Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật đất đai năm 2013
Nghị định 102/2014/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
2. Trả lời câu hỏi
Xử phạt hành chính hành vi lấn chiếm đất. Hành vi lấn, chiếm đất đai trái phép bị xử phạt hành chính như thế nào? Mức xử phạt là bao nhiêu?
Hành vi lấn, chiếm đất đai là một trong các hành vi bị pháp luật đất đai nghiêm cấm theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật đất đai 2013
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 102/2014/NĐ-CP thì: Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.
Còn chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Theo đó, những cá nhân, tổ chức có hành vi lấn, chiếm đất quy định trên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP, cụ thể:
>> Xem thêm: Năm 2020, xây nhà lấn, chiếm đất công có bị phạt không ?
– Đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất: phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
– Đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở (trừ trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình): phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
– Đối với hành vi lấn, chiếm đất ở: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
– Đối với hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở Nghị định 123/2013/NĐ-CP; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt Nghị định 171/2013/NĐ-CP); trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo (Nghị định 158/2013/NĐ-CP); trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác (Nghị định 139/2013/NĐ-CP)
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định các đối tượng có hành vi vi phạm phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với các hành vi:
+ Lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;
+ Lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;
+ Lấn, chiếm đất ở.
Thưa luật sư, tôi có vấn đề xin hỏi Luật sư: Chuyên viên phòng tài nguyên và môi trường có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trên lĩnh vực đất đai hay không?. Cụ thể như sau:Bản thân tôi có thực hiện hành vi lấn, chiếm đất trái phép, một người khác có đơn đề nghị gửi đến UBND Huyện, sau đó Huyện giao cho phòng TNMT xuống kiểm tra phát hiện hành vi và tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, trình UB Huyện ra quyết định xử phạt buộc khắc phục hậu quả. Rất mong nhận được tư vấn từ luật sư
Hành vi lấn, chiếm đất đai là một trong các hành vi bị pháp luật đất đai nghiêm cấm theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật đất đai 2013.
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì: Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.
>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất khi không có giấy tờ chứng minh ?
Còn chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Theo đó, những cá nhân, tổ chức có hành vi lấn, chiếm đất quy định trên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP.
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định các đối tượng có hành vi vi phạm phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với các hành vi:
+ Lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;
+ Lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;
+ Lấn, chiếm đất ở.
Về vấn đề xác định thẩm quyền lập biên bản xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật đất đai thì theo quy định tại q ghi nhận:
“2. Người có thẩm quyền lập biên bản gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định tại các Điều 31, 32 và 33 của Nghị định này;
b) Công chức, viên chức thuộc các cơ quan quy định tại các Điều 31, 32 và 33 của Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ”.
>> Xem thêm: Cần tư vấn luật cư trú, đăng ký thường trú tại Hà Nội ?
Theo đó thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được xác định bao thuộc về:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp,
– Thanh tra chuyên ngành đất đai (thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ; Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ; Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai).
– Những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định tại khoản 3 Điều 52 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì cũng có quyền xử phạt.
Như vậy, trong trường hợp của bạn thì chuyên viên phòng tài nguyên môi trường chỉ được lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp chuyên viên này là thanh tra viên của phòng tài nguyên môi trường được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đất đai đang thi hành công vụ, ngược lại trường hợp chuyên viên này không phải là thanh tra đang thực hiện thì hành công vụ thì sẽ không có thẩm quyền lập biên bản xử phạt.
Tôi có một miếng đất nuôi cá, hiện nay tôi đã san lắp một phần để trồng cây lâu năm. Vậy tôi có bị vi phạm không?
Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai trực tuyến qua tổng đài điện thoại
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.
Theo khoản 3 điều 11 Thông tư 02/2015/TT- BTNMT:
3. Trình tự, thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:
a) Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại nơi tiếp nhận hồ sơ quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 60 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
b) Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận vào Đơn đăng ký; xác nhận mục đích sử dụng đất vào Giấy chứng nhận; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có); trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Theo đó, bạn muốn chuyển từ đất nuôi cá sang đất trồng cây lâu năm , bạn cần làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
>> Xem thêm: Tranh chấp đất hương hỏa giải quyết như thế nào ?
Bạn cần nộp hồ sơ tại nơi tiếp nhận hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai. Hồ sơ:
Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có) sau:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộngđất, sổ địa chính;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
>> Xem thêm: Thủ tục nhận chuyển nhượng nhà chung cư đã có sổ đỏ năm 2020 ?
f) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ nêu trên (từ khoản a đến khoản e) mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp.
g) Bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
tôi có mua mảnh đất với diện tích 104 m với giá 64 triệu đồng .tôi đã thanh toán 34 triệu đồng từ năm 2011.nhưng đến nay đã 5 năm chuyển nhượng chưa giao giấy tờ quyền sử dụng đất theo đúng hợp đồng được lập khi mua bán.vậy tôi xin hỏi bên chuyển nhượng có vi phạm hợp đồng mua bán đất và tôi có thể khới kiện ra tòa án không? thủ tục khởi kiện gồm những hồ sơ gì
Điều 428 BLDS 2005. Hợp đồng mua bán tài sản
Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.
Điều 432 BLDS 2005. Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán
1. Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thoả thuận. Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thoả thuận; bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý.
2. Khi các bên không thoả thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý.
3. Khi các bên không có thoả thuận về thời hạn thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay khi nhận tài sản
Theo đó, bạn cần căn cứ vào hợp đồng mua bán giữa bạn và bên bán về việc thời hạn thực hiện hợp đồng và nghĩa vụ của các bên. Về nguyên tắc , bên bán giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán. Do đó, bạn chưa giao hết tiền cho bên bán nên bạn cũng chưa được nhận các giấy tờ về quyền sử dụng đất được, bạn mới giao 34 triệu/ 64 triệu.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận đẹp không tưởng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
>> Xem thêm: Chưa hết thời hạn cho thuê nhà, chủ nhà có được bán nhà?
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật đất đai – Công ty Luật Minh Khuê.
>> Xem thêm: Quy định mới nhất về xin cấp lại giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ?