Mục lục bài viết

    1. Thời hạn giải quyết khiếu nại ? Soạn đơn khiếu nại như thế nào ?

    Xin chào luật sư, Tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Nhà tôi đang sử dụng miếng đất từ năm 1990 tới năm 2012 vẫn không có tranh chấp gì. Đến cuối năm 2012 gia đình tôi mới có tiền đi làm sổ đỏ nhưng khi đến làm giấy tờ họ nói có người làm sổ đỏ chồng lên đất nhà tôi.

    Tôi cùng gia đình tôi đã gửi đơn khiếu nại từ cuối năm 2012 tới giờ mà vẫn chưa được giải quyết. Tôi nghe nói tranh chấp đất đai trong vòng 3 tháng thôi mà cả 2 năm nay vẫn chưa được giải quyết. Mong luật sư tư vấn cho tôi để tôi có phương án giải quyết.

    Tôi xin chân thành cảm ơn !

    Người gửi: N.T. Hải

    Thời hạn giải quyết khiếu nại ?

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: đẹp không tưởng

    Trả lời:

    Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật Minh Khuê. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

    Điều 204 Luật đất đai năm 2013 về giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai quy định:

    “1. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

    2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính”

    Khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại năm 2011 về trình tự khiếu nại quy định:

    “ 1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

    Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

    Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”

    Điều 9 Luật khiếu nại năm 2011 về thời hiệu khiếu nại quy định:

    “Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

    Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.”

    Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, áp dụng vào trường hợp của bạn – đơn khiếu nại đã được gửi từ cuối năm 2012, đã quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết, vậy nên, nay, bạn có thể khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

    >&gt Xem thêm:  Phân tích cơ sở pháp lý phán quyết của tòa án ?

    2. Mẫu đơn khiếu nại mới của tòa án

    Xin chào luật sư. Hiện nay em đang cần một mẫu đơn khiếu nại ? Mong luật sư tư vấn giúp em, em xin cảm ơn!

    Mẫu đơn khiếu nại mới cập nhật!

    Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính, gọi: đẹp không tưởng

    Luật sư tư vấn:

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ĐƠN KHIẾU NẠI

    (Về việc…………………..)

    Kính gửi:……………. (Tên cơ quan, tổ chức, cán bộ có thẩm quyền giải quyết)

    Tên tôi là:……………………………. sinh ngày……….tháng……….năm……………………

    Thường trú tại:…………………………………………………………………………………………………..

    Số CMND/ hộ chiếu………………………….. Ngày và nơi cấp:………………………………………

    Hiện đang (làm gì, ở đâu): ………………………………………………………………………………….

    1. Giải trình vụ việc

    Nêu tóm tắt sự việc xảy ra, ngắn gọn, đủ tình tiết (Nêu rõ quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm)

    2. Nêu yêu cầu giải quyết khiếu nại

    Đề nghị thẩm tra, xác minh (Nêu tài liệu, chứng cứ, người biết việc làm chứng…). Giải quyết lại theo đúng chính sách pháp luật, đúng quyền lợi hợp pháp.

    Đề nghị áp dụng hình thức xử lí thích đáng đối với người bị khiếu nại.

    3. Lời cam đoan

    Tôi xin cam đoan trước cơ quan tổ chức, về nội dung khiếu nại trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về nội dung đã khiếu nại.

    Mong quý cơ quan sớm xét và giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho ………………………………..

    Xin chân thành cảm ơn quý cơ quan.

    (Địa danh) Ngày…. tháng… năm….

    Người làm đơn

    (Ký tên và ghi rõ họ tên)

    Trên đây là tư vấn của chúng tôi, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: đẹp không tưởng để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

    >&gt Xem thêm:  Phân chia tài sản chung theo quy định nào ? Chia tài sản chung của vợ chồng là bất động sản ?

    3. Khi nào tòa án có quyền trả lại đơn khiếu nại, đơn khởi kiện ?

    Thưa luật sư, Xin hỏi: Cha tôi nộp đơn khởi kiện tranh chấp quyền sở hữu nhà nhưng toà án yêu cầu cha tôi phải sửa lại đơn kiện. Cha tôi chưa kịp sửa đơn thì toà án đã trả lại đơn kiện của cha tôi. Cha tôi phải khiếu nại ở đâu để được xem xét, giải quyết?
    Cảm ơn Luật sư!

    Khi nào tòa án có quyền trả lại đơn khiếu nại, đơn khởi kiện ?

    Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, gọi: đẹp không tưởng

    Trả lời:

    Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Vấn đề bạn quan tâm Luật Minh Khuê xin giải đáp như sau:

    Nếu đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định thì toà án thông báo cho người khởi kiện biết để họ sửa đổi, bổ sung trong thời hạn do toà án ấn định (không quá 30 ngày).

    Trường hợp đặc biệt toà có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày. Hết thời hạn này mà người khởi kiện không thực hiện thì toà sẽ trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

    Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn và tài liệu kèm theo do toà án trả lại, người khởi kiện có quyền khiếu nại với chánh án toà án trả lại đơn khởi kiện. (Điều 168, 169, 170 Bộ luật Tố tụng Dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011). [Xem thêm: Bộ luật tố tụng dân sự 2015]

    “Điều 168. Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện

    1. Toà án trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây:

    a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;

    b) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Toà án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, xin thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Toà án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện;

    c) Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 171 của Bộ luật này mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Toà án, trừ trường hợp có trở ngại khách quan hoặc bất khả kháng;

    d) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện;

    đ) Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

    2. Khi trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Toà án phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.

    3. Đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau đây:

    a) Người khởi kiện có quyền khởi kiện hoặc đã đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;

    b) Xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, xin thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Toà án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện;

    c) Đã có đủ điều kiện khởi kiện;

    d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    4. Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành khoản 1 và khoản 3 Điều này.”

    25. Điều 170 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 170. Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện

    1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo do Toà án trả lại, người khởi kiện có quyền khiếu nại với Chánh án Toà án đã trả lại đơn khởi kiện.

    Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện của Toà án, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Toà án đã trả lại đơn khởi kiện.

    2. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Toà án phải ra một trong các quyết định sau đây:

    a) Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện;

    b) Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.

    3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trả lời đơn khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Chánh án Toà án, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết.

    4. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp phải ra một trong các quyết định sau đây:

    a) Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện;

    b) Yêu cầu Toà án cấp sơ thẩm nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.

    Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng. Quyết định của Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp phải được gửi ngay cho người khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát đã kiến nghị và Toà án đã ra quyết định trả lại đơn khởi kiện.”

    Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

    >&gt Xem thêm:  Tài sản thừa kế có phải là tài sản chung vợ chồng không ? Của hồi môn là tài sản chung hay riêng ?

    4. Hướng dẫn về vấn đề viết đơn khiếu nại ?

    Xin chào công ty luật Minh Khuê, tôi có thắc mắc mong được giải đáp: Đơn khiếu nại lần 1 đã được cơ quan có thẩm quyền giải và ra Quyết định trả lời. Nhưng người khiếu nại không đồng tình với Quyết định đã giải quyết tiến hành khiếu nại Quyết định này lên cấp trên và được cấp trên chấp thuận giải quyết.

    Khi cấp trên ra Quyết định xác minh lại không có tên của người ra Quyết định bị khiếu nại mà chỉ có tên của người bị khiếu nại theo đơn trước đó. Khi cấp trên xuống xác minh làm việc chỉ làm việc với người bị khiếu nại theo đơn trước đó mà không làm việc với người ra Quyết định bị khiếu nại. Cho xin hỏi sự việc trên đúng sai như thế nào ?

    Tôi xin trân thành cảm ơn!

    Hướng dẫn về vấn đề viết đơn khiếu nại ?

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: đẹp không tưởng

    Trả lời:

    Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến công ty luật Minh Khuê, căn cứ vào thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

    Điều 15 Luật Khiếu Nại 2011 quy định về: Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần hai

    “1. Người giải quyết khiếu nại lần hai có các quyền sau đây:

    a) Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để làm cơ sở giải quyết khiếu nại;

    b) Quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo quy định tại Điều 35 của Luật này;

    c) Triệu tập cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia đối thoại;

    d) Trưng cầu giám định;

    đ) Tham khảo ý kiến của Hội đồng tư vấn khi xét thấy cần thiết.

    2. Người giải quyết khiếu nại lần hai có các nghĩa vụ sau đây:

    a) Tiếp nhận, thụ lý, lập hồ sơ vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết;

    b) Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại;

    c) Tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

    d) Ra quyết định giải quyết khiếu nại và công bố quyết định giải quyết khiếu nại;

    đ) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại khi người khiếu nại, người bị khiếu nại hoặc Tòa án yêu cầu.

    3. Người giải quyết khiếu nại lần hai thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

    Như vậy, trong trường hợp trên bạn có nói ” tiến hành khiếu nại Quyết định này lên cấp trên” tức là bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và tiến hành khiếu nại quyết định này lên cấp trên để được giải quyết lại, chứ bạn không khiếu nại người ra quyết định lần đầu. Theo điều 15 luật Khiếu nại 2011 chúng tôi đã trích dẫn ở trên thì người giải quyết khiếu nại lần hai có quyền và nghĩa vụ làm việc với người bị khiếu nại để kiểm tra, xác minh và đưa ra quyết định giải quyết khiếu nại thay cho lần một.

    Vì vậy, việc cấp trên không làm việc với người ra quyết định lần đầu mà chỉ làm việc với người bị khiếu nại là không có gì trái với pháp luật Trân trọng./

    >&gt Xem thêm:  Bịa đặt, xuyên tạc, loan truyền thông tin sai sự thật có phạm tội vu khống không ?

