Tụng kinh niệm Phật chớ quên 2 điều quan trọng này để nhận phúc báo ngày càng sâu dày

xem thêm dịch vụ giao hoa tận nhà tại phú yên

Tụng kinh niệm Phật chớ quên 2 điều quan trọng này để nhận phúc báo ngày càng sâu dày

Thứ Hai, 23/12/2019 11:23 (GMT+07)

fbfbfbfb

(Lichngaytot.com) Có 2 điều quan trọng khi tụng kinh niệm Phật mà bất kỳ người Phật tử nào cũng cần ghi nhớ để có thể xóa bỏ hết những phiền não đẩy con người đến với khổ đau.

  • Cái kết bất ngờ khi tìm hiểu Đức Phật có phản đối chuyện yêu đương hay không?
  • 16 chữ đắt hơn vàng của cao tăng về 4 cái KHÔNG trong cuộc đời có thể thay đổi vận mệnh của bạn
  • Đức Phật có sợ mình thất bại? Đâu là cách gỡ bỏ được mọi nỗi lo?

 

 

Cái nhìn về tụng kinh niệm Phật trong Đạo Phật

 
Nói đến Đạo Phật là đề cập đến những tư tưởng triết lý thâm sâu được hàm chứa trong các cuốn kinh điển. Đó chính là một hệ thống giáo lý phù hợp với điều kiện tâm lý xã hội của con người dù ở bất kỳ thời điểm nào.
 
Trải qua các thời kỳ phát triển của lịch sử truyền đạo của các bậc tổ sư, bằng những minh chứng sống, các giáo lý đó đã trở thành bài học để các Phật tử tại gia cũng như xuất gia chiêm nghiệm và tu hành.
 
Là người Phật tử phải có một cái nhìn quang minh, thông suốt, thiện lương, xem tất cả các pháp môn như phương tiện tu hành để có thể giải thoát giác ngộ.
 
Cho dù là đến chùa đền cúng bái hay tu Phật tại gia đều cần phải tụng kinh niệm Phật bởi đây là bài học cơ bản và bắt buộc với đệ tử tu hành.
 
Đạo Phật xuất hiện ở thế gian vì sứ mệnh làm nhẹ bớt những thương đau, và hướng dẫn con người trong việc kiến tạo một đời sống an lạc. Cho nên, kinh Phật có công năng khai mở trí tuệ, phá trừ mê mờ cho nên tụng kinh rất lợi ích.
 
Các cuốn kinh Phật có chứa trí tuệ vô thượng của Đức Phật, là pháp bảo quý giá trợ duyên để chúng sanh tu phúc.
 
Phật giáo Tam Tạng gồm 12 bộ kinh, mỗi bộ đều giúp chúng sênh phá mê khai ngộ, tìm ra chân lý tươi đẹp của cuộc đời.
 
Nhưng muốn khám phá và chuyển hóa tâm, điều đầu tiên chúng ta cần làm là phải trở thành một Phật tử. Đạo lý Tam quy gồm Phật, Pháp, Tăng giúp chúng ta bắt đầu hành trình trở thành này. Hay nói cách khác, quy y Tam bảo khai mở cuộc đời tràn ngập tình thương và hiểu biết.

dieu quan trong khi tung kinh niem phat 1
 
Giáo lý Tam quy y liên quan trực tiếp đến pháp số Tam bảo. Với sự kết hợp hoàn hảo cùng Ngũ giới, Tam quy được xem là pháp ngữ không thể thiếu trong nghi thức phát nguyện trở thành tín đồ Phật giáo chính thức. 
 
Với ý nghĩa đó, Tam quy luôn luôn được Phật tử trân trọng trì tụng trong bất cứ nghi lễ Phật giáo nào, như một lời dặn dò, khích lệ và tri ân. 
 
Trong giáo lý Tam quy có câu: “Tự quy y Pháp, đương nguyện chúng sanh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như hải”.
 
Nghĩa là: Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sanh có thể thấu rõ kinh tạng, trí tuệ sâu rộng như biển.
 
Một tiếng niệm Phật, một tiếng lòng; niệm càng nhiều thì công đức vô biên, phúc tuệ tăng dày.
 
Tuy nhiên, tụng kinh niệm Phật không phải là cứ đọc thuộc một cách máy móc, nếu không thành tâm, đọc nhiều đến đâu công đức cũng tiêu tan.
 
Như trong cuốn Lục tổ đàn kinh có viết: “Nhất thiết phúc điền, bất ly phương thốn”, tức là lành dữ họa phước đều do ý niệm biến hiện ra, không rời tâm.
 
Cũng giống như hành động đốt hương vái Phật, tất cả đều chỉ là hình thức để con người tự lừa dối chính mình chứ không thể khiến Đức Phật hay Bồ Tát cảm động, người bị lay động ở đây vốn chỉ có chính bản thân mình mà thôi.
 
Công đức lớn nhỏ không thể đo lường bằng vật chất cúng bái bao nhiêu, mà là phải xem nội tâm mỗi người có bao nhiêu thanh khiết và thiện lương, đối đãi bình đẳng với chúng sanh. 
 
Tâm càng thuần, phúc càng sâu. Muốn chạm tới tâm của Bồ Tát, không chỉ cứ niệm Phật là xong, quan trọng hơn là lấy thiện nghiệp để báo đáp ân tình của Đức Phật, đó mới là giáo lý căn bản của quy y Tam Bảo.
 
Cho nên, có 2 điều quan trọng khi tụng kinh niệm Phật mà bạn không thể bỏ qua để nhận phúc báo vô lượng.
 

1. Phải thật lòng sám hối

 
dieu quan trong khi tung kinh niem phat 2
 

Thành tâm sám hối chính là điều quan trọng khi tụng kinh niệm Phật đầu tiên mà Đức Phật đề cao.

 
Cho dù là tụng niệm hay thắp hương bái Phật, Phật tử nhất định phải có lòng sám hối. Tại sao?
 
Hết thảy chúng sanh chúng ta, từ khi sinh ra cho tới nay, mỗi người đều trực tiếp hoặc gián tiếp khởi tạo nghiệp dù ít dù nhiều, dần dà kết thành ác duyên, ác nghiệp.
 
Những ác nghiệp đó một khi tích tụ đủ, quả báo cũng sẽ xuất hiện ngay trước mắt, mang đến những phiền não và chướng ngại trong cuộc sống của chúng ta. 
 
Cho nên, muốn sửa ác nghiệp thành thiện nghiệp, trước hết phải tiêu trừ ác duyên. 
 
Trên thế gian này vốn không có thuốc hối hận, nhưng cửa Phật có một loại thuốc hối hận mang tên “sám hối”. Sám hối là thiện ý xuất phát từ tâm, là chỗ đáng quý nhất của lòng người.
 
Vậy sám hối là gì?
 
Sám hối theo cách hiểu thông thường là nhận biết các lỗi lầm mình đã gây ra, ăn năn sửa chữa lỗi lầm đó và hứa không tái phạm sai lầm này về sau.
 
Khi ta muốn lòng thảnh thơi, nhẹ nhõm, trút bỏ hết những tội lỗi cho tâm hồn thư thái thì ta phải tìm cách tẩy trừ cho hết bụi bặm từ những lỗi lầm mà ta đã gây ra. Trong đạo Phật, phương pháp tẩy trừ đó được gọi là sám hối. Sám hối, giúp người là phương pháp giải hạn áp dụng luật nhân quả.

dieu quan trong khi tung kinh niem phat 3
 
Như trong Kinh Hoa Nghiêm có viết: 
 
“Ngã tích sở tạo chư ác nghiệp.

Giai do vô thủy tham sân si.

Tùng thân khẩu ý chi sở sanh.

Nhứt thiết ngã kim giai sám hối. “
 
Tức là từ xa xưa, con người chúng ta đã tạo không biết bao nhiêu ác nghiệp. Tất cả đều do cái tâm tham lam, sân hận và si mê. Nó được thể hiện qua ba hình thức: thân hành động, khẩu nói năng, ý suy nghĩ. 
 
Tất cả những tội lỗi đó, những nghiệp bất thiện, những nghiệp ác đó, chúng ta phải biết thật tâm sám hối, quyết tâm chừa bỏ, không dám tái phạm, cố gắng gìn giữ tam nghiệp thân khẩu ý để cho mình được thanh tịnh.
 
Đây đồng thời cũng là những câu tụng niệm sám hối quen thuộc của các Phật tử.
 
Sám hối không dừng ở hình thức, mà nhất định phải xuất phát từ thật lòng thật ý.
 
Từ “sám hối” đã hàm chứa ý ăn năn, hối hận vì những lỗi lầm đã gây ra trong quá khứ và hứa từ giờ về sau sẽ không tái phạm. Nếu chỉ ăn năn mà sau này vẫn tiếp tục phạm phải thì sẽ không theo đúng nghĩa của sám hối trong đạo Phật nữa.
 
Tất cả những việc ta làm, nhân quả chính là “người chứng kiến” trực tiếp.
 
Có câu: 
 
“Tội tòng tâm khởi tương tâm sám. 

Tâm nhược diệt thời tội diệc vô. 

Tâm vong tội diệt lưỡng câu không. 

Thị tắc danh vi chân sám hối.”
 
Dịch nghĩa: Tội xuất phát từ tâm, lấy tâm sám hối. Tâm mà diệt thì tội cũng không còn. Tội vong tâm diệt, cả hai không còn nữa, đó mới chính là thực tâm sám hối.

Xem thêm: Lời Phật dạy về sám hối: Làm người phải biết “hối” mới mong nhẹ nghiệp

 

2. Giữ lòng thanh tịnh, không sinh ý nghĩ hão huyền

 
dieu quan trong khi tung kinh niem phat 4
 

Cửa Phật có câu nói rằng: Miệng niệm Phật nhưng lòng tán loạn, đọc rách cổ họng cũng uổng công.

