Mục lục bài viết

    1. Tách sổ đỏ là gì ? Hỏi về thủ tục và phí tách sổ đỏ (bìa đỏ) thực hiện như thế nào ?

    Thưa luật sư, xin hỏi: Thủ tục tách sổ đỏ thực hiện như thế nào ? Tách bìa đỏ có phải đóng thuế, phí hay lệ phí gì không ? Mong luậ tsw hướng dẫn cụ thể. Cảm ơn!

    Tách sổ đỏ là gì ? Hỏi về thủ tục và phí tách sổ đỏ (bìa đỏ) thực hiện như thế nào ?

    Luật sư tư vấn thủ tục tách thửa, tách sổ đỏ trực tuyến, gọi ngay: đẹp không tưởng

    Trả lời:

    1. Các trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    – Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định và có một trong các giấy tờ dưới đây, thì được cấp giấy chứng nhận không thu tiền sử dụng đất

    + Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

    + Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

    + Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

    + Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

    + Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

    + Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

    – Được cấp giấy chứng nhận, tuy nhiên phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nếu có

    + Có một trong các loại giấy tờ trên, nhưng giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất và đất đó không có tranh chấp

    + Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành

    + Đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận

    – Cấp Giấy chứng nhận đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

    + Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ trên, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

    + Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ trên nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    2. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    – Hồ sơ cấp giấy chứng nhận

    + Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu);

    + Bản photocopy sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng và đủ điều kiện được sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở tại Việt Nam

    + Bản sao chứng thực giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có);

    + Bản sao chứng thực giấy tờ về tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Quy định này (nếu có tài sản và có yêu cầu chứng nhận quyền sở hữu);

    + Sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng nếu bản sao giấy tờ về tài sản không có thông tin sơ đồ

    + Văn bản ủy quyền nộp hồ sơ hoặc nhận Giấy chứng nhận (nếu có);

    + Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật (nếu có);

    + Tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà, đất (theo mẫu);

    + Đơn đề nghị được ghi nợ tiền sử dụng đất, ghi nợ lệ phí trước bạ (đối với trường hợp chưa có khả năng tài chính để nộp tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ).

    – Cơ quan tiếp nhận hồ sơ

    + Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai , thì nộp lên Sở Tài nguyên và Môi trường

    + Địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai nộp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện với hộ gia đình, cá nhân Việt Nam, trường hợp khác nộp lên Sở Tài nguyên và Môi trường.

    3 . Quy định về tách thửa đất

    – Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.

    – Thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, hay các thủ tục khác nếu diện diện tích đất sau khi tách thửa không nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh

    – Không được công chứng, chứng thực, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không được làm thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất đối với trường hợp tự chia tách thửa đất đã đăng ký, đã được cấp Giấy chứng nhận thành hai hoặc nhiều thửa đất mà trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    – Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho thửa đất mới.

    4. Trình tự thủ tục tách thửa, hợp thửa

    – Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất:

    + Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;

    + Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

    – Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

    + Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

    + Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

    + Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

    – Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

    + Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

    + Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

    -Phí và thuế tách thửa, chuyển nhượng đất

    + tách thửa tặng cho, thừa kế vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau được miễn lệ phí trước bạ

    + Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. được miễn thuế thu nhập cá nhân

    + Các trường hợp khác, tách thửa có chuyển nhượng, tặng cho: Nộp thuế thu nhập cá nhân 2%, lệ phí trước bạ 0.5% trên giá trị mảnh đất.

    Xem thêm:

    Luật đất đai 2013

    Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đất đai

    Nghị định 45/2011/NĐ- CP hướng dẫn lệ phí trước bạ

    Thông tư 111/2013/TT-BTC

    Các bạn có thể dựa vào những nội dung tư vấn trên để trả lời câu hỏi của mình. Trân trọng./.

    >&gt Xem thêm:  Thủ tục tách thửa đất và lệ phí tách thửa như thế nào?

    2. Chí phí làm thủ tục tách sổ đỏ ?

    Xin chào Luật Minh Khuê, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Năm 2012, gia đình tôi có bán một mảnh đất với diện tích 360m2.

    Trong hợp đồng có quy định bên bán phải chịu chi phí làm thủ tục tách sổ đỏ. Hiện nay, khi tách sổ cán bộ địa chính xã nói rằng chi phí đối với phần bên mua thì bên mua phải chịu, chi phí đối với phần đất còn lại thì gia đình tôi chịu. Như vậy là đúng hay sai?

    Xin cám ơn!

    Người gửi: Dũng Trần

    Thủ tục tách sổ đỏ ?

    Tư vấn thủ tục tách sổ đỏ trực tuyến , gọi: đẹp không tưởng

    Trả lời:

    Chào bạn! đối với vấn đề bạn trình bày, thì cán bộ địa chính nói như vậy không phải là sai. Vì theo quy định của pháp luật, thì khi thực hiện làm thủ tục tách sổ đỏ thì gia đình làm thủ tục này sẽ phải chịu chi phí thực hiện. Tuy nhiên, có hai cách để giúp bạn có thể thực hiện theo đúng hợp đồng với bên bán đất cho bạn:

    Thứ nhất, bạn có thể đưa bản hợp đồng và giải thích với cán bộ địa chính về nội dung của bản hợp đồng đã được kí kết giữa bạn và bên bán nhà.

    Thứ hai, bạn vẫn thực hiện việc đóng chi phí tách sổ đỏ, tuy nhiên bên chi trả thì lại là bên bán nhà cho bạn.

    Đối với thủ tục tách sổ, sẽ được thực hiện như sau:

    Căn cứ Điều 75 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai và khoản 11 Điều 8 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính.

    Hồ sơ bao gồm:

    + Đơn đề nghị tách thửa (Mẫu số 11/ĐK);

    + Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp;

    + Sơ đồ kỹ thuật về thửa đất (nếu có yêu cầu);

    Trong trường hợp tách thửa do chuyển nhượng, cần thêm:

    + Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; (Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chuứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền xử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của xã, phường, thị trấn nơi có đất);

    + Chứng minh thư, hộ khẩu của hai bên chuyển nhượng, tặng cho (có công chứng).

    Nơi nộp hồ sơ: phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

    Trân trọng cám ơn!

    >&gt Xem thêm:  Đăng ký thường trú (sổ KT3) có thể thay thế sổ hộ khẩu không ?

    3. Tư vấn tranh chấp về tách sổ đỏ và sổ hộ khẩu ?

    Kính chào Luật Minh Khuê, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Bố mẹ tôi có 5người con, 4trai 1gái, tôi là út. Anh cả mất trước khi tôi sinh. Bố tôi mất năm 2008, không để lại di chúc.Năm 2010, người anh trên tôi cũng đã mất. Chị gái lấy chồng năm 2002, ở phường Vị Xuyên.

    Nên hiện tại tôi đang ở cùng mẹ và người anh thứ 2 nay là anh cả. Hai chúng tôi chưa ai có gia đình riêng. Mẹ tôi bị tai biến liệt nửa người, không nói, viết và đi lại được. Chúng tôi ở trên mảnh đất có diệntích 130m2 do bố mẹ tôi gây dựnglên. Thời kì chiến tranh bắn phá, nhà tôi bị cháy hết giấy tờ. Đến gần đây mới được cấp lại sau khi bố và anh tôi mất. Trên sổ đỏ vẫn là tên

    chủ sở hữu và quyền sử dụng đất của bố mẹ tôi. Hai anh em tôi có mâu thuẫn, nhiều lần anh tôi đã đánh và đe dọa tính mạng tôi. Tôi đã làm đơn lên công an phường nhờ chính quyền can thiệp, nhưng họ không giải quyết cho tôi. Nên tôi đã yêu cầu anh tôi tách sổ đỏ và hộ khẩu ra cho tôi để mâu thuẫn không xảy ra nữa. Anh tôi đã không làm mà còn gây khó và đuổi tôi khỏi nhà trước sự chứng kiến của hàng xóm. Anh tôi đã dấu sổ đỏ, hộ khẩu và giấy báo tử của bố tôi còn tiếp tục gây khó và cản trở tôi. Vậy tôi xin nhờ công ty tư vấn và phúc đáp cho tôi biết nên làmthế nào và những mẫu đơn cần thiết khi đòi chia tách đất.

    Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật Minh Khuê

    Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.

    Người gửi: VV Dụng

    Tư vấn thủ tục tách sổ đỏ, sổ hộ khẩu ?