    5. Tư vấn thủ tục làm đơn khiếu nại để giải quyết tranh chấp về hợp đồng lao động ?

    Thưa Luật sư! Luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp sau đây: Tháng 05/2005 Tôi có ký Hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn với 1 công ty CP Bảo hiểm tại Tp.HCM, chức danh chuyên môn là nhân viên lái xe. Mức lương chính là 2.18 (bậc 1/4) Sau 1 thời gian vừa làm việc và học tập thì Tôi đã tốt nghiệp đại học.

    Sau đó tháng 12/2010 Tôi có trình bày nguyện vọng với giám đốc mới của công ty là chuyển qua làm các công việc văn phòng của khối quản lý (khối khai thác gián tiếp) và được chấp thuận (bằng công văn Quyết định cụ thể, không có ký lại hợp đồng mới) với hệ số lương là 2.34. Tới tháng 5/2013 thì Tôi bị điều chuyển sang khối khai thác trực tiếp (cũng bằng công văn Quyết định cụ thể ) với mức lương khoán thấp hơn nhiều so với khối quản lý (cụ thể như sa : đầu tháng Tôi nhận được 3.689.000đ tiền cơm trưa và công tác phí, giữa tháng Tôi nhận thêm được 1.300.000 tiền lương tháng). Nay công ty lại lấy lý do khó khăn và đánh tiếng nếu còn muốn ở lại làm việc thì mức lương sẽ bị thấp hơn nữa (Chưa biết là bao nhiêu).

    Cho Tôi được hỏi các vấn đề sau đây :

    1- Các nội dung trong HĐLĐ do giám đốc cũ ký có còn hiệu lực không ?

    2-Quyết định điều chuyển sau của công ty có đúng qui định pháp luật không do Tôi hoàn toàn bị động nhưng vẫn phải tuân theo?

    3-Với hệ số lương cơ bản của Tôi hiện giờ là 2.65 thì cách tính toán tiền cơm trưa, tiền công tác phí và tiền lương hàng tháng của công ty cho Tôi có phù hợp với qui định không và nếu bị xuống lương 1 lần nữa thì công ty phải trả cho Tôi 1 tháng tối thiểu là bao nhiêu tiền cho đúng qui định của pháp luật.

    4-Nếu muốn khiếu nại thì Tôi phải thực hiện các bước thủ tục gì và ai sẽ là người có thẩm quyền,trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của Tôi ?

    Tôi xin chân thành cảm ơn!

    Tư vấn thủ tục làm đơn khiếu nại để giải quyết tranh chấp về hợp đồng lao động ?

    Luật sư tư vấn luật khiếu nại và hướng dẫn soạn đơn khiếu nại, gọi: đẹp không tưởng

    Luật sư trả lời:

    Chào bạn, xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê.Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

    1. Cơ sở pháp lý

    Bộ luật lao động 2012

    Nghị định số 05/2015/NĐ-CP

    2. Luật sư tư vấn

    Điều 305/2015/NĐ-CP quy định cụ thể như ưau:

    Điều 3. Người giao kết hợp đồng lao động:

    1. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã;

    b) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật;

    c) Chủ hộ gia đình;

    d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

    Trường hợp người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động thì ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết hợp đồng lao động theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

    2. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

    b) Người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động;

    c) Người đại diện theo pháp luật đối với người dưới 15 tuổi và có sự đồng ý của người dưới 15 tuổi;

    d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.

    3. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này không được tiếp tục ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng lao động.”

    Điều 200.Bộ luật lao động 2012 quy định:

    Điều 200.Cơ quan,cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:

    1. Hoà giải viên lao động.

    2. Toà án nhân dân

    Điều 201.Bộ luật lao động quy định:

    “Điều 201. Trình tự thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động:

    1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

    a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

    b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

    c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

    d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

    đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

    2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

    3. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.

    Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

    Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

    Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

    Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.

    Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

    4. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

    Theo bạn trình bày, bạn ký HĐLĐ không xác định thời hạn và ký với giám đốc cũ.Tuy nhiên, khi thay giám đốc thì hợp đồng của bạn vẫn còn hiệu lực vì giám đốc mới sẽ kế thừa quyền và nghĩa vụ của giám đốc cũ.Do đây là HĐLĐ không xác định thời hạn cho nên trong hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng ( Điều 22 Bộ Luật lao động 2012).

    Trong trường hợp trên để đòi đúng các quyền lợi mà mình được hưởng bạn có thể gửi đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động cá nhân tại Phòng Lao động – TB&XH cấp huyện, tiếp đó Phòng Lao động – TB&XH báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định cử hòa giải viên tham gia giải quyết tranh chấp lao động.Sau khi thực hiện thủ tục hòa giải nếu hòa giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải hoặc hết thời hạn hòa giải thì bạn có thể yêu cầu Tòa án nơi công ty có trụ sở để được giải quyết đảm bảo quyền lợi cho mình theo thủ tục tố tụng dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

    Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: đẹp không tưởng để được giải đáp.

    Trân trọng./.

    Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật Minh Khuê

    >&gt Xem thêm:  Bồi thường thiệt hại do bị tai nạn giao thông được pháp luật quy định như thế nào ?