Mục lục bài viết
1. Có thể tố cáo hàng xóm về hành vi lấn chiếm lối đi chung hay không?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Điều 211 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của cộng đồng như sau:
1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.
2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
3. Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.
Căn cứ theo quy định trên thì ngõ xóm được coi là thuộc sở hữu chung của cộng đồng, không thuộc sở hữu riêng của bất kỳ nhà nào. Do đó, việc một gia đình lấn chiếm lối đi chung trong ngõ là hành vi vi phạm pháp luật. Vì đất trong ngõ là thuộc sở hữu chung nên bất kỳ người nào cũng có thể tố cáo hành vi lấn chiếm đất này. Trong trường hợp này, trước tiên bạn cần phải báo cáo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để được xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 10 Nghị định 102/2014/ NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi lấn, chiếm đất như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.
4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì gia đình đã có hành vi lấn chiếm ngõ sẽ bị xử phạt hành chính tùy theo mức độ vi phạm. Ngoài ra còn phải chịu biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc phá dỡ công trình,….
Trên đây là tư vấn của chúng tôi, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai về tranh chấp lối đi chung, gọi: đẹp không tưởng để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!
>> Xem thêm: Phân tích số lượng và chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án của ngành tòa án nhân dân
2. Tư vấn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng lối đi chung ?
Thẩm phán Tỉnh Bình Dương hủy quyết định 829 chủ tịch Thị Xã Thuận An về lối đi chung, tôi là người có nghĩa vụ liên quan, bị gia đình ông hàng xóm rào lối đi cho 105 căn trọ, gây thiệt hại mỗi tháng gần 90 triệu đồng, hơn 8 tháng nay dù đã có KCTT ông hàng xóm vẫn không chấp hành, lối đi chung mẹ tôi mua trước giải phóng đến nay năm 1941 vẫn còn giấy tờ ?
Xin luật sư tư vấn hướng giải quyết vụ việc trên?
Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn pháp luật đất đai gọi: đẹp không tưởng
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 quy định ranh giới các BĐS như sau
Điều 175. Ranh giới giữa các bất động sản
1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Để thực hiện quyền này, bạn phải đáp ứng các điều kiện và quy định dưới đây; điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Điều 254. Quyền về lối đi qua
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình mình, bạn có thể sử dụng một trong các phương thức sau:
-Tự hòa giải, thương lượng với hàng xóm.
-Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã hòa giải
-Khởi kiện tại Toàn án nhân dân có thẩm quyền
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi với câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.
>> Tham khảo ngay: Hàng xóm tự ý xây hàng rào cản trở lối đi chung thì khởi kiện như thế nào?
>> Xem thêm: Khái niệm, nội dung, mục đích và hậu quả pháp lý của cầm cố tài sản ? Mẫu hợp đồng cầm cố
3. Thẩm quyền giải quyết và thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp về lối đi chung ?
Trong quá trình quản lý sử dụng vợ chồng tôi được anh Huy là hộ liền kề sử dụng thửa đất 182 cho 1 phần đất có diện tích khoảng hơn 10m2.
Phía ngoài trụ cổng của nhà tôi là ngõ đi chung của hai hộ gia đình nhà tôi và anh chị H . Một bên là tường bao nhà anh Huy, một bên là bệ cầu ao của xã: Chiều rộng trung bình của ngõ khoảng 2,4 m.
Ngõ này từ xưa đến nay chỉ có nhà tôi và vợ chồng anh P tức H sử dụng chung. Do đã nhiều lần tranh chấp ngõ đi chung và đã được xã giải quyết xong từ năm 1991.
Đến ngày 13/10/2011 anh X là con trai anh H có hành vi gây gổ, đập phá tài sản của gia đình tôi, đe dọa khủng bố gia đình tôi vì cho rằng nhà tôi chỉ đi nhờ trên ngõ. Trưa ngày 14/10/2011 anh H đến chửi và đe dọa chồng tôi. Ngày 18/11/2011 anh X cùng Y con trai cả anh H đến nhà tôi có hành vi tự ý cậy gạch sân nhà tôi lên, xây chặn ngay cửa nhà tôi. Chiều ngày 02/11/2011 anh Y thuê người chở cát đổ lấp sân trên đất ở của nhà tôi.