 
Tức là cho dù ngoài miệng có chuyên chú tụng kinh niệm Phật nhiều đến đâu, có gọi tên Đức Phật nhiều nhường nào nhưng trong lòng lại tràn đầy những suy nghĩ bậy bạ, thị phi, thì dù có đọc kinh bao nhiêu lần cũng vẫn là kẻ ngu dốt không ngộ được đạo.
 
Người niệm Phật, giờ giờ phút phút phải giữ tâm không tán loạn. Nếu như trong tâm còn có rất nhiều ý nghĩ viển vông, như vậy công sức niệm Phật chẳng bao giờ được chứng thực. Tham khảo: Hướng dẫn tụng kinh cho Phật tử tại gia
 
Khi đó, dù niệm Phật một đời cuối cùng cũng chẳng thể hết được muộn phiền. Đáng tiếc, đây lại là sai lầm mà rất nhiều người mắc phải.
 
Trong Kinh Hoa Ngiêm, Đức Phật dạy:
 
“Nhược nhơn dục liễu tri

Tam thế nhất thiết phật 

Ưng quán pháp giới tánh

Nhất thiết duy tâm tạo”
 
Tạm dịch: Nếu ta biết tường tận về sự ham muốn, cả ba cõi đều sẽ trở nên chân thật. Khi xem xét bất cứ sự vật sự việc hiện tượng nào, mọi thứ đều tùy thuộc nơi tâm ta.
 
Vạn pháp đều bắt đầu từ tâm, tâm của chúng ta cũng chính là nơi ta tu hành. Tâm loạn, tất cả đều loạn; tâm trống, tất cả đều hóa hư vô.
 
Được vãng sinh về cõi Tây Phương khi mất đi là khát khao của những tín đồ tu hành chân chính. Nhưng làm thế nào để đến được miền Tây Phương cực lạc? Câu trả lời là giữ tâm thanh tịnh, không bao giờ tán loạn.

Đừng bỏ lỡ: Phương pháp niệm Phật để nhất tâm bất loạn, vãng sanh về Cực Lạc

dieu quan trong khi tung kinh niem phat
 
Trong cuốn Kinh Phật Thuyết A Di Đà có viết: “Xá lợi phất! Như những kẻ nam, người nữ có lòng lành, nghe giảng nói về Phật A-di-đà, bèn chuyên tâm niệm danh hiệu ngài, hoặc một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, nhất tâm không tán loạn. 
 
Người ấy khi lâm chung liền thấy đức Phật A-di-đà cùng các vị thánh chúng hiện ra trước mắt. Khi mạng chung tâm không điên đảo, liền được sanh về cõi Cực Lạc của đức Phật A-di-đà.”
 
Vậy thế giới cực lạc rốt cuộc nằm ở đâu? Nơi ấy tồn tại trong chính tâm của mỗi người chúng ta, chỉ một ý niệm là đến được nơi.
 
Đức Phật vốn không nằm ở bất cứ ngôi chùa miếu nào, mà Ngài nằm trong lòng chúng ta. Đọc thêm: Tụng kinh niệm Phật thành tâm, nhớ kĩ 12 điều căn cốt
 
Cũng giống như câu Thiền ngữ: “Phật tại Linh Sơn mạc viễn cầu, Linh Sơn chích tại nhữ tâm đầu. Nhân nhân hữu cá Linh Sơn tháp, Hảo hướng Linh Sơn tháp hạ tu.” 
 
Tức là Phật tại Linh Sơn không cầu đâu xa, Linh Sơn chính ở trong tâm của bạn. Mỗi người đều có một tháp Linh Sơn, Hướng vào tháp Linh Sơn ấy mà tu.
 
Khi tụng kinh niệm Phật, nếu muốn được Thần Phật độ trì thì nhất định phải chăm chỉ, giữ lòng thanh tịnh, không sinh bất kỳ tạp niệm nào.
 
Như Bát Nhã Tâm Kinh đã dạy: “Vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo, mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn”.
 
Nghĩa là bởi lòng không có điều ngăn ngại, nên không có sợ hãi; không xa lìa các sự xáo trộn và mơ màng, rốt cuộc đến được Niết bàn.
 
Lời Phật dạy rằng, tất cả các Pháp đều để độ lòng; nếu như không có tâm, cần gì phải tu Pháp làm gì?
 
Hết thảy chúng sanh đều có Phật tính, chẳng qua là bị các thói quen tham lam, sân si làm trở ngại khiến bản tính lạc lối. Học Phật pháp tu hành chính là để tìm về phần Phật tính thanh tịnh, tự tại đó của chúng ta.
 
Trên đây chính là 2 điều quan trọng khi tụng kinh niệm Phật mà bất cứ người đệ tử Phật môn nào cũng cần ghi nhớ để có một cuