Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai: Làm gì khi UBND cắt đất cắt sang cho hộ khác ?
Đến năm 2011 gia đình ông nguyễn văn thưởng có mảnh đất liền kề bán, lúc đó tôi mới biết một phần diện tích thửa đất tôi đang sử dụng nằm trong phần đất nhà ông thưởng (trên bản đồ). phần đất đó đo được là 56m2. như vậy thửa đất đó tôi mới được cấp năm 1992 là 104m2, thực tế là 160m2. hiện tại còn thiếu 56m2 nữa. mảnh đất này của bố mẹ tôi chuyên trồng màu và trồng tre danh giới, đến nay vẫn còn 1 bụi tre (tôi thừa kế). như vậy sự sai trên là do ubnd xã trung thành (năm 1992) đã đo sai danh giới dẫn đến:
– Gây nên tranh chấp, – Mất đoàn kết – thiệt hại về kinh tế – mất nhiều thời gian đi lại vất vả của gia đình tôi. Từ năm 2011 đến nay tôi đã làm đơn đề nghị nhiều lần với ubnd xã trung thành và ubnd thị xã phổ yên cấp bổ sung 56m2 đất còn thiếu vào thửa đất số 905 trên bản đồ 65 cho gia đình tôi nhưng đến nay đã gần 7 năm vẫn chưa được giải quyết xong. Gia đình tôi được phòng tài nguyên môi trường thị xã trả lời cần gửi đơn lên tòa án nhân dân thị xã phổ yên để giải quyết. tôi muốn hỏi công ty luật xem trường hợp đất nhà tôi có được cấp lại không? Khi gửi đơn ra tòa án gia đình tôi có được giải quyết cấp lại phần đất còn thiếu hay không?
Tôi xin chân thành cảm ơn. rất mong nhận được thư hồi âm của công ty ?
Tôi xin gửi thêm ảnh cho công ty xem xét giúp cho!
Luật sư tư vấn pháp luật đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai
Luật sư trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Khuê của chúng tôi, trường hợp của bạn được tư vấn như sau:
Theo khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 về giải thích thuật ngữ thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được hiểu như sau
16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Như vậy, việc có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là bạn đã được nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của bạn cho nên căn cứ để bạn xác định diện tích đất của mình là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà bạn đã được cấp.
Điều 100: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đinh, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất
1. Họ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e, Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất
g, Các loại giấy tờ khác được các lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết dịnh giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 điều 131 của luật này và dất không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Ngoài ra nếu bạn có một trong các giấy tờ chứng minh diện tích quyền sử dụng đất của bạn (Di chúc, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất , các văn bản giấy tờ khác có giá trị chứng minh) trước thời điểm được cấp giấy chứng nhận năm 1992 thì đều có thể cung cấp cho phòng tài nguyên và môi trường cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp nếu có văn bản trên thì bạn có quyền thực hiện tủc đăng ký biến động , thuộc trường đăng ký biến động.phải thỏa mãn điều kiện bên dưi
2, Điều kiện thực hiện (xem: Nghị đinh 43/2014/NĐ -CP):
Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
– Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;
Nếu trong trường hợp Uỷ ban chưa thực hiện được thì bạn viết đơn khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: đẹp không tưởng để được giải đáp.
>> Tham khảo ngay: Giải quyết trường hợp người dân lấn chiếm đất như thế nào?
>> Xem thêm: Giám định tỷ lệ thương tật khi bị tai nạn giao thông ? Bồi thường thiệt hại khi bị tai nạn
2. Tư vấn tranh chấp đất đai đối với người chưa thành niên ?
Còn bố tôi sau chiến tranh thì về nhà ở với bố mẹ ( tức là ở với ông bà tôi) làm ănsinh sống và chăm sóc ông bà trên đất và nhà của ông bà đến khi ông bà mấtcách đây 20 năm. Và bố mẹ sinh ra tôi ( tôi con út năm nay 30 tuổi) và cácanh chị tôi ( 1 chị gái sinh năm 81, 1 anh trai sn 83, 1 anh trai sn 85)trên mảnh đất và căn nhà ông bà tôi để lại ( không có di chúc). Đến nay bốmẹ tôi đã đứng tên trên sổ đỏ mảnh đất và căn nhà đó hơn 20 năm. Gần đây,năm 2014.
Bác thứ 2 của tôi về đòi phân chia mảnh đất và căn nhà bố mẹ tôiđứng tên đó cho bác ấy 1 nửa, do lúc đó tôi đang làm việc ở xa nên khôngbiết, anh trai cả cũng đi làm ăn xa và không biết. Chị gái tôi thì đã đilấy chồng. Chỉ có bố mẹ và anh trai thứ 2 của tôi ở nhà, lúc đó bố tôi 60tuổi, anh trai thứ 2 thì mới bị tai nạn chấn thương sọ não mới mổ song đượcvài tháng tinh thần không minh mẫn, mất bình tĩnh, bố mẹ tôi và anh traitôi bị bác đó dồn ép, kích động, chửi bới, xúc phạm đòi chia đôi đất vànhà, bố tôi cùng anh trai và bác tôi đã lập 1 tờ giấy thoả thuận chia đôinhà và đất. Đồng ý chia cho bác 1 nửa. Vậy tôi xin hỏi, theo luật thì bố tôi đã đứng tên trên số đỏ về phần nhà vàdất đó hơn 20 năm, vậy bác tôi về đòi chia đất đai và nhà cửa như vậy cóđược không.
Và nếu bác tôi có quền đòi được thì với tư cách là con ruột, trên 18 tuổi,và là người thụ hưởng sau này phần nhà đất đó, tôi có quyền gì khi tôi vàanh trai cả của tôi không được biết, không được tham gia lập bản thoả thuậngiữa bố tôi, anh trai thứ 2 tôi đã ký với bác tôi. (bản thoả thuận phânchia đó có chữ ký của bố tôi, anh trai thứ 2, và bác tôi)kính mong luật sư văn phòng luật minh khuê trả lời, tư vấn cho tôi biết, vàhiểu rõ vấn đề ạ ?
Xin cảm ơn luật sư. Xin cảm ơn văn phòng luật minh khuê.
>> Luật sư trả lời: Quy định về mức xử phạt hành vi lấn, chiếm đất mới cập nhật
>> Xem thêm: Hành vi hủy hoại tài sản của người khác thì cấu thành tội gì ?
3. Tranh chấp đất đai khi cả 2 bên không có giấy chứng nhận quyền sủ dụng ?
>> Luật sư trả lời: Quy định về lối đi chung khi bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản khác ?
>> Xem thêm: Gây ra tai nạn giao thông trong năm 2020 thì phải bồi thường những gì ?
4. Giải quyết tình trạng dân lấn chiếm đất và vấn đề bồi thường ?
Tôi được UBND Tỉnh Đăk Lăk cho chủ trương lập dự án đầu tư nuôi bò tại xã C, huyện E với diện tích 603 ha.
Nhưng hiện nay nguồn gốc đất và hiện trạng như sau:
– Nguồn gốc đất: Đất Lâm nghiệp do UBND huyện cấp cho 84 hộ để trồng rừng và bảo vệ rừng nhưng đến ngày được UBND tỉnh cho Chủ trương đầu tư thì toàn bộ diện tích trên đã bị người dân phá rừng, lấn chiếm, hiên nay chỉ trồng cây nông nghiệp ngắn ngày.
Như vậy, Sau khi có Chủ trương đầu tư thì ai là người ra quyết định thu hồi và có thể ra quyết định thu hồi đất luôn để DN thực hiện dự án có được hay không?
– Việc phá rừng và lấn chiếm giải quyết và xử lý như thế nào? Thành phần phá rừng, lấn chiếm như sau:
Ví dụ:
+ Người dân được UBND huyện cấp QSD đất rừng để bảo vệ:10 ha nhưng bị người dân khác xâm canh 100%
+ Người dân được UBND huyện cấp QSD đất rừng để bảo vệ: 10 ha đất nhưng bị người dân khá xâm canh hết 8ha chỉ còn 2 ha đất trồng cây nông nghiệp mà thôi.
Xin giúp tôi hướng xử lý về vấn đề pháp lý để giải quyết tình trạng nói trên và vấn đề bồi thường cho người dân phá rừng ở trên để thực hiện dự án.