Chập tối ngày 15/11/2011 gia đình anh H đến nhà tôi chửi bới nhà tôi và nhổ cờ tổ quốc trong sân nhà tôi vứt đi. Quá trình giải quyết, ngày 22/11/2011 các gia đình đã thống nhất thể hiện bằng văn bản và vẽ sơ họa về ngõ đi chung. Dưới sự chứng kiến của tổ công tác UBND xã, ban hòa giải thôn, các cụ đại diện trong họ và các gia đình có đất liền kề; đồng thời khẳng định: ” Trong diện tích ngõ chung không ai được sử dụng riêng gây cản trở cho gia đình khác”.
Mặc dù đã thống nhất như vậy, nhưng trong quá trình xây dựng nhà ở của mình, anh Y là con trai anh H liên tục vi phạm….. đã dùng lưới sắt rào ngõ đi chung lại ở phần đầu ngõ cản trở việc sử dụng ngõ đi chung. Đến sáng ngày 13/5/2012, chúng tôi tháo dỡ phần lưới rào ra để đi lại thì anh Y lại dùng lưới rào vào.
Và chiều ngày 13/5/2012, anh Y dùng gạch ba – vanh vỡ ném đầy vào ngõ đi chung. Chúng tôi có hỏi thì anh Y nói: ” Ngõ nhà tao chứ ngõ nhà mày à? Đứa nào tháo cổng rào thì tao cho chết”.
Sáng ngày 23/5/2012 anh Y đến đầu sân phía bước xuống cổng nhà tôi lấy cánh cửa cổng nhà tôi ném gây gổ với chồng tôi.
Ngày 28/7/2012 Y chặt cây bưởi đánh đống phía đầu ngõ sân nhà tôi bước ra gây gổ đã đánh chồng tôi.
Ngày 30/7/2012 anh H cùng con trai là Y chửi bới đuổi đánh chồng tôi.
Ngõ đi chung có nguồn gốc từ xưa để lại, tranh chấp ngõ cũng đã giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc làm của anh Y là việc làm trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, cản trở việc sử dụng ngõ đi chung, gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền – lợi ích hợp pháp của gia đình tôi.
Trước tình hình đó vợ chồng tôi gửi đơn đến UBND xã Z trình bày toàn bộ diễn biến sự việc và đề nghị UBND xã can thiệp bảo vệ, nhưng cán bộ UBND xã không nhận đơn của chúng tôi bảo chúng tôi về nộp đơn cho chính quyền thôn giải quyết.Trước và sau chúng tôi nộp đơn cho chính quyền thôn chính quyền thôn bảo mang về an ninh xóm, xóm lại mang ra thôn, thôn lại xuống xã.
Trong khi đó gia đình nhà anh H liên tục gây gổ mà không có biện pháp ngăn chặn…Sự làm ngơ đùn đẩy vô trách nhiệm của chính quyền địa phương khiến vợ chồng tôi không biết tin tưởng vào đâu nữa mà gia đình anh H càng liên tiếp gây gổ.
Ngày 22 tháng 02 năm 2013 gia đình anh H trồng cây đa trên ngõ đi. Ngày 22 tháng 03 năm 2013 anh Y dải gạch ba banh trên ngõ đi. Ngày 16 tháng 04 năm 2013 anh Y xây tường chặn ngõ đi chung. Còn phần đất công vẫn sử dụng đi Y xây đường cống kiên cố làm của riêng mình lấn chiếm luôn Phần đất công và ngõ đi chung. Ngày 18 tháng 04 chị T là vợ của anh H đánh đống phân trên ngõ đi chung, ngày 17 tháng 06 anh H chở đất lấp ngõ đi chung
Ngày 25 tháng 08 chị T là vợ anh H làm đất gieo rau trên ngõ đi chung, ngày 29 tháng 08 anh H tiếp tục chở phân đánh đống đầy trên ngõ đi chung trồng rau tiếp. tháng 10 năm 2013 gia đình anh đóng cọc dựng giàn tre trên ngõ đi chung.
