Mục lục bài viết
1. Có được bồi thường thiệt hại hoa màu trên đất khi bị thu hồi không ?
Kính chào quý công ty! Hiện nay tôi đang công tác trong lĩnh vực bồi thường về đất đai, và đang có vấn đề thắc mắc liên quan đến cách hiểu về pháp luật đất đai như sau:
Theo quy định tại Điều 90 Luật đất đai năm 2013. Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi. Điều 19, Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND ngày 05/3/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi :
Như vậy, theo các quy định trên thì theo tôi hiểu: Khi Nhà nước thu hồi đất trong vùng dự án mà bị ảnh hưởng đến cây cối hoa màu trên đất, dù là đất của Nhà nước quản lý mà hộ dân trồng cây thì vẫn phải bồi thường về cây cho hộ dân nếu phù hợp với mật độ cây trồng do UBND tỉnh quy định. Kính mong quý công ty tư vấn giúp về cách hiểu trên của tôi là đúng hay sai? Và nếu sai thì mong công ty hãy phân tích giúp tôi để tôi hiểu được tường tận pháp luật. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi số: đẹp không tưởng
Trả lời:
Theo như Điều 90 Luật đất đai 2013 quy định chi tiết về việc bồi thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại. Luật đã chỉ rõ việc bồi thường với từng loại cây trồng từ cây hằng năm đến cây lâu năm. Cụ thể tại Khoản 1 Điều này quy định như sau:
1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất;
b) Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất;
c) Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại;
d) Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Và theo quy định chi tiết tại Điều 19 Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND ngày 05/3/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi đã quy định thêm về điều kiện để được bồi thường khi xảy ra thiệt hại về mật độ, số lượng…cây. Khi đảm bảo điều kiện được bồi thường thì các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi sẽ được bồi thường.
Như vậy, cách hiểu của bạn về 2 quy định này là chuẩn xác. Tuy nhiên, Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ngãi đã hết hiệu lực ngày 01/09/2017 và bị thay thế bởi Quyết định 48/2017/QĐ-UBND tỉnh Quãng Ngãi ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ( có hiệu lực từ ngày 01/09/2017) hiện đang được áp dụng. Bạn có thể tham khảo Quyết định này để nắm rõ hơn quy định về nguyên tắc, điều kiện được bồi thường về đất.
2. Luật đất đai quy định như thế nào về đất sử dụng cho khu kinh tế ?
>> Xem thêm: Giám định tỷ lệ thương tật khi bị tai nạn giao thông ? Bồi thường thiệt hại khi bị tai nạn
Quy định về đất sử dụng cho khu kinh tế được nêu cụ thể tại Điều 151 Luật đất đai 2013 như sau:
1. Đất sử dụng cho khu kinh tế gồm đất để xây dựng khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đất sử dụng cho khu kinh tế là diện tích đất sử dụng cho các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế nhằm tạo môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đất cho Ban quản lý khu kinh tế để tổ chức xây dựng khu kinh tế theo kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt trong quy hoạch chi tiết xây dựng của khu kinh tế.
3. Ban quản lý khu kinh tế có trách nhiệm thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi để giao cho mình trước khi giao lại đất, cho thuê đất. Ban quản lý khu kinh tế được giao lại đất có thu tiền sử dụng đất, giao lại đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất cho người có nhu cầu sử dụng đất trong các khu chức năng của khu kinh tế theo quy định tại các Điều 54, 55 và 56 của Luật này.
Thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh trong khu kinh tế là không quá 70 năm.
4. Người sử dụng đất trong khu kinh tế được đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở, kết cấu hạ tầng, được sản xuất, kinh doanh, hoạt động dịch vụ và có các quyền, nghĩa vụ như sau:
a) Trường hợp được Ban quản lý khu kinh tế giao lại đất trong khu kinh tế thì có các quyền và nghĩa vụ như được Nhà nước giao đất theo quy định của Luật này;
b) Trường hợp được Ban quản lý khu kinh tế cho thuê đất trong khu kinh tế thì có các quyền và nghĩa vụ như được Nhà nước cho thuê đất theo quy định của Luật này.
5. Nhà nước khuyến khích đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu kinh tế và khuyến khích sử dụng đất vào mục đích phát triển kinh tế.
6. Chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong khu kinh tế được áp dụng đối với từng loại đất theo quy định của Luật này.
7. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong khu kinh tế đã được Nhà nước giao đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn còn lại của dự án, không phải chuyển sang thuê đất. Khi hết thời hạn thực hiện dự án, nếu có nhu cầu được Ban quản lý khu kinh tế xem xét cho thuê đất theo quy định của Luật này.
8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Ngoài ra, tại Khoản 7 Điều 31 Nghị định 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước hướng dẫn cụ thể Khoản 7 Điều 151 Luật Đất đai ở trên, theo đó: Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngòai đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong khu kinh tế đã được Nhà nước giao đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước ngày Luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn còn lại của dự án, không phải chuyển sang thuê đất. Khi hết thời hạn thực hiện dự án nếu có nhu cầu được Ban Quản lý khu kinh tế xem xét cho thuê đất theo quy định tại Điều 151 Luật Đất đai 2013 và phải nộp tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định này.
Việc xác định tiền thuê đất trong trường hợp này được quy định cụ thể tại Khoản 8 Điều 5 Thông tư 77/2014/TT-BTC, nội dung của quy định chỉ rõ: Trường hợp người sử dụng đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, khi chuyển sang thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê để thực hiện dự án đầu tư với thời hạn thuê đất dài hơn thời gian sử dụng đất còn lại của đất nhận chuyển nhượng thì phải nộp tiền thuê đất theo mục đích sử dụng đất mới tại thời điểm chuyển từ giao đất sang thuê đất và được trừ đi số tiền đã nhận chuyển nhượng. Số tiền nhận chuyển nhượng được trừ = ( tiền sử dụng đất tính theo giá đất của thời hạn sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất tại thời điểm chuyển nhượng từ giao đất sang thuê đất/ Tổng thời hạn sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất) x Thời hạn sử dụng đất còn lại.
3. Luật đất đai quy định như thế nào về Đất có mặt nước ven biển ?
Luật Đất đai 2013 quy định như thế nào về đất có mặt nước ven biển?
>> Xem thêm: Hành vi hủy hoại tài sản của người khác thì cấu thành tội gì ?
Trả lời:
Điều 140 Luật Đất đai 2013 quy định về đất có mặt nước ven biển như sau:
1. Đất có mặt nước ven biển được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, phi nông nghiệp.
2. Việc sử dụng đất có mặt nước ven biển theo quy định sau đây:
a) Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Bảo vệ đất, làm tăng sự bồi tụ đất ven biển;
c) Bảo vệ hệ sinh thái, môi trường và cảnh quan;
d) Không cản trở việc bảo vệ an ninh quốc gia và giao thông trên biển.
Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP, trong đó quy định về việc quản lý, sử dụng đất có mặt nước ven biển như sau:
– Đất có mặt nước ven biển chưa sử dụng được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho thuê để sử dụng vào mục đích nào thì chế độ sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai đối với mục đích đó.
– Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho thuê đất, thu hồi đất có mặt nước ven biển theo quy định tại Điều 59 của Luật Đất đai. Trường hợp dự án đầu tư sử dụng mặt nước biển trong khu vực biển từ 03 hải lý trở ra tính từ đường mép nước biển thấp nhất tính trung bình nhiều năm thì thẩm quyền cho thuê mặt nước biển thực hiện theo quy định của pháp luật về biển.
Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại Điều 59 Luật Đất đai 2013 như sau:
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;
b) Giao đất đối với cơ sở tôn giáo;
c) Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật này;
d) Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 56 của Luật này;
đ) Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;
b) Giao đất đối với cộng đồng dân cư.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được ủy quyền.
4. Giấy thỏa thuận (Về việc bồi thường đất để lập hồ sơ sử dụng đất)
>> Xem thêm: Gây ra tai nạn giao thông trong năm 2020 thì phải bồi thường những gì ?
Công ty Luật Minh Khuê cung cấp mẫu Giấy thỏa thuận (Về việc bồi thường đất để lập hồ sơ sử dụng đất) để Quý khách hàng tham khảo, áp dụng trên thực tiễn. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ đẹp không tưởng để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp:
>> Tải ngay: Mẫu giấy thỏa thuận bồi thường đất đai khi bị thu hồi đất
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY THỎA THUẬN
Về việc bồi thường đất để lập hồ sơ sử dụng đất
– Tôi tên là : ……………………………………………. sinh năm :………………………………
Chứng minh nhân dân số : ………………………………. do :………………………………….
cấp ngày : ……………………………………….. tháng……………………….. năm…………..
Địa chỉ thường trú :…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………….
– Tôi có lập hồ sơ xin sử dụng đất để xây dựng trên phần đất :
. Diện tích : ………………………. m2
. Thuộc thửa :………….. Tờ bản đồ số ………….. bộ địa chính…………………..
…………………………………………………………………………………………………
– Ranh giới, diện tích khu đất được xác định theo “Bản đồ hiện trạng vị trí đất tỷ lệ 1/500 số : ngày tháng năm
do đơn vị đo đạc lập là …………………………………………………………………………….
– Nguyên phần đất do người đang quản lý sử dụng có tên là :
. Ông (Bà):………………………………………………………. sinh năm :…………..
. Chứng minh nhân dân số :………………………… do :……………………………
cấp ngày :…………………………. tháng……………………… năm………………
. Địa chỉ thường trú :……………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………….
– Chúng tôi cùng thỏa thuận thống nhất để Ông (Bà):…………………………………….
lập hồ sơ xin sử dụng ……………….. m2 đất nêu trên. Khi có quyết định giao đất (hoặc cho thuê đất) của cơ quan có thẩm quyền cho Ông (Bà) :
………………………………………………………………………………………………………..
.Chúng tôi sẽ tự chịu trách nhiệm thỏa thuận và giao nhận tiền bồi thường bằng giấy xác nhận hoàn tất việc bồi thường giữa hai bên.
Bên lập hồ sơ sử dụng đất (ký và ghi rõ họ và tên) |
Bên có đất (ký và ghi rõ họ tên)
|
Xác nhận của Ủy ban nhân dân phường (xã, thị trấn) nơi có đất |
1 Mẫu này được ban hành kèm theo Quyết định số: 58 /2004/ QĐ-UB ngày 15/3/ 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố.
>> Tham khảo ngay: Tư vấn mua bán, chuyển nhượng đất đai;
5. Hiệu lực pháp lý của các giấy chứng nhận nhà ở ?
Điều 152 Luật nhà ở 2005 quy định ( Hết hiệu lực ngày 01/07/2015): Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được cấp trong các thời kỳ trước đây, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai mà trong nội dung đã ghi nhận về nhà ở được xây dựng trên đất ở đó thì nay vẫn còn nguyên giá trị pháp lý và không phải đổi lại theo quy định về Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định:
– Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
– Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, trừ trường hợp chủ sở hữu nhà ở có nhu cầu cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở mới.
Điều 182 Luật Nhà ở 2014: Điều khoản chuyển tiếp quy định như sau:
1. Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phê duyệt trước ngày Luật này có hiệu lực thì không phải thực hiện phê duyệt lại theo quy định của Luật này, trừ trường hợp thuộc diện phải điều chỉnh lại nội dung của dự án do Nhà nước điều chỉnh lại quy hoạch đã phê duyệt hoặc trường hợp phải dành diện tích đất trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại để xây dựng nhà ở xã hội hoặc phải dành diện tích nhà ở xã hội để cho thuê theo quy định của Luật này.
Đối với dự án phát triển nhà ở xã hội không có trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương nhưng đã được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án thì được tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật này.
2. Trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở thương mại từ chủ đầu tư nhưng đến ngày Luật này có hiệu lực mà chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó thì được chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định của Luật này.
3. Đối với nhà chung cư đã thành lập Ban quản trị trước ngày Luật này có hiệu lực thì các chủ sở hữu có thể tổ chức bầu lại Ban quản trị để hoạt động theo mô hình quy định tại Luật này hoặc giữ nguyên mô hình để hoạt động đến hết nhiệm kỳ của Ban quản trị.
4. Đối với trường hợp ký hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở trước ngày Luật này có hiệu lực mà các bên thỏa thuận về thời hạn bảo hành nhà ở, diện tích mua bán, thuê mua nhà ở khác với quy định của Luật này thì các bên tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký hoặc thỏa thuận lại theo quy định của Luật này.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật Minh KHuê
>> Xem thêm: Thời hạn của loại đất quy định trong bảng giá đất ? Quy định về mua bán các loại đất