Mục lục bài viết

    Thưa Luật sư, tôi có một số thắc mắc mong luật sư tư vấn giúp tôi về việc phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo, cơ sở pháp lý và đặc điểm để lựa chọn khiếu nại hay tố cáo. Hiện nay gia đình tôi có một thửa đất thuộc diện thu hồi để làm đường, tôi vừa nhận được quyết định hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, nhưng mức đền bù quá thấp và kiểm kê thiếu tài sản của tôi, bởi vậy tôi muốn làm một văn bản gửi tới cơ quan có thẩm quyền, nhưng tôi không biết mình nên làm văn bản nào, khiếu nại hay tố cáo, mong Luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề này?

    Tôi xin chân thành cảm ơn!

    Phân biệt khiếu nại và tố cáo, một số vấn đề cần lưu ý khi giải quyết khiếu nại, tố cáo

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: đẹp không tưởng

    Trả lời:

    Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

    1. Cơ sở pháp lý

    Luật khiếu nại 2011

    – Luật Tố cáo 2011

    2. Luật sư trả lời

    Dựa trên quy định của Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo có thể rút ra được một số những điểm khác biệt giữa Khiếu nại và tố cáo từ đó giải đáp câu hỏi của bạn như sau:

    Tiêu chí Khiếu nại Tố cáo
    1. Luật điều chỉnh Luật khiếu nại 2011 Luật tố cáo 2011
    2. Khái niệm Là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. (Khoản 1, Điều 2, LKN) Là việc công dân theo thủ tục quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức (Khoản 1, Điều 2, LTC).
    3. Mục đích Đòi lại lợi ích mà chủ thể khiếu nại cho là họ đã bị xâm phạm Xử lý hành vi vi phạm và người có hành vi vi phạm.
    4. Chủ thể thực hiện – Công dân;
    – Cơ quan, tổ chức;
    – Cán bộ, công chức.
    (khoản 2, Điều 2, LKN)
    – Công dân
    (khoản 4, Điều 2, LTC)
    5. Đối tượng – Quyết định hành chính.
    – Hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
    – Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. (khoản 1, Điều 2, LKN)
    – Hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
    (khoản 1, Điều 2, LTC)
    6. Trách nhiệm pháp lý khi thực hiện Không quy định người khiếu nại chịu trách nhiệm về việc khiếu nại sai sự thật Người tố cáo phải trung thực và chịu trách nhiệm về việc tố cáo sai sự thật nếu cố tình, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống theo quy định tại Điều 156, của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.
    7. Thời hiệu thực hiện 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
    15 ngày kể từ ngày cán bộ, công chức, viên chức nhận được quyết định xử lý kỷ luật với trường hợp khiếu nại lần đầu.
    Không quy định thời hiệu
    8. Các trường hợp không thụ lý đơn Không có quy định cụ thể – Tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới;
    – Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật;
    – Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm.
    9. Hậu quả pháp lý phát sinh khi rút đơn Cơ quan nhà nước chấm dứt giải quyết. Cơ quan nhà nước vẫn tiếp xử lý nêu có cơ sở pháp lý.

    Như vậy, dựa vào những tiêu chí so sánh ở trên có thể thấy rằng trường hợp này bạn đang không đồng ý với quyết định hành chính của Nhà nước, do đó bạn có thể thực hiện thủ tục khiếu nại để được giải quyết bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của bạn và gia đình bạn theo quy định của Luật Khiếu nại.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: đẹp không tưởng hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

    Rất mong nhận được sự hợp tác!

    Trân trọng./.

    >&gt Xem thêm:  Phân tích số lượng và chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án của ngành tòa án nhân dân