Mục lục bài viết

    1. Có được xây dựng nhà khi đất đang tranh chấp?

    Gửi luật sư, Ba tôi có một miếng đất mua cách đây 27 năm, đã được cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất (GCNQSDĐ). Ba tôi đã tách thửa, chia đất cho các con. Năm nay ba tôi xin giấy phép xây dựng. Trong thời gian chờ cấp giấy phép, chỉ còn vài ngày, Ba tôi đã tháo dở nhà cũ, chuẩn bị vật tư để xây nhà mới. Vì Ba tôi nghĩ, nhà mới cũng xin xây bằng diện tích nhà cấp 4 nên không có ai tranh chấp, nên chắc chắn là sẽ được cấp phép.

    Nhưng hàng xóm đã gửi đơn kiện, họ nói nhà tôi lấn đất nhà họ 0,6m x 20 theo chiều dọc nên việc cấp phép xây dựng bị ngưng lại. Ba tôi đã nhờ phòng Địa chính huyện tiến hành đo đạc lại cho rõ ràng. Kết quả đo là đất nhà tôi vẫn còn thiếu so với GCNQSDĐ, còn đất bà ấy thì lại dư một chút so với GCNQSDĐ của bà. Trong buổi hoà giải cấp thị trấn, khi mọi người phân tích, nhưng bà này vẫn cứ khăng khăng nhà tôi chiếm đất nhà bà nên biên bản ghi hoà giải bất thành, và yêu cầu hai bên muốn giải quyết tranh chấp thì nộp đơn khởi kiện ra toà.
    Bây giờ nhà cũ đã đập rồi, nên ba mẹ tôi không có chỗ ở, phải che tạm để ở nên tôi muốn xin giấy phép xây dựng để cất nhà ngay. Vì ba mẹ tôi đã già, nhà tôi mua vật tư chuẩn bị làm nhà, và theo giấy tờ sổ đỏ nhà tôi không lấn chiếm đất như đơn kiện. Ba tôi cũng đã đóng thuế đất đầy đủ, giấy tờ hợp lệ. Nhà tôi là bị đơn nên toà án cũng không nhận đơn khiếu nại của tôi, mà yêu cầu gia đình tôi chờ bên bà đó nộp đơn, thì toà xử. Trong khi chờ nhà tôi có nghe ông chủ tịch thị trấn nói là sẽ hoà giải lần 2. Gia đình tôi đang trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, mà cứ chờ hoà giải, mà hoà giải có giải quyết đuợc gì đâu. Trong khi gia đình tôi gặp khó khăn về nơi ở.
    Vậy xin luật sư tư vấn dùm tôi:
    – Hoà giải lần 1 bất thành, mọi giấy tờ chứng cứ rõ ràng, trong biên bản ghi cũng hợp lý, nhưng bà kia cứ khăng khăng là nhà tôi lấn chiếm, bà ấy có quyền yêu cầu hoà giải lần 2 không? Tôi nghĩ nếu hoà giải lần 2 cũng bất thành nếu bà ấy vẫn giải thích vô căn cứ, vẫn không có giấy tờ gì, nhưng vẫn cho là mình bị ấn đất. Vì thời gian hòa giải lần 1 bất thành đã được 10 ngày. Mà nhân viên toà án nói, nếu sau 30 ngày kể từ ngày có biên bản hoà giải lần cuối, bà ấy không nộp đơn kiện lên toà mà đợi đến gần 30 ngày rồi yêu cầu hoà giải thì có phải thời gian kéo dài, nhà tôi cứ đợi, rồi cứ hoà giải, thiệt hại lại thuộc về gia đình tôi…. Vì tôi nghĩ với thái độ muốn gây khó khăn, muốn kéo dài thời gian của bà ấy, gia đình tôi càng phải chịu thiệt thòi vì không có chỗ ở, tinh thần sức khỏe bị ảnh hưởng (ba mẹ tôi đã ngoài 70 tuổi, bệnh cao huyết áp),vật tư hư hỏng…gia đình tôi muốn sự việc giải quyết rõ ràng chính xác càng sớm càng tốt. Vì Vậy Ba tôi sẽ phải làm gì ? Vậy gia đình tôi có nên tham gia hoà giải lần 2? Không cần tham gia hoà giải lần 2 được không? Tôi muốn bảo lưu biên bản đó và nếu bà ấy kiện thì chúng tôi hầu toà.Nếu tôi nói với ban hoà giải rằng gia đình tôi vẫn giữ ý kiến hoà giải lần 1 là nhà tôi sử dụng đất đúng với sổ đỏ nhà nước cấp, yêu cầu UB thị trấn gọi một mình bà ấy lên để giải thích có được không? Vì tôi nghĩ bà này muốn kéo dài thời gian mà thôi.
    – Nếu bà ấy nộp đơn kiện lên tòa, vụ kiện có thể kéo dài bao lâu? Ai sẽ là người chịu án phí cũng như những thiệt hại về sức khỏe, về vật chất mà gia đình tôi đang phải gánh chịu?
    Tôi xin chân thành cảm ơn.
    Người gửi: T.Uyên

