Tùy duyên không phải tùy tiện nên đừng dùng nó để biện hộ cho sai sót của mình
Làm thế nào để có tâm thế tùy duyên đúng cách?
Chúng ta thường nói Vạn sự tùy duyên nhưng phải tùy tới đâu mới là phải?
Kỳ thực, tùy duyên vốn không phải chuyện dễ làm vì chúng ta cuối cùng cũng thực hiện mọi việc nằm trong giới hạn hiểu biết của bản thân nên chỉ bằng một câu nói ngắn gọn sẽ thường gây hiểu nhầm. Đó là lý do hầu hết chúng ta áp dụng sai và thường là không đúng hoàn cảnh.
“Tùy”: Thuận theo tự nhiên, không oán hận, không nóng nảy, không cưỡng cầu.
Cuộc sống này mọi thứ đều vô thường, biến hóa đổi thay ta không thể nào biết trước được nên cần tùy thời uyển chuyển linh động sao cho phù hợp với trạng huống đương tại chứ không nhất thiết phải y nguyên một cách thức theo một định pháp.
Giống như việc ta lên kế hoạch cho mọi thứ tưởng là ổn thỏa nhưng luôn có những điều bất thường có thể xảy ra mà ta chẳng thể lường được các tình huống nên tùy chỉnh cho phù hợp thay vì khuôn mẫu, cứng nhắc.
Chuyện trên đời vốn chẳng bao giờ luôn thuận buồm, xuôi gió, trời không phải khi nào cũng nắng ráo, sạch sẽ, có mưa lớn mới có cầu vồng rực rỡ. Chuyện buồn vì thế mà luôn xen lẫn với cả chuyện vui, hiểu điều đó thì ta cần “tùy duyên” của đất trời, của vũ trụ mà có thể thản nhiên đối diện được với đời, gặp chuyện vui cũng không quá phấn khích, ngạo mạn, trước sự buồn cũng không quá âu sầu, bi thương.
Tùy duyên không phải tùy tiện
Tùy duyên là có nguyên tắc riêng nhưng không quá khuôn mẫu còn sự tùy tiện ở đây thể hiện bằng việc lấy lý do tùy duyên mà không làm tròn bổn phận, phó thác cho số phận, không mong cầu tiến, vươn lên, trốn tránh việc khó thì chính là một dạng cực đoan. Tùy duyên lúc này trở thành cái cớ để người ta biếng lười, phó mặc.
Tùy duyên không phải tùy tiện, tùy tiện là làm việc qua loa cho xong, được chăng hay chớ, không có nguyên tắc cũng chẳng có lập trường và không chịu trách nhiệm.
Một người gặp việc khó nhưng không tìm cách xử lý mà đi ngủ, bỏ mặc mọi thứ, đó là thái độ không đúng đắn. Anh ta còn chưa có một chút cố gắng thì không thể gọi là duyên ở đây.
Từ đó, ta biết nắm bắt cơ hội, đối nhân xử thế thuận theo nhân duyên, ôm giữ trái tim từ bi, khoan dung và độ lượng. Đó mới chính là tùy duyên thật sự.
“Phần lớn mọi người đã chết ở tuổi 25, chỉ có điều đến 75 tuổi mới được chôn mà thôi” . Benjamin Franklin |
Lão hòa thượng trước khi đắc Đạo thì chính là người thường mang nặng tâm phàm, làm gì cũng không thể tùy duyên hành sự, làm việc này lại nhớ việc kia, sống ở hôm nay mà tâm lại nghĩ tưởng ngày mai và quá khứ. Nhưng càng trưởng thành theo thời gian ông càng hiểu rõ là cứ tập trung vào việc mình đang làm là đủ.
Như vậy, chỉ khi đối xử với mọi chuyện một cách ung dung, tự tại, tùy duyên, người ta mới tìm được sự thanh thản đích thực trong tâm hồn.