mới nhất

Có được nhận bảo hiểm thai sản ở công ty cũ không?

Luật sư tư vấn:

Điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại điều 31 luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

Điều 31: Điều kiện hưởng chế độ thai sản:
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Theo quy định trên thì bạn đã tham gia lao động tại doanh nghiệp và thực hiện đầy đủ việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nên khi bạn mang thai vẫn được hưởng các chế độ bảo hiểm về thai sản.

Với những thông tin mà bạn cung cấp thì hiện tại bạn mang thai 1 tháng, bạn có thể được hưởng chế độ thai sản khi đống bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Do vậy, vì sức khỏe yếu bạn không thể đi làm được, bạn có thể thỏa thuận với công ty đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội cho bạn từ 6 tháng trở lên trước khi sinh thì bạn hoàn toàn nhận được chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.
Còn công ty cũ sẽ không có trách nhiệm liên quan đến chế độ thai sản của bạn trong trường hợp này.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.

>&gt Xem thêm:  Cách tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu (12 tháng) trước khi sinh con để hưởng chế độ thai sản ?

Hỏi về chế độ nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật ?

Trả lời:

Chào bạn! Với những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau

Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Việc bạn đóng bảo hiểm của bạn chưa đủ 6 tháng nên bạn chưa đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Tuy nhiên nếu bạn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu bạn đáp ứng thêm điều kiện đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Giấy xác nhận ở đây có thể hiểu là: Giấy nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh.

Theo quy định tại Điều 2 Mục I Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC thì: nếu thời gian nghỉ thai sản đúng theo quy định pháp luật thì bạn vẫn được hưởng phụ cấp đứng lớp, cụ thể:

“2. Điều kiện áp dụng

a) Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) thì được hưởng phụ cấp ưu đãi. Riêng đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 mục này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo;

b) Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:

– Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;

– Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;

– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

– Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;

– Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.”

Mức hưởng chế độ thai sản một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

“Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”

Như vậy, theo đúng quy định của luật bạn được nghỉ việc 20 ngày và được chi trả trợ cấp thai sản của bảo hiểm xã hội. Nếu công ty không chấp nhận bạn có thể làm đơn yêu cầu Hoà giải viên lao động hoặc cơ quan Toà án xem xét, giải quyết.

Công ty có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động khi hết hạn hợp đồng. Do đó việc công ty làm như vậy vẫn được coi là đúng với quy định của pháp luật.

Nếu bạn đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm năm 2013 thì bạn có thể nộp hồ sơ lên trung tâm dịch vụ việc làm yêu cầu họ chi trả trợ cấp thất nghiệp.

Điều 50 Luật Việc làm năm 2013 quy định về mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bạn được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, những tháng lẻ còn lại bạn sẽ được bảo lưu cho lần hưởng trợ cấp sau:

“Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.”

Mọi thông tin chưa rõ vui lòng liên hệ trực tiếp qua tổng đài tư vấn pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Mọi vướng mắc xin vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

>&gt Xem thêm:  Bị công ty cho nghỉ việc khi có thai có được hưởng chế độ thai sản?

Tư vấn chế độ hưởng bảo hiểm thai sản khi xin nghỉ việc để sinh con ?

Trả lời:

1. Đối tượng áp dụng

– Người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về LĐ.

– Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

– Cán bộ, công chức, viên chức.

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

2. Điều kiện hưởng

– Người lao động (NLĐ) được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ LĐ nữ mang thai.

+ LĐ nữ sinh con.

+ LĐ nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.

+ NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.

+ LĐ nữ đặt vòng tránh thai, NLĐ thực hiện biện pháp triệt sản.

+ LĐ nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.

– Ngoài ra thỏa mãn các điều kiện như sau:

+ LĐ nữ khi sinh con, mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, LĐ nữ nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi, phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

+ LĐ nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

+ LĐ nữ sinh con, mang thai hộ và người mẹ nhờ mạng thai hộ, LĐ nữ nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi đủ điều kiện ở trên, mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.

3. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai

– Trong thời gian mang thai, LĐ nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần (mỗi lần 01 ngày); trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

4. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

– Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì LĐ nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

+ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.

+ 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.

+ 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi.

+ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

5. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

– LĐ nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp LĐ nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

– LĐ nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

– 05 ngày làm việc.

– 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

– Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.

– Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Xem thêm tại Khoản 3, 4, 5, 6, 7 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

6. Chế độ thai sản của LĐ nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

– LĐ nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật BHXH 2014. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

– Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

7. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi

– NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

– Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản 2 Điều 31 của Luật BHXH 2014 thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.

8. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai

– Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì NLĐ được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

+ 07 ngày đối với LĐ nữ đặt vòng tránh thai.

+ 15 ngày đối với NLĐ thực hiện biện pháp triệt sản.

– Thời gian hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

9. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

LĐ nữ sinh con hoặc NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng LĐ nữ sinh con hoặc tháng NLĐ nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

10. Mức hưởng chế độ thai sản

Được quy định cụ thể tại Điều 39 của Luật BHXH 2014.

Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

– Chưa đủ 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội : mức lương bình quân của lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

11. LĐ nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con

– LĐ nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 3 Điều 34 của Luật BHXH 2014 khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng.

+ Phải báo trước và được NSDLĐ đồng ý.

– Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, LĐ nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 3 Điều 34 của Luật BHXH 2014.

12. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

– LĐ nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, Khoản 1 hoặc Khoản 3 Điều 34 của Luật BHXH 2014, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

+ Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do NSDLĐ và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng LĐ chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do NSDLĐ quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

+ Tối đa 10 ngày đối với LĐ nữ sinh một lần từ hai con trở lên.

+ Tối đa 07 ngày đối với LĐ nữ sinh con phải phẫu thuật.

+ Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

– Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

13. Thủ tục hưởng chế độ thai sản

– Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định

– Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

+ Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

+ Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

+ Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

+ Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

+ Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai với trường hợp phải nghỉ việc chưa đóng đủ 6 tháng.

+ Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.

+ Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

+ Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

– Thời gian giải quyết

Cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

Như vậy, các bạn có thể dựa vào những nội dung trên đây, để xem mình có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản không.

Như vậy, các bạn có thể dựa vào những nội dung trên đây, để xem mình có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản không. Luật Minh Khuê xin trả lời một số câu hỏi có tính chất riêng biệt như sau:

Đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo

Khoản 1 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 23/01/2006 của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quyết định số 224/2005/ QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập quy định về phạm vi và đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo (còn gọi là phụ cấp đứng lớp) bao gồm:

– Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật);

– Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;

– Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Điều kiện áp dụng

Nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập được hưởng chế độ phụ cấp đứng lớp khi đã được chuyển, xếp lương vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15).

Đối với nhà giáo làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm và cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền thì không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo cũng vẫn được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo.

– Thời gian không được hưởng phụ cấp đứng lớp

Các đối tượng nói trên không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:

+ Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

+ Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;

+ Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

+ Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;

+ Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.

Từ những phân tích trên, bạn chỉ không được hưởng phụ cấp ưu đãi khi bạn nghỉ thai sản vượt quá thời hạn của luật bảo hiểm xã hội quy định, còn nếu bạn nghỉ theo đúng quy định của luật bạn vẫn được hưởng phụ cấp ưu đãi.

Điều 8 của hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 116/2010/NĐ-CP quy định về thời gian không tính hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP như sau:

“Điều 8. Hướng dẫn về thời gian không tính hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP

1. Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn không được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP trong các khoản thời gian như sau:

a) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ 01 tháng trở lên;

b) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

c) Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.

2. Trường hợp nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thôi hưởng chế độ phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP kể từ ngày nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.”