    .Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:   1900.0159

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: đẹp không tưởng

    Trả lời:

    Chào bạn, Công ty Luật Minh Khuê đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến công ty. Về vấn đề của bạn công ty xin giải đáp như sau:

    1. Về thủ tục hòa giải:

    Theo quy đinh tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 thì ”

    1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

    2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

    3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

    4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

    5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

    Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

    Tại điều 3 của Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP quy định như sau:
    “2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

    Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.”

    Như vậy, thủ tục hòa giải tại Uỷ ban nhân dân xã trong trường hợp của bạn là bắt buộc.

    2. Về việc hòa giải lần hai:

    Theo quy định tại Điều 88 Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013:

    1. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

    a) Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;

    b) Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

    c) Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

    Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

    2. Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.

    Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

    3. Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

    4. Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai.

    Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.”

    Như vậy, khi hòa giải không thành lần 1, UBND xã có quyền tiến hành hòa giải lần 2 theo yêu cầu của một bên. Tuy nhiên, thủ tục này không kéo dài quá 45 ngày. Như vậy, bên gia đình bạn có thể đồng ý tiến hành hòa giải lần 2 hoặc không. Trong 35 ngày tới, 2 bên tranh chấp có thể thay đổi kết quả hòa giải khi có thỏa thuận khác hoặc UBND xã phải hướng dẫn các bên gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo là Tòa án nơi có đất tranh chấp khi đã lập biên bản hòa giải không thành theo quy định nêu trên. Như vậy, gia đình bạn có thể khởi kiện nếu muốn giải quyết sự việc nhanh chóng.

    3. Về yêu cầu khởi kiện:

    Hồ sơ khởi kiện gồm:

    – Đơn khởi kiện;
    – Tài liệu chứng cứ liên quan đến quyền sử dụng đất và tranh chấp phát sinh
    – Chứng minh thư, hộ khẩu của bên khởi kiện
    – văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nơi thường trú (tạm trú) của người bị kiện.

    Thủ tục khởi kiện

    Sau khi nhận đơn khởi kiện hợp lệ, tài liệu chứng cứ kèm theo mà vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện để nộp tạm ứng án phí (nếu không thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tạm ứng án phí)
    Sau khi nhận được biên lai nộp tạm ứng án phí thì Tòa án tiến hành thụ lý vụ án và giải quyết.
    Thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật thì thời hạn tối đa là 8 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

    4. Về Mức án phí:

    Nếu hàng xóm của bạn là người nộp đơn khởi kiện thì bà ấy sẽ phải đóng tạm ứng án phí. Tùy thuộc vào yêu cầu của bà ấy được Tòa án chấp thuận đến đâu, bà ấy sẽ phải chịu án mức dân sự tương ứng.

    Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn, xin đảm bảo tất cả những thông tin tư vấn hoàn toàn đúng theo tinh thần pháp luật. Chúng tôi rất mong nhận được hồi âm của bạn về vấn đề này và luôn sẵn sàng trao đổi những thông tin cần thiết. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty tư vấn của chúng tôi.

    Trân trọng./.

