Ba tôi đã có trao đổi với người ấy yêu cầu chuyển mộ đi nơi khác kinh phí di dời chia đôi, nhưng người ấy cứ chần chừ không di dời. Đến nay khi nhà tôi xây nghĩa trang và tiến hành bồi đất thì người ấy gây cản trở và còn đánh ba tôi phải nhập viện. Trường hợp này tôi phải làm đơn khởi kiện như thế nào? Trình tự ra sao?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật đất đaicông ty Luật Minh khuê.

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật đất đai 2013

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Bộ luật tố tụng hình sự 2015

>&gt Xem thêm:  Khái niệm, nội dung, mục đích và hậu quả pháp lý của cầm cố tài sản ? Mẫu hợp đồng cầm cố

Bộ luật hình sự 2015

2. Nội dung tư vấn:

Để được bảo vệ quyền lợi của mình, thứ nhất bạn cần làm đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với mảnh đất khai hoang mà ông bạn để lại, vì chỉ khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mới có cơ sở chứng minh việc người kia xây mộ lên đất bạn là việc lấn chiếm trái phép đất đai. Khi chứng minh được việc xâm lấn trái phép đất đai thì sẽ là cơ sở cho việc sử dụng vi phạm lĩnh vực hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định tại điều 10 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP. Thứ hai, đối với hành vi hành hung khiến cha bạn bị nhập việc bạn có thể làm đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng để khởi tố hình sự về tội cố ý gây thương tích.

Cụ thể

2.1. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất khai hoang

2.1.1. Đất khai hoang?

Đất khai hoang được hiểu là loại đất do người dân tự khai phá những mảnh đất chưa có chủ sở hữu. Trước đây, các nhà làm luật từng đưa ra định nghĩa đất khai hoang tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 52/2014/TT/BNNPTNT: “Đất khai hoang: Là đất đang để hoang hóa, đất khác đã quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt”. Tuy nhiên, hiện nay văn bản này đã hết hiệu lực, xong tại nội dung văn bản thay thế là Thông tư 18/2017/TT-BNNPTNT thì định nghĩa này không còn được ghi nhận.

Pháp luật hiện hành quy định, đất khai hoang có thể làm được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDD, thông thường còn được gọi là sổ đỏ) nếu đủ điều kiện theo quy định của Luật đất đai 2013, ngược lại, không đạt thì không được cấp sổ đỏ.

2.1.2. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với đất khai hoang.​

Về điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không có giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 như sau:

>&gt Xem thêm:  Mua xe trả góp mà không có khả năng chi trả thì phải giải quyết thế nào ?

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 nhưng nếu có đủ các điều kiện dưới đây thì được cấp GCNQSDD, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

+ Đất khai hoang sử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/2004;

+ Không vi phạm pháp luật về đất đai;

+ Nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch.

2.1.3. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Căn cứ Điều 70 Luật đất đai 2013; Điều 8 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính. Bạn cần phải chuẩn bị:

– Một bộ hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Mẫu số 04/ĐK).

+ Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất.

+ Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Đất đai (đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).

>&gt Xem thêm:  Phân chia tài sản chung theo quy định nào ? Chia tài sản chung của vợ chồng là bất động sản ?

Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng).

+ Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

+ Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.

+ Tờ khai lệ phí trước bạ (Mẫu số 01/LPTB).

+ Tờ khai tiền sử dụng đất (Mẫu số 01/TSDĐ).

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời gian thực hiện: Không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính và thời gian niêm yết công khai của UBND cấp xã (15 ngày).

– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Phòng Tài nguyên và môi trường của UBND cấp huyện.

2.2. Hành vi lấn chiếm đất đai

2.2.1. Khái niệm

>&gt Xem thêm:  Ngoại tình dẫn đến ly hôn có vi phạm quy định của pháp luật không ?

Tại Điều 12 Luật đất đai 2013 có quy định những hành vi bị nghiêm cấm đối với đất đai như sau:

Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

– Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

-…

Về định nghĩa lấn, chiếm đất thì tại Điều 3 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định về hai khái niệm này như sau:

Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.

Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

2.2.2. Hình thức xử lí đối với hành vi lấn, chiếm đất đai

Trong trường hợp của bạn là việc bị lấn đất ở nên hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 10 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP như sau:

“Điều 10. Lấn, chiếm đất

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

Bên cạnh đó hành vi lấn chiếm đất thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 228 Bộ luật hình sự 2015 Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai như sau:

– Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

>&gt Xem thêm:  Bịa đặt, xuyên tạc, loan truyền thông tin sai sự thật có phạm tội vu khống không ?

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

2.2.3. Giải quyết tranh chấp đất đai

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai

Dù theo trình tự tố tụng tại Tòa án hay trình tự giải quyết tại cơ quan hành chính thì thủ tục hòa giải tại UBND xã vẫn là bắt buộc. Tuy nhiên, Luật Đất đai 2013 còn có quy định khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở, nếu không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đất đai tại Tòa án

Theo quy định tại Điều 35 Luật tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Khi một trong các bên có giấy chứng nhận hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì do Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự dưới đây.

>&gt Xem thêm:  Cách xác định tiền bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông ?

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện, gồm:

– Đơn khởi kiện theo mẫu.

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100.

– Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.

– Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu; chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước nhân dân.

– Các giấy tờ chứng minh khác: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, ai khởi kiện vấn đề gì thì phải có tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho chính yêu cầu khởi kiện đó.

Bước 2. Nộp đơn khởi kiện

– Nơi nộp: Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp.

– Hình thức nộp: Nộp bằng 1 trong 3 hình thức sau:

+ Nộp trực tiếp tại Tòa án;

+ Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

>&gt Xem thêm:  Bị đòi nợ trước thời hạn trả đã thỏa thuận trong hợp đồng vay xử lý thế nào ?

+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 3. Tòa thụ lý và giải quyết

– Nếu hồ sơ chưa đủ thì Tòa án yêu cầu bổ sung.

– Nếu hồ sơ đủ:

+ Tòa thông báo nộp tạm ứng án phí.

+ Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế theo giấy báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp lại cho Tòa.

+ Sau đó tòa sẽ thụ lý.

2.3. Về việc ba bạn không những bị cản trở mà còn bị đánh phải nhập viện.

Đối với hành vi gây thương tích dẫn đến nhập việc thì có thể bị xử lí hình sự theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 mức hình phạt với người kia sẽ phụ thuộc vào tính chất hành vi và mức độ thương tật của cha bạn.

Như vậy, trong trường hợp này dựa vào tỷ lệ thương tích mà ba bạn bị đánh, bạn có quyền khởi kiện người đó nếu đủ yếu tổ cấu thành tội cố ý gây thương tích theo quy định cuả Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung 2015 .Đơn khởi kiện và các chứng cứ kèm theo sẽ được nộp tại Tòa án cấp huyện nơi xảy ra hành vi gây thương tích theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

>&gt Xem thêm:  Đòi nợ khi người vay tiền bỏ trốn ? Thủ tục khởi kiện ra tòa án để đòi nợ ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0159 hoặc gửi qua Tư vấn pháp luật miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật Minh Khuê

>&gt Xem thêm:  Thời hạn giải quyết đơn khởi kiện đòi nợ ? Có nên khởi kiện đòi nợ hay không ?