    Tư vấn thủ tục tách sổ đỏ, sổ hộ khẩu – Ảnh minh họa

    Trả lời:

    Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục tư vấn pháp luật của chúng tôi. Câu hỏi của bạn được chúng tôi trả lời như sau:

    Thứ nhất, về vấn đề tách sổ hộ khẩu:

    Căn cứ Điều 27 Luật Cư trú năm 2006 vấn đề tách sổ hộ khẩu được quy định như sau:

    “Điều 27. Tách sổ hộ khẩu

    1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

    a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

    b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

    2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”

    Đối với trường hợp của bạn, bạn là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu nên khi đi làm thủ tục tách sổ hộ khẩu thì phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Tuy nhiên, anh bạn đã giữ sổ hộ khẩu và không có ý muốn đưa cho bạn đi làm thủ tục thì bạn có thể đăng ký thường trú tại nơi cư trú mới, sau đó tiến hành xóa đăng ký thường trú tại hộ khẩu nhà ở hiện tại theo quy định tại Điều 19, Điểm đ Khoản 1 Điều 22 Luật Cư trú 2006.

    Thứ hai, về vấn đề tách thửa đất. Theo như chúng tôi hiểu thì bạn đang muốn được phân chia tài sản chung của cha mẹ bạn là toàn bộ ngôi nhà và mảnh đất có diện tích 130m2. Tuy nhiên, hiện nay, mẹ bạn vẫn đang còn sống cho nên bạn chỉ có thể thực hiện quyền yêu cầu phân chia phần tài sản là di sản của cha bạn để lại. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo Khoản 1 Điều 676 BLDS 2005 (mẹ bạn, 5 người con của bố bạn) có thể tiến hành thỏa thuận việc phân chia phần tài sản này, nếu không thỏa thuận được thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận/huyện nơi có mảnh đất để yêu cầu giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản theo Điều 25 BLTTDS 2005.

    Trân trọng!

    >&gt Xem thêm:  Tư vấn thủ tục nhập hộ khẩu cho vợ về nhà chồng ?

    4. Đồng sở hữu sổ đỏ và gộp tách sổ đỏ trong mua bán nhà đất

    Kính gửi Luật sư, tôi có mua 1 miếng đât rộng 80m2 trong lô đất 2000m2 là đất vườn ở Thủ Đức. Đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đất trồng cây lâu năm cho toàn bộ 2000m2 . Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi thủ tục mua bán để đảm bảo quyền lợi của mình tốt nhất.

    Ngoài ra, tôi có thêm 1 số băn khoăn như sau:

    – Với diện tích 80m2 đất vườn, tôi có thể yêu cầu chủ cũ tách sổ để tôi đứng tên sở hữu 80m2 này hay không ?

    – Trường hợp ko tách sổ, tôi có thể yêu cầu đứng tên đồng sở hữu trong sổ cũ & ghi rõ phần sở hữu của tôi trong sổ được không? Khi đó, nếu có thay đổi về phần diện tích còn lại, tôi có bị liên quan đến thủ tục giấy tờ ko? Cũng như, khi tôi chuyển quyền sở hữu fần diện tích 80m2 của tôi có cần sự đồng tình của người đồng sở hữu (là chủ cũ ) không ?

    – Trường hợp không thể có tên tôi trong các giấy tờ sở hữu, thì hình thức chuyển nhượng như nào là hợp pháp? hoặc giấy tờ mua bán như nào sẽ được pháp luật bảo vệ. Ví như tôi làm giấy tờ tay có chứng nhận của UBND Phường có được không? Cảm ơn luật sư rất nhiều tư vấn cho tôi và giải đáp khúc mắc của tôi.

    Trân trọng cảm ơn

    Đồng sở hữu sổ đỏ và gộp tách sổ đỏ trong mua bán nhà đất

    Luật sư tư vấn:

    Với những dữ kiện và câu hỏi mà bạn cung cấp, chúng tôi xin tư vấn dựa trên những quy định về pháp luật như sau:

    Căn cứ theo điều 64 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

    Điều 64. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
    1. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.
    2. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư.
    Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu chủ cũ tách sổ để bạn đứng tên 80m2 này. Tuy nhiên, để tách sổ thì sẽ cần sự đồng ý của các thành viên khác có quyền sử dụng đất và thủ tục cụ thể như sau:
    Thủ tục tách sổ đỏ:
    Hồ sơ xin tách sổ đỏ bao gồm:
    – Có 2 trường hợp:
    + Đơn xin tách thửa đối với trường hợp tách thửa theo yêu cầu của người sử dụng đất quy định tại điểm k và điểm l khoản 1 điều 99 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP
    + Đơn xin đăng ký biến động với trường hợp tách sổ đỏ trong trường hợp phân chia tài sản chung
    – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
    – Văn bản thỏa thuận việc phân chia tài sản đã công chứng hoặc chứng thực đối với trường hợp tách sổ đỏ trong phân chia tài sản chung, tài sản thừa kế
    – Hộ khẩu và chứng minh nhân dân của những người liên quan.
    Căn cứ điều 5 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường : Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

    Điều 5. Thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận

    1. Ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau:

    a) Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “Giấy khai sinh số….”;

    b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo quy định thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ nhân thân ghi “Hộ chiếu số:…, nơi cấp:…, năm cấp:…”; địa chỉ đăng ký thường trú của người đó ở Việt Nam (nếu có);

    c) Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

    Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó;

    d) Trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ chồng thì ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú của cả vợ và chồng như quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này;

    đ) Tổ chức trong nước thì ghi tên tổ chức; tên giấy tờ, số và ngày ký, cơ quan ký giấy tờ pháp nhân (là giấy tờ về việc thành lập, công nhận tổ chức hoặc giấy chứng nhận hoặc giấy phép, về đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật); địa chỉ trụ sở chính của tổ chức;

    e) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam thì ghi tên tổ chức kinh tế là pháp nhân thực hiện dự án đầu tư; tên giấy tờ, số và ngày ký, cơ quan ký giấy tờ pháp nhân (là giấy tờ về việc thành lập hoặc giấy chứng nhận, giấy phép về đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật); địa chỉ trụ sở chính của tổ chức tại Việt Nam;

    g) Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thì ghi tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức;

    h) Cơ sở tôn giáo thì ghi tên của cơ sở tôn giáo và địa chỉ nơi có cơ sở tôn giáo;

    i) Cộng đồng dân cư thì ghi tên của cộng đồng dân cư (do cộng đồng dân cư xác định, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận) và địa chỉ nơi sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư.

    2. Trường hợp người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận được cấp riêng cho người sử dụng đất và cấp riêng cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận được ghi theo quy định như sau:

    a) Giấy chứng nhận cấp cho người sử dụng đất chỉ ghi thông tin về người sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều này;

    b) Giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất chỉ ghi thông tin về chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tiếp theo ghi “Sở hữu tài sản trên thửa đất… (ghi hình thức thuê, mượn,…) của… (ghi tên tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cho thuê, cho mượn,…)”.

    Như vậy, thì tức là mỗi hộ gia đình đều được cấp riêng 1 chứng nhận sử dụng đất, đồng sở hữu thì quyền lợi của hai nhà vẫn được đảm bảo, bên không giữ sổ đỏ gốc không phải lo ngại điều gì cả vì mỗi bên đều được cấp 1 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng. Dẫn đến việc nếu thay đổi phần diện tích còn lại, bạn không bị ảnh hưởng gì và nếu chuyển quyền sở hữu phần đất của bạn thì cũng không cần sự đồng tình của chủ sở hữu cũ.

    Căn cứ khoản 54 điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP:

    54. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 điều 82 như sau:

    “1. Các trường hợp đang sử dụng đất sau đây mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật đất đai và quy định tại Nghị định này mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:

    a) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 2008;

    b) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này;

    c) Sử dụng đất do nhận thừa kế quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014.”

    Như vậy nếu việc nhận chuyển nhương diễn ra trước ngày 01/01/2008 thì việc bạn có giấy tờ tay có chứng nhận của UBND Phường mới được công nhận còn sau thời điểm đó thì không còn được công nhận nữa.

    Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay: đẹp không tưởng để được giải đáp.

    Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

    >&gt Xem thêm:  Tách hộ khẩu khi hai vợ chồng chưa có nhà riêng muốn đứng riêng sổ hộ khẩu có được không ?

    5. Đất quy hoạch có được chuyển nhượng, tách sổ đỏ

    Tôi mua một lô đất với diện tích 100m2, do đang nằm trong quy hoạch nên không tách được sổ đỏ. Tôi có quyền sở hữu mảnh đất đó nhưng không có tên trong sổ đỏ nên gặp nhiều rắc rối trong các giao dịch và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tranh chấp sau này. Xin hỏi, giờ tôi muốn thêm tên vào sổ đỏ có được không?

    Đất quy hoạch có được chuyển nhượng, tách sổ đỏ

    Luật sư tư vấn:

    Khoản 2 Điều 49 Luật đất đai năm 2013 quy định: Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm. Nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.

    Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định:

    Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của luật.