Trân trọng cảm ơn.
Người gửi: T.H
Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến, gọi số: đẹp không tưởng
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Điều 66. Thẩm quyền thu hồi đất (Luật đất đai 2013)
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.
Như vậy, thẩm quyền thu hồi đất lâm nghiệp do UBND huyện cấp cho các hộ gia đình và hiện nay UBND tỉnh cho Chủ trương đầu tư thì toàn bộ diện tích trên sẽ do UBND huyện ra quyết định thu hồi.
Theo quy định tại Điều 93 Luật đất đai 2013, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi. Sau khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, người bị thu hồi đất phải bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư. Và chủ đầu tư có thể thực hiện dự án của mình.
Thứ hai: Xử lý việc phá rừng và lấn chiếm đất đai.
Tại Điều 12 Luật đất đai 2013 có quy định:
“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
…9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.”
Tại Điều 10 nghị định 102/2014 Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có quy định như sau:
“Điều 10. Lấn, chiếm đất
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.
…
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Theo các quy định trên, hành vi lấn chiếm đất là hành vi vi phạm pháp luật đất đai, và tùy theo hành vi và mức độ lấn chiếm, vi phạm thì sẽ bị áp dụng mức phạt tương ứng.
Ngoài những dự án quy định tại điều 61 và điều 62 Luật đất đai 2013 thì những dự án khác đã được phê duyệt sẽ do chủ đầu tư trực tiếp thỏa thuận với người dân thông qua các hình thức quy định tại điều 73 Luật đất đai 2013:
“Điều 73. Sử dụng đất thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh
1. Việc sử dụng đất để thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này mà phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước có chính sách khuyến khích việc thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.
Trường hợp này chủ đầu tư có thể thỏa thuận về giá đất bồi thường với người có đất nằm trong diện quy hoạch (Tham khảo quy định chi tiết: Nghị định 102/2014 Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai).
>> Tham khảo ngay: Mức bồi thường khi nhà nước thu hồi đất đai được quy định như thế nào ?
>> Xem thêm: Năm 2020, xây nhà lấn, chiếm đất công có bị phạt không ?
5. Giải quyết trường hợp lấn chiếm đất đai ?
Theo bản đồ 299 tại Sở Tài nguyên và Môi trường quy định đường dân sinh rộng 3m, nhưng hiện nay hai hộ ở bên ngoài đã xây tường rào lấn chiếm đường đi. Khi hòa giải có cán bộ địa chính xã ra trực tiêp đo thì đường chỉ còn rộng 2,3m. Con đường đó có từ những năm 1980, ô tô loại 5 tấn ra vào bình thường. Việc xây dựng đó được chính quyền xã đồng ý và cán bộ địa chính xã ra hướng dẫn. Hai hộ ở bên ngoài họ tự do xây dựng không không lấy ý kiến của các hộ cùng sử dụng đường đi chung. Hiện nay các phương tiện ô tô của gia đình tôi không thể vào nhà được chỉ đủ lối cho xe máy là đi.
Vậy trường hợp lấn chiếm đường đi chung giải quyết thế nào, tôi có phải bồi thường khi họ dỡ bỏ và xây lại tường rào không ?
Xin cảm ơn Luật sư!
>> Luật sư tư vấn luật đất đai về giải quyết tranh chấp đất, gọi đẹp không tưởng
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Khuê. Chúng tôi xin trả lời như sau:
Hành vi của hai hộ gia đình sống cùng khu vực của bạn là hành vi lấn chiếm đất thuộc lối đi chung. Đây là hành vi bị nghiêm cấm theo Khoản 1 Điều 12 Luật đất đai 2013 :
Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
Đất thuộc đường đi chung là phần đất mà khu dân cư được Nhà nước giao để quản lý. Khi hai hộ gia đình kia lấn chiếm đất thì phần đất lấn chiếm sẽ bị thu hồi để trả lại hiện trạng ban đầu, theo Điểm đ Khoản 1 Điều 64 Luật đất đai 2013:
Điều 64. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
…
đ) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
Điều 208 Luật đât đai quy định:
Điều 208. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; phát hiện, áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.