Việc làm của anh H và vợ là T cùng với các con của gia đình anh H là trái với đạo đức xã hội, trái pháp luật cản chở việc sử dụng ngõ đi chung gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi ích hợp pháp của gia đình tôi trước tình trạng gia đình nhà anh H càng liên tiếp gây gổ đập phá tàn sản nhà tôi tự ý sang tận nhà tôi cậy sân xây chặn trước cửa nhà tôi, thuê người chở đất đổ lên sân nhà tôi đánh chồng tôi nhiều lần và hùng hổ đánh cả tôi ở trong sân nhà tôi trước mặt an ninh xã khi ấy tôi mới về nhà chưa biết đầu đuôi. Lại còn cố tình xây nhà ép tường, nứt dạn vỡ ngói trên mái nhà tôi nước mưa vào nhà như ngoài trời mọi đồ đạc trong nhà chăn chiếu ướt hết, sàn nhà thì sàn bị máng nước mỗi khi anh Y bơm nước ngâm trần nhà khi ở tầng 1, tối tôi đi làm về vào buồng thấy như vậy, tôi đã gặp trực tiếp anh Y nói chuyện tình cảm. Anh Y coi như không biết gì, hai hôm sau gây sự luôn với chồng tôi. Quá trình trong suốt thời gian làm nhà mưa ròng rã cả tháng 3, 4 năm 2012 mà anh Y không có ý kiến gì trước khi làm nhà và sau khi làm nhà cũng vậy tôi đến trình với an ninh xóm và chính quyền thôn cuối cùng tôi gửi đơn đề nghị ủy ban nhân dân xã can thiệp ngăn chặn những hành vi coi thường pháp luật của gia đình anh H thách cả xã Z và đe dọa gia đình nhà tôi, không biết vì lý do nào rất kỳ quặc xã không nhận đơn của gia đình tôi .Trong khi đó chồng tôi ốm yếu mắc bệnh không lao động được con tôi còn nhỏ; gia đình tôi không biết kêu ai cứu bây giờ, nên buộc lòng gia đình tôi phải gửi đơn vượt cấp để ủy ban huyện xem xét giải quyết đơn đã gửi 5 lần xuống huyện theo đường bưu điện vào năm 2012 mà gia đình tôi không nhận được 1 lần nào hồi âm của cấp huyện. Xin Luật Minh Khuê tư vấn cho tôi cần phải làm những thủ tục gì và đi đến đâu để giải quyết tranh chấp nêu trên?
Tôi xin chân thành cám ơn!
Người gửi: K T
Luật sư tư vấn pháp luật dân sự gọi: đẹp không tưởng
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Luật Minh Khuê, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:
“Điều 5. Phạm vi hòa giải ở cơ sở của Nghị định số 15/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở.
1. Hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật sau đây:
a) Mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác);
b) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất;
c) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn;
d) Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính;
đ) Vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp sau đây:
Không bị khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
Pháp luật quy định chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, nhưng người bị hại không yêu cầu khởi tố theo quy định tại khoản 1 Điều 105 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
Vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về đình chỉ điều tra theo quy định tại Khoản 2 Điều 164 của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc đình chỉ vụ án theo quy định tại Khoản 1 Điều 169 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
e) Vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Chương II Phần thứ năm của Luật xử lý vi phạm hành chính;
g) Những vụ, việc khác mà pháp luật không cấm.
2. Không hòa giải các trường hợp sau đây:
a) Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;
b) Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội;
c) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ các trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này;
d) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý vi phạm hành chính, trừ các trường hợp quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này;
đ) Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 3 của Luật hòa giải ở cơ sở, bao gồm:
Hòa giải tranh chấp về thương mại được thực hiện theo quy định của Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Hòa giải tranh chấp về lao động được thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.”
“Điều 10. Giải quyết trường hợp hòa giải không thành (Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013)
1. Trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận và cả hai bên yêu cầu tiếp tục hòa giải, thì hòa giải viên tiếp tục tiến hành hòa giải.
2. Trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận và một bên yêu cầu tiếp tục hòa giải, nhưng có căn cứ cho rằng việc tiếp tục hòa giải không thể đạt kết quả thì hòa giải viên quyết định kết thúc hòa giải theo quy định tại Khoản 3 Điều 23 của Luật hòa giải ở cơ sở và hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp các bên yêu cầu lập văn bản hòa giải không thành, thì hòa giải viên lập văn bản, ghi rõ thông tin cơ bản về các bên; nội dung chủ yếu của vụ, việc; yêu cầu của các bên; lý do hòa giải không thành; chữ ký của hòa giải viên.”
Theo đó, mâu thuẫn giữa gia đình bạn và gia đình anh H thuộc phạm vi hòa giải cơ sở (điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP). Nên về thủ tục buộc phải qua giải quyết bằng hòa giải cơ sở. Tuy nhiên như bạn đã trình bày, 2 bên gia đình đã được chính quyền cơ sở tiến hành hòa giải nhiều lần, đã có văn bản ghi nhận nhưng gia đình anh H vẫn không thực hiện đúng và 2 gia đình vẫn tiếp tục mâu thuẫn. Bạn cho rằng việc tiếp tục tiến hành hòa giải cũng không đi đến kết quả nên trường hợp này là hòa giải không thành (Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP). Vì vậy bạn gửi đề nghị giải quyết đến Ủy ban nhân dân xã, việc gửi đơn đến UBND huyện là vượt cấp và UBND huyện không tiếp nhận đơn của bạn là đúng. Việc xã không nhận đơn của bạn và không đưa ra lý do là vi phạm quy định của pháp luật, bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến Ủy bạn nhân dân xã về hành vi hành chính không tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết mâu thuẫn theo quy định của Luật Khiếu nại 2011.
>> Bài viết liên quan tham khảo: Xử lý hành vi quấy rối trật tự an ninh công cộng như thế nào ?
>> Xem thêm: Mua xe trả góp mà không có khả năng chi trả thì phải giải quyết thế nào ?
4. Xây dựng lối đi chung dựa trên quyền sử dụng đất ?
Gia đình tôi cho gia đình người em trai đó đi theo đường mòn đó trong khuôn viên đất tôi. Theo thời gian đường đó ngày 1 lớn. Gia đình người em làm cổng ngõ rộng chừng 4 đến 5 mét. Gia đình tôi quyết định xây hàng rào cổng ngõ bởi vì thường xuyên bị những người gia đình bên đó sang làm phiền chứa chấp đánh bạc. Tôi xây có chừa lối đi rộng gần 2 đến 3 mét để gia đình người em còn đi. Thì bị nói là sai. Trong giấy tờ đất đai có ghi rõ đất đó là của gia đình tôi có chừa lối đi nhỏ. Xin cho hỏi gia đình tôi chừa đường đi như thế là đúng không. Và theo luật thì chừa bao nhiêu. Cho tôi nói thêm, gia đình người em bắt buộc chúng tôi phải xây cho thẳng hàng cổng của họ là đúng không ạ?
Xin luật sư tư vấn giúp! Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư!
Người hỏi: M.T.
Luật sư tư vấn quy định về lối đi chung theo uật đất đai, gọi: đẹp không tưởng
Trả lời
Về vấn đề lối đi chung Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định như sau:
Điều 254. Quyền về lối đi qua
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.
Như vậy, trong giấy tờ đất đai có ghi rõ đất đó là của gia đình bạn nhưng gia đình bạn đã chừa lối đi nhỏ cho em trai bạn để bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc mở lối đi chung này phải bảo đảm về chiều dài, chiều rộng lối đi sao cho thuận tiện và hợp lý nhất đối với đặc điểm, lợi ích của bất động sản.
>> Xem ngay: luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: đẹp không tưởng
>> Xem thêm: Phân chia tài sản chung theo quy định nào ? Chia tài sản chung của vợ chồng là bất động sản ?
