Hai bên không đạt được thỏa thuận nên em đã làm đơn ra phường nhờ địa phương giải quyết. Ngày 8/9/2016 vừa rồi địa phương vào đo đạc và tiến hành hòa giải. Phương án đưa ra cuối cùng là phần diện tích hàng xóm lấn được đổi bằng phần diện tích tương đương (đất nhà em bị thừa chỗ họ lấn và thụt chỗ họ trả sau này do thửa đất thò thụt không bằng từ trước). Sau khi đo đạc đất là em là một đường thẳng kéo từ góc bếp cũ nhà em ra đến ngoài đường, cách tường nhà hàng xóm 13cm. Hai bên đã đồng ý và kí vào biên bản hòa giải trước sự chứng kiến của ban hòa giải địa phương và biên bản được lập thành 3 bản có giá trị như nhau. Hôm nay ngày 11/9 bên nhà hàng xóm sang gây chuyện chửi bới và kêu nhà em cướp đất nhà họ và yêu cầu nhà em lùi lại thêm 20cm nữa, trong khi móng nhà em đã đào và đang tiến hành đan sắt thi công. Ông trưởng ban hòa giải có đến và khuyên nhà em nhịn và đáp ứng yêu sách của nhà hàng xóm để mọi việc được thuận lợi tránh kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ.

 Em muốn hỏi các luật sư một số vấn đề ạ:

1/Việc làm của nhà hàng xóm đã vi phạm cam kết trong biên bản thỏa thuận thì gia đình em phải làm sao để đảm bảo quyền lợi ạ ?

2/ Việc làm của ông trưởng ban hòa giải có đúng không ạ ?

3/ Biên bản thỏa thuận đã ký nhưng hàng xóm nhà em vẫn có thể kiện lên trên yêu cầu hủy không ạ?

4/ Việc tranh cãi gây khó khăn trong khi thi công của nhà hàng xóm với nhà em thiệt hại sẽ do ai chịu trách nhiệm ạ?

5/ Trong ban thiết kế nhà em có lấn không gian tầng 2 ra phía đường để làm phòng ở có vi phạm quy định gì về xây dựng nhà ở không a ? Nếu có thì quy định của nhà nước về vấn đề này thế nào ạ?

6. Nếu xảy ra tranh chấp, cãi vã em phải đến cơ quan nào nhờ can thiệp giải quyết ạ?

Trân trọng!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật đất đai  của Công ty Luật Minh Khuê

>&gt Xem thêm:  Phân tích cơ sở pháp lý phán quyết của tòa án ?

Đất bị hàng xóm lấn chiếm ?

 Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến, gọi:  đẹp không tưởng

 

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Luật Đất đai năm 2013 

Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Bộ luật dân sự năm 2015)

Luật Xây dựng năm 2014 

2. Nội dung tư vấn

>&gt Xem thêm:  Mẫu giấy ủy quyền đòi nợ mới nhất năm 2020 ? Ủy quyền đòi nợ có hợp pháp ?

Thư nhất, theo quy định tại Điều 261 BLDS, người có quyền sử dụng đất cũng được áp dụng chế độ bảo vệ quyền sở hữu như đối với các tài sản khác. Theo quy định tại Điều 255 BLDS:

Điều 255. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu

Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, nếu người hàng xóm này tiếp tục vi phạm cam kết trong biên bản thỏa thuận, cản trở việc sử dụng đất của gia đình bạn thì gia đình bạn có quyền yêu cầu Tòa án buộc người có hành vi xâm phạm quyền sử dụng đất của gia đình bạn chấm dứt hành vi trên. Mặt khác, gia đình bạn cũng có thể tự bảo vệ quyền sử dụng đất của gia đình mình bằng các biện pháp khác được pháp luật cho phép.

Thứ hai, về việc làm của ông trưởng ban hòa giải. Ở đây, trưởng ban hào giải chỉ có vai trò như một trung gian truyền đạt ý tưởng của hai bên và hiusp các bên đạt được thỏa thuận mà không có thẩm quyền trong việc quyết định ai đúng, ai sai hay ai sẽ được hưởng lợi. Do đó, lời tư vấn của ông không do pháp luật điều chỉnh. Quyền tự quyết vẫn thuộc về hai bên tranh chấp.

Thứ ba, các bên vẫn có quyền yêu cầu hủy biên bản hòa giải nếu có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục và các nguyên tắc cơ bản của hòa giải tại địa phương.

Thứ tư, theo quy định tại Điều 260 BLDS: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại.” Do đó, nếu vấn đề tranh chấp này gây thiệt hại trên thực tế thì gia đình bạn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại từ phía bên kia.

Thứ năm, theo quy định tại khoản 11 Điều 12 Luật Xây dựng 2014, hành vi sau đây bị cấm trong xây dựng công trình: “Sử dụng công trình không đúng với mục đích, công năng sử dụng; xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung”. Theo như thông tin mà bạn cung cấp, việc gia đình bạn lấn không gian tầng 2 ra phía đường đi là hành vi lấn chiếm không gian của khu vực sử dụng chung, vi phạm quy định của pháp luật về xây dựng nhà ở.

Thứ sáu, pháp luật đất đai hiện nay chỉ quy định việc giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án mà do hòa giải không thành (Điều 203 Luật Đất đai 2013) chứ không quy định về vấn đề hòa giải thành nhưng không thực hiện. Do đó, nếu hai bên tiếp tục tranh chấp đất đai thì việc gải quyết tranh chấp sẽ được giải quyết như đối với trường hợp hòa giải không thành. Do đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên sẽ được giải quyết tại Tòa án theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: đẹp không tưởng hoặc gửi qua email   để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật​ Đất đai – Công ty luật Minh Khuê 

>&gt Xem thêm:  Cách viết đơn khởi kiện đòi nợ theo quy định mới nhất ? Trình tự, thủ tục khởi kiện đòi nợ