Như vậy, phần tường rào mà hai hộ gia đinh kia xây dựng sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn do Chủ tịch UBND cấp xã, phường quyết định (buộc dỡ bỏ), đồng thời buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đường đi trước khi vi phạm. Bạn không phải trả khoản tiền nào cho hai hộ gia đình kia, vì bạn không có hành vi vi phạm pháp luật đất đai, hay gây thiệt hại gì cho họ cả.
Hành vi của hai hộ gia đình kia sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điều 10 của Nghị định số 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai :
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
Đồng thời họ bị buộc trả lại đất đã lấn chiếm theo quy định tại điểm b, khoản 5 Điều 10 Nghị định 102/2014.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật Minh Khuê! Nếu có thắc mắc gì bạn liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài đẹp không tưởng để được tư vấn và hỗ trợ.
>> Tham khảo ngay: Tư vấn thủ tục khiếu nại, tố cáo hành vi lấn chiếm đất ?
>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất khi không có giấy tờ chứng minh ?
6. Làm gì khi bị hàng xóm lấn chiếm đất, tranh chấp đất ?
Tuy nhiên hiện trạng: Gia đình tôi có kích thước hiện trạng : 40x 14 m ( tức bị thiếu 1m chiều ngang); gia đình hàng xóm liền kề thì có hiện trạng : 40 x 10.2 m ( tức thừa ra 1.2 m ngang). Hiện trạng nay được xây hàng rào từ thời các cụ để lại. Nay chúng tôi có tranh chấp vì sổ đỏ được các cấp chính quyền cấp trước đó vài năm, trong khi nhà hàng xóm nhất định không chịu trả lại phần diện tích đất thừa so với hiện trạng. Vậy tôi phải làm gì?
Tôi xin chân thành cảm ơn !
>> Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến qua tổng đài, gọi: đẹp không tưởng
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Khuê. Chúng tôi xin tư vấn vấn đề của bạn như sau:
Theo như thông tin bạn trình bày thì việc xây hàng rào đã có từ thời các cụ để lại, bởi vậy cần xác định phần đất mà nhà hàng xóm xây hàng rào là đất giáp ranh hay đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của gia đình bạn.
Theo Điểm b Khoản 3 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai 2013:
“3. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thuộc trường hợp phải xin phép theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì thực hiện xử lý như sau:
a) Trường hợp đang sử dụng đất thuộc quy hoạch sử dụng đất cho các mục đích quy định tại điều 61 và điều 62 Luật đất đai thì Nhà nước thu hồi đất trước khi thực hiện dự án, công trình đó.
Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất, nhưng phải giữ nguyên hiện trạng đang sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định;
b) Trường hợp đang sử dụng đất không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”
Như vậy, nếu việc sử dụng đất của nhà hàng xóm là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, đất được sử dụng không sai mục đích, không có tranh chấp thì phần đất mà nhà hàng xóm lấn chiếm có thể được xem xét để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, phần diện tích đất nhà hàng xóm lấn chiếm để xây hàng rào đang phát sinh tranh chấp với gia đình bạn và do vậy phần diện tích đất này sẽ không được xem xét để Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Điều 12 Luật Đất đai năm 2013 quy định những hành vi bị nghiêm cấm:
1. Lấn chiếm, hủy hoại đất đai.
2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
Như vậy, hành vi của nhà hàng xóm xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp về đất đai của gia đình bạn. Do đó, bạn có thể thỏa thuận với hàng xóm về mức chi phí bồi thường trong trường hợp này. Nếu không thể thỏa thuận về mức giá bồi thường thì có thể lấy mức giá đất tại thời điểm đó của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm căn cứ tính giá bồi thường.
Nếu không thỏa thuận được, hai bên có thể gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã để hòa giải theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013 (Hòa giải tranh chấp đất đai):
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Nếu hòa giải không thành, tranh chấp được giải quyết tại Tòa án thì Tòa án sẽ căn cứ thực trạng sử dụng đất, mục đích sử dụng đất của hai bên để đưa ra quyết định (Tham khảo thêm quy định chit iết tại: Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai)
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: đẹp không tưởng hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật Minh Khuê
>> Xem thêm: Giải thích các mã ký hiệu về loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính (ONT, BHK, ODT, LUC, TMD…)