    Từ những căn cứ của pháp luật được viện dẫn ở trên, nếu thửa đất bạn mua trong diện quy hoạch nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất vẫn có quyền chuyển nhượng một phần thửa đất đó cho bạn theo quy định của pháp luật và bạn hoàn toàn có quyền làm thủ tục trước bạ, sang tên tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trừ trường hợp diện tích 100m2 đó chưa đủ diện tích tối thiểu để tách thửa theo quy định của UBND cấp tỉnh nơi thửa đất tọa lạc.

    Pháp luật chưa có quy định về việc thêm tên vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận chuyển nhượng trong trường hợp người nhận chuyển nhượng không tách được sổ đỏ. Do vậy, thời điểm hiện tại, bạn không thể đề nghị cơ quan nhà nước thêm tên của bạn vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, gọi: đẹp không tưởng để được giải đáp.

    Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

    >&gt Xem thêm:  Tư vấn thủ tục nhập hộ khẩu vào nhà người thân ?

    6. Hỏi về thủ tục và phí tách sổ đỏ (bìa đỏ) ?

    Tách sổ đỏ (bìa đỏ) là việc chia một mảnh đất đã có sổ đỏ thành nhiều mảnh đất khác đáp ứng các quy định về diện tích tối thiểu theo quy định của Luật Đất đai. Luật Minh Khuê tư vấn và giải đáp một số trường hợp cụ thể:

    Luật sư tư vấn:

    1. Các trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    – Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định và có một trong các giấy tờ dưới đây, thì được cấp giấy chứng nhận không thu tiền sử dụng đất

    + Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

    + Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

    + Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

    + Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
    + Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
    + Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

    – Được cấp giấy chứng nhận, tuy nhiên phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nếu có
    + Có một trong các loại giấy tờ trên, nhưng giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất và đất đó không có tranh chấp
    + Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành
    + Đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận

    – Cấp Giấy chứng nhận đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

    + Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ trên, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

    + Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ trên nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    2. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    – Hồ sơ cấp giấy chứng nhận

    + Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu);
    + Bản photocopy sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng và đủ điều kiện được sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở tại Việt Nam
    + Bản sao chứng thực giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có);
    + Bản sao chứng thực giấy tờ về tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Quy định này (nếu có tài sản và có yêu cầu chứng nhận quyền sở hữu);
    + Sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng nếu bản sao giấy tờ về tài sản không có thông tin sơ đồ
    + Văn bản ủy quyền nộp hồ sơ hoặc nhận Giấy chứng nhận (nếu có);
    + Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật (nếu có);
    + Tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà, đất (theo mẫu);

    + Đơn đề nghị được ghi nợ tiền sử dụng đất, ghi nợ lệ phí trước bạ (đối với trường hợp chưa có khả năng tài chính để nộp tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ).

    – Cơ quan tiếp nhận hồ sơ

    + Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai , thì nộp lên Sở Tài nguyên và Môi trường

    + Địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai nộp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện với hộ gia đình, cá nhân Việt Nam, trường hợp khác nộp lên Sở Tài nguyên và Môi trường.

    3 . Quy định về tách thửa đất

    – Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.

    – Thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, hay các thủ tục khác nếu diện diện tích đất sau khi tách thửa không nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh

    – Không được công chứng, chứng thực, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không được làm thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất đối với trường hợp tự chia tách thửa đất đã đăng ký, đã được cấp Giấy chứng nhận thành hai hoặc nhiều thửa đất mà trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    – Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho thửa đất mới.

    4. Trình tự thủ tục tách thửa, hợp thửa

    – Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất:
    + Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;
    + Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

    – Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

    + Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

    + Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

    + Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

    – Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

    + Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

    + Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

    -Phí và thuế tách thửa, chuyển nhượng đất

    + tách thửa tặng cho, thừa kế vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau được miễn lệ phí trước bạ

    + Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. được miễn thuế thu nhập cá nhân

    + Các trường hợp khác, tách thửa có chuyển nhượng, tặng cho: Nộp thuế thu nhập cá nhân 2%, lệ phí trước bạ 0.5% trên giá trị mảnh đất. Xem thêm:

    Luật đất đai 2013

    Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đất đai

    Nghị định 45/2011/NĐ- CP hướng dẫn lệ phí trước bạ

    Thông tư 111/2013/TT-BTC

    Các bạn có thể dựa vào những nội dung tư vấn trên để trả lời câu hỏi của mình.

    Trân trọng./.

    Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật Minh Khuê

    >&gt Xem thêm:  Tách hộ khẩu, nhập hộ khẩu cho con mất bao lâu ? Lệ phí tách, nhập hộ khẩu ?