    >&gt Xem thêm:  Việc xác định cơ quan giải quyết tranh chấp và chọn luật áp dụng đối với hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài

    2. Tư vấn giải quyết tranh chấp việc xây dựng nhà theo luật đất đai ?

    Kính chào Luật Minh Khuê, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Nhà tôi nằm ở giữa hai nhà hàng xóm Trên sổ đỏ đã cấp cho nhà tôi năm 2010 là 4,7m x 32m.Trước Năm 1983 nhà tôi mua đất với diện tích là 4,8mx 32m (ghi trên giấy tờ và giấy phép xây dựng cũ ) và xây móng nhà trên diện tích 4,8m x 7m lúc đó thì đã có 1 nhà bên cạnh ở còn nhà tôi và 1 nhà cũng đã xây móng nhà .

    Đến khi cấp sổ CB địa chính đi đo đạc thì nhà tôi còn có 4,7m (có phần lưu không 15m từ đường vào ) nhưng thực tế hiện nay tôi đo thì móng cũ nhà tôi là 4,8m. Nay nhà tôi muốn Xây dựng và cải tạo lại theo diện tích móng nhà cũ thì cần phải làm gì trước cho hợp pháp phần sai lệch so với Sổ đỏ . Hiện nay có 2 nhà hàng xóm có đổ phần mái thừa ra 5cm sang phía nhà tôi, nếu đó là phần lấn sang nhà tôi thì khi nhà tôi xây lên phải làm gì nếu không thảo hiệp được với hàng xóm.Vậy tôi xin nhờ các chuyên gia tư vấn giúp tôi vấn đề băn khoăn trên

    Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật Minh Khuê

    Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này

    Kính thư

    Người gửi: Lê Tuấn

    Tranh chấp hoạt động xây dựng nhà?

    Tranh chấp hoạt động xây dựng nhà, gọi: đẹp không tưởng

    Trả lời:

    1.Thứ nhất, về vấn đề nhà tôi muốn Xây dựng và cải tạo lại theo diện tích móng nhà cũ thì cần phải làm gì trước cho hợp pháp phần sai lệch so với Sổ đỏ.

    Căn cứ khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai của Quốc hội, số 45/2013/QH13:

    “Điều 106. Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp

    1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:

    a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;

    b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.”

    Căn cứ Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai:

    “Điều 86. Thủ tục đính chính Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp

    1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót cho Văn phòng đăng ký đất đai để đính chính. Trường hợp sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải có đơn đề nghị để được đính chính.

    Trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai phát hiện Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót thì thông báo cho người sử dụng đất biết và yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp để thực hiện đính chính.

    2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót; đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

    3. Trường hợp đính chính mà người được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng có yêu cầu cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Văn phòng đăng ký đất đai trình cơ quan có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

    Như vậy theo thông tin bạn đã cung cấp thì diện tích đất mà bạn đang sử dụng đã được cấp sổ đỏ vì vậy gia đình bạn cần làm thủ tục đính chính Giấy chứng nhận đã được cấp tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.Hồ sơ gồm có:

    Căn cứ khoản 3 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính:

    “ Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp gồm có:

    a) Đơn đề nghị đính chính đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản phát hiện sai sót trên Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp;

    b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.”

    2.Thứ hai, về vấn đề hiện nay có 2 nhà hàng xóm có đổ phần mái thừa ra 5cm sang phía nhà tôi, nếu đó là phần lấn sang nhà tôi thì khi nhà tôi xây lên phải làm gì nếu không thảo hiệp được với hàng xóm.

    Căn cứ Điều 202 Luật đất đai năm 2013:

    1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

    2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

    3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

    4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

    5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

    Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    Như vậy nêu các bên không thể hòa giải được với nhau thì các bên có thể làm đơn gửi đến UBND cấp xã nơi có đất để giải quyết. Nếu hết thời hạn hòa giải hoặc các bên hòa giải không thành thì bạn có thể làm đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân nơi có đất.

    Trân trọng./.

