Vậy gia đình em có thể khởi kiện đòi lại căn nhà trên không và ai là người đứng đơn thưa kiện được; hiện tại gia đình em không giữ bất kỳ giấy tờ nào ngoài 1 bản hộ khẩu và sổ hồng photo do bên chủ sở hữu hiện tại căn nhà trên đưa cho. Theo em được biết việc này còn liên quan đến một số cán bộ nhà đất trong phường và quận trong đường dây cấp sổ hồng cho chú út em, nếu như vậy gia đình em có thể gặp khó khăn trong việc trích lục giấy tờ này; vậy trường hợp này họ có bị ký luật không ?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật đất đai của Công ty luật Minh Khuê

 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến của Luật Minh Khuê, vấn đề bạn quan tâm xin được trao đổi cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Bộ luật Dân sự năm 2015

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật với công chức

2. Luật sư tư vấn:

>&gt Xem thêm:  Phân tích số lượng và chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án của ngành tòa án nhân dân

Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Trước hết, cần khẳng định ngôi nhà là tài sản thuộc sở hữu của bà nội bạn. Việc bố bạn và chú hai ký hợp đồng ủy quyền cho chú út phải được sự đồng ý của bà.Việc chú đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận) chỉ trong phạm vi ủy quyền; có nghĩa chỉ có quyền thay mặt bà nội sử dụng, quản lý ngôi nhà mà không có quyền định đoạt, sở hữu ngôi nhà đó. Vì thế việc chú út tự ý bán nhà là không đúng pháp luật và hợp đồng mua nhà vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật

Đối với việc khởi kiện, cần xác định trường hợp này người mua nhà (bên thứ ba) có biết về việc người chú bán nhà mà không được phép của chủ sở hữu hay không; bởi nếu người đó không biết thì sẽ thuộc trường hợp của điều 133 khoản 2 BLDS: “Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.”. Và cũng theo khoản 3 điều này,  Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này. Tuy nhiên có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại. Nếu tình huống của gia đình bạn thuộc trường hợp này thì không thể đòi lại nhà mà chỉ có thể yêu cầu chú út bồi thường thiệt hại

Trường hợp người đó biết chú của bạn không có quyền định đoạt với ngôi nhà mà vẫn mua, có nghĩa là cố tình thực hiện một hợp đồng dân sự trái pháp luật,  thì có thể khởi kiện. Về chủ thể khởi kiện thì điều 186 BLTTDS 2015 có quy định về người khởi kiện: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.” Người có quyền  và lợi ích bị xâm hại ở đây là bà nội vì thế sẽ là người đứng ra khởi kiện; hoặc có thể ủy quyền cho người khác.

Đối với việc công chức địa chính- xây dựng phường gây khó khăn cho việc xin cấp trích lục giấy tờ: thì bị xử ký kỷ luật phụ thuộc vào mức độ có thể bị khiển trách, cảnh cáo theo quy định của điều 8 Nghị định 34/2011/NĐ-CP

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê về Làm sao đòi đất được khi bán đất không có chữ ký của các thành viên trong gia đình?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ đẹp không tưởng  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật Minh Khuê

>&gt Xem thêm:  Khái niệm, nội dung, mục đích và hậu quả pháp lý của cầm cố tài sản ? Mẫu hợp đồng cầm cố