Như vậy, bạn không được hưởng phụ cấp khu vực trong thời gian hưởng bảo hiểm xã hội

Chế độ thai sản và thất nghiệp là hai chế độ riêng biệt nhau trong luật bảo hiểm xã hội. Nếu bạn đủ điều kiện hưởng cả hai chế độ và làm thủ tục hưởng theo quy định thì bạn có thể được hưởng chế độ thai sản và trợ cấp thất nghiệp cùng lúc.

Trân trọng./.

>&gt Xem thêm:  Có thai 5 tháng thì nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản hay không?

Trả lời:

1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản:

– Điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

– Thời gian 12 tháng trước khi sinh con và Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội được hướng dẫn tại Điều 9

“Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

Ví dụ 13: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Ví dụ 14: Tháng 8/2017, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2016 đến tháng 11/2017, nếu trong thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

2. Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;

b) Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.

3. Trong thời gian đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà lao động nữ phải nghỉ việc để khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai thì được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33 và 37 của Luật bảo hiểm xã hội.

Theo quy định tại Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, chế độ thai sản chỉ có ở bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện không có chế độ thai sản. Do vậy, nếu vợ bạn đã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì khi sinh con không được hưởng chế độ thai sản cuả bảo hiểm xã hội.

“Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

a) Ốm đau;

b) Thai sản;

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.

3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.”

2. Mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con và mức hưởng chế độ thai sản:

Mức hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 38 và Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

“Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.

3. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con:

Được quy định tại Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

“Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

3. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

4. Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật này mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

5. Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

6. Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

7. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật Bảo hiểm Xã hội – Công ty luật Minh Khuê

>&gt Xem thêm:  Hưởng trợ cấp thai sản có được hưởng luôn về trợ cấp thất nghiệp không ?

Em tôi ba năm trước bị kết án tù về tội cướp tài sản, tòa xử 5 năm tù, trong các đợt ở trại thì em tôi luôn chấp hành tốt các quy định và đều đạt khá trở lên, vậy cho tôi hỏi điều kiện để tha tù trước …

Khi thực hiện hợp đồng vay các bên cần chú ý những vấn đề sau để tránh được những hành vi vi phạm quy định của pháp luật dân sự, pháp luật hình sự đồng thời hạn chế được những rủi ro trên thực tế. Sau …

Hiện nay có rất nhiều cá nhân, tổ chức đang có nhu cầu nhờ một chủ thể khác thay mình đứng tên trên GCNQSDĐ, điều này đã làm phát sinh rất nhiều tranh chấp và khó chứng minh được nguồn chứng cứ. Trong …

Án lệ số 03/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân …

Theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động có quyền rút tiền bảo hiểm xã hội một lần nếu sau 12 tháng không có nhu cầu tiếp tục đóng tiền bảo hiểm xã hội, không tiếp tục tham gia bảo hiểm …

VD: trợ cấp thất nghiệp rút bảo hiểm xã hội 1 lần nghỉ thai sản tai nạn lao động cách tính bảo hiểm

(*) Lưu ý: Cước phí kết nối với các đầu số tư vấn dịch vụ 1900 của Luật Minh Khuê là 8.000 VNĐ/01 phút đối với tất cả các nhà mạng

xem thêm  shop hoa tươi lê đức thọ

Tư vấn về hưởng bảo hiểm thai sản và trợ cấp thất nghiệp?

Nghỉ việc như thế nào thì được hưởng chế độ thai sản ? Muốn nhận trợ cấp thất nghiệp thì phải đáp ứng những điều kiện pháp lý nào ? và những vấn đề pháp lý liên quan đến chế độ thai sản, bảo hiểm thất nghiệp sẽ được tư vấn và giải đáp cụ thể:

 xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi shop hoa tươi

điên hoa 24gio  , hoa tươi đẹp không tưởnghoa tươi

cây ba kíchđặt tên đẹp ,Những câu nói hay , Rối Loạn Cương dương , 

xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí  , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp

 

 

 

Chát Zalo
Gọi Điện