5. Sáp nhập lối đi chung thực hiện như thế nào ?
Luật sư tư vấn luật dân sự về tranh chấp lối đi chung, gọi: đẹp không tưởng
Trả lời:
Căn cứ vào Điều 100 Luật đất đai 2013 như sau:
Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Như vậy, để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn cần phải thuộc 1 trong những trường hợp quy định tại Điều 100 trên. Trong thư của bạn, bạn không nói rõ nguồn gốc đất của phần đất dùng làm lối đi chung cho ba gia đình. Cần phải căn cứ vào nguồn gốc đất mới xác định được việc sáp nhập phần đất đó vào sổ đỏ của gia đình bạn như thế nào cho đúng. Nếu phần đất đó thuộc quyền sử dụng của ba gia đình, cùng thỏa thuận cắt ra làm lối đi chung, thì cần căn cứ vào hồ sơ địa chính của xã, phường, thị trấn nơi có đất; hoặc căn cứ vào số liệu thực tế trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mỗi gia đình để xác nhận phần nào thuộc quyền sử dụng của gia đình nào, rồi tiến hành chuyển nhượng lại quyền sử dụng cho bạn. Sau khi có giấy tờ, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đúng quy định thì bạn mới có thể xin cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp lối đi chung đó không phải là của tư nhân thì 3 gia đình không được tự ý chuyển nhượng, sáp nhập vào đất của mình.
>> Tham khảo ngay: Tìm hiểu các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lối đi chung ?
>> Xem thêm: Ngoại tình dẫn đến ly hôn có vi phạm quy định của pháp luật không ?
6. Giải quyết tranh chấp về lối đi chung ?
Em và ông Thưởng đã hòa giải tại xã với sự đồng ý của hai bên là em cam kết đó là đường đi chung nhưng quyền sử dụng vẫn thuộc về em. Vì chỉ có giấy viết tay tặng cho của ông Triệu và một người ở xóm và công an ấp làm chứng nhưng công an ấp khi đó chỉ khẳng định là làm chứng trên giấy chứ không giáp mặt hai bên nên không đông ý vì không có công chứng ở xã. Nay ông Thưởng tiếp tục kiện em và nhờ người ở xóm đứng ra làm chứng. Vậy cho em hỏi em phải làm sao vì nếu đất thuộc quyền sử dụng của ông Thưởng thì sẽ gây áp lực cho em về đường đi vào. Mong Luật sư tư vấn giúp em.
Em xin chân thành cảm ơn !
>> Tư vấn luật dân sự trực tuyến gọi: đẹp không tưởng
Trả lời:
Luật đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất như sau:
“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”.
Căn cứ vào quy định trên thì bên chuyển nhượng đất phải có các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của mình. Việc ông Thưởng khởi kiện bạn là có căn cứ nếu như ông Thưởng có các giấy tờ chứng minh ông đã nhận chuyển nhượng 40m2 đất của ông Triệu năm 2008 để làm lối đi. Và nếu trên thực tế ông Thưởng có các giấy tờ trên thì hợp đồng chuyển nhượng giữa bạn và ông Triệu sẽ vô hiệu một phần đối với phần diện tích đất 40m2. Toàn bộ diện tích đất này không thuộc quyền sử dụng hợp pháp của ông Triệu (vì ông Triệu đã chuyển nhượng cho ông Thưởng 40m2), do đó hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của ông triệu cho ông Thanh vô hiệu đối với phần diện tích đất 40m2, từ đó dẫn đến hợp đồng chuyển nhượng giữa ông Thanh và bạn cũng vô hiệu đối với phần diện tích đất nói trên.
Đối với lối đi chung Bộ luật Dân sự 2015 có quy định tại điều 254:
Điều 254. Quyền về lối đi qua
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.
Căn cứ vào quy định trên thì nếu diện tích 40m2 đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của ông Thưởng thì ông Thưởng vẫn phải ưu tiên dành cho gia đình bạn lối đi chung theo các quy định tại điều 275 nói trên.
Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900 6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật Minh Khuê
>> Xem thêm: Bịa đặt, xuyên tạc, loan truyền thông tin sai sự thật có phạm tội vu khống không ?