    >&gt Xem thêm:  Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở mới nhất năm 2020

    3. Tư vấn xử lý hành vi lấn đất xây dựng nhà trái phép?

    Thưa luật sư, Hàng xóm cạnh nhà tôi có xin tôi ít đất để làm nhà, tôi đã cho 0,7m2 (không có chứng nhận giấy tờ pháp lý) nhưng khi họ làm thì đã cố tình lấn thêm 0,3m2 nữa – cả cho cả lấn là 1m2. Khi tôi có ý kiến thì họ chửi tôi thậm tệ, đồng thời khi đổ bê tông trần thì họ tiếp tục đổ văng thò sang nhà tôi thêm 1m2 nữa (ngoài 1m2 đất nói trên).

    Hai bên không tự hòa giải được, tôi quyết định gửi đơn ra ủy ban phường yêu cầu họ trả lại diện tích đất tôi đã cho và họ lấn chiếm. Ủy ban phường hòa giải không được và họ nói là cho người ta rồi thì họ được quyền.

    Vậy, việc này đúng hay sai ? Xin luật sư trả lời giúp và tư vấn cho tôi phải làm thế nào. Xin cảm ơn !

    Người gửi: Caldy

    Tư vấn xử lý hành vi lấn đất xây dựng nhà trái phép?

    Luật sư tư vấn luật Đất đai trực tuyến qua điện thoại gọi số: đẹp không tưởng

    Trả lời:

    Công ty Luật Minh Khuê đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến công ty. Về vấn đề của bạn công ty xin giải đáp như sau:

    Về vấn đề này bạn có thể thực hiện thủ tục khiếu nại về hành vi lấn chiếm đất cũng như về việc giải quyết tranh chấp đất đai của UBND phường theo quy định tại Điều 8 Luật khiếu nại năm 2011 như sau:

    “1. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.

    2. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại; tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

    3. Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này.

    4. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì thực hiện như sau:

    a) Trường hợp nhiều người đến khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. Việc tiếp nhiều người cùng khiếu nại thực hiện theo quy định tại Chương V của Luật này;

    b) Trường hợp nhiều người khiếu nại bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại;

    c) Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

    5. Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải là một trong những người khiếu nại, có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và thực hiện khiếu nại theo quy định của Luật này.”

    Về thời hiệu khiếu nại :là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.”

    Mẫu đơn khiếu nại về việc bị lấn chiếm đất bạn tham khảo TẠI ĐÂY

    Việc xử phạt Hành vi lấn, chiếm đất được quy định tại Điều 10 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau:

    ” Điều 10. Lấn, chiếm đất

    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

    ..

    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

    b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

    Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn, xin đảm bảo tất cả những thông tin tư vấn hoàn toàn đúng theo tinh thần pháp luật. Chúng tôi rất mong nhận được hồi âm của bạn về vấn đề này và luôn sẵn sàng trao đổi những thông tin cần thiết. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty tư vấn của chúng tôi.

    Trân trọng./.

    Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật Minh KHuê

    >&gt Xem thêm:  Tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

    4. Xây dựng nhà trên đất của vợ sau khi ly hôn sẽ chia thế nào?

    Thưa luật sư, Năm 2002 tôi đã kết hôn lần thứ hai với một người khác tỉnh, lúc đó cả tôi và chồng tôi đều có con riêng và tôi có nhà cửa riêng. sau khi kết hôn, tôi cùng con riêng của tôi và con chung của hai vợ chồng tôi cùng chồng tôi sống chung trên mảnh đất của tôi.

    Tuy nhiên trong sổ hộ khẩu của gia đình chỉ có tên của 3 mẹ con tôi, còn chồng tôi và con riêng vẫn để hộ khẩu ở gia đình đằng nội đến năm 2011. Hai vợ chồng tôi có dành dụm được tiền để làm lại nhà trên mảnh đất của tôi. Vậy tôi phải phân chia như thế nào khi ly hôn ?

    Người gửi: Hoàng anh

    Xây dựng nhà trên đất của vợ sau khi ly hôn sẽ chia thế nào?

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: đẹp không tưởng

    Trả lời:

    Chào chị! Rất cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về chuyên mục hỏi/đáp của chúng tôi. Câu hỏi của chị được chúng tôi trả lời như sau:

    Thứ nhất: Căn nhà mà anh chị xây sẽ là tài sản chung của vợ chồng anh chị trong thời kỳ hôn nhân. Khi vợ chồng chị xây nhà thì căn nhà đó là tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân nên sẽ là tài sản chung và thuộc sở hữu chung của 2 vợ chồng. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
    Căn cứ Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình, việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

    a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

    b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

    Thứ hai: Mảnh đất là tài sản riêng của chị nên được chia như sau:

    “4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

    Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.” – Khoản 4 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình

    Trân trọng./.

    >&gt Xem thêm:  Mẫu biên bản họp dòng họ về việc phân chia phần đất từ đường

    5. Có được xây dựng nhà trên đất không có quyền sử dụng hợp pháp ?

    Chào Luật sư! Gia đình tôi đang sử dụng diện tích đất đã được cấp giấy chứng nhận năm 2007. Gia đình vẫn sử dụng ổn định tuy nhiên phần diện tích sau nhà tôi bị gia đình bên cạnh lại tự ý xây dựng một công trình nhỏ phục vụ sinh hoạt cho họ. Như vậy, họ có vi phạm không? Và quy định pháp luật về vấn đề này là gì?
    Xin cảm ơn Luật sư!

    Có được xây dựng nhà trên đất không có quyền sử dụng hợp pháp?

    Luật sư tư vấn:

    Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Luật Minh Khuê . Với thắc mắc của bạn, Công ty Luật Minh Khuê xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

    Căn cứ Điều 5 Luật đất đai 2013 thì:

    Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

    – Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);

    – Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);

    – Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;

    – Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;

    – Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;

    – Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

    – Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.

    Người có quyền sử dụng đất hợp pháp có quyền thực hiện các hoạt động trong phạm vi sử dụng của mình và tuân theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp xây dựng nhà trên đất thì phải xin cấp giấy phép xây dựng trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014 .

    Do vậy, nếu có một người khác xây dựng trên mảnh đất mà họ không phải là người sử dụng đất hợp pháp đối với mảnh đất đó thì việc xây dựng của họ là hoàn toàn sai theo quy định của pháp luật.

    Căn cứ khoản 7 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính hành vi xây dựng không phép như sau:

    Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    – Xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng;

    – Xây dựng công trình sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng.

    Biện pháp khắc phục bổ sung: buộc tháo dỡ công trình xây dựng.

    Hành vi trên vừa vi phạm quy định xây dựng không phép và có thể vừa vi phạm quyền sử dụng đất của người có quyền sử dụng đất (trường hợp gia đình bạn có quyền sử dụng đất hợp pháp).

    Dù là gia đình họ có phải là người có quyền sử dụng đất hợp pháp hay không thì hành vi xây dựng trên đều bị xử phạt vi phạm hành chính hành vi xây dựng không phép và buộc phải tháo dỡ công trình này.

    Đối với gia đình bạn nếu bạn chứng minh được đất này là đất mà bạn được nhà nước giao,cho thuê hoặc có một trong các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của nhà bạn thì lúc này gia đình bạn có quyền yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và tháo dỡ công trình vi phạm. Nếu bên vi phạm không thực hiện thì gia đình bạn có quyền yêu cầu giải quyết tại để Ủy ban nhân dân cấp xã để ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc hòa giải. Nếu hòa giải không thành thì bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện đến Tòa án để Tòa án đòi lại quyền lợi cho bạn.

    Nếu như gia đình bạn chỉ có điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không có một trong các giấy tờ hợp pháp thì thời điểm này gia đình bạn chưa được công nhận là người có quyền sử dụng hợp pháp mảnh đất đó. Trường hợp này bạn chỉ có quyền tố cáo hành vi vi phạm đến chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện để chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Trường hợp này, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết vì lý do chủ tịch ủy ban nhân dân xã không ngăn chặn ngay từ thời điểm đang xây dựng là không chính xác. Chủ tịch ủy ban nhân cấp xã không ngăn chặn là lỗi bên phía ủy ban nhân dân xã. Còn chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện vẫn phải có trách nhiệm giải quyết người đang có hành vi xâm phạm trong trợp này. Gia đình bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại quyết định của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong trường hợp này.

    Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo Tổng đài tư vấn đẹp không tưởng.

    Trân trọng!

    >&gt Xem thêm:  Mẫu đơn phản tố mới nhất 2020, hướng dẫn cách viết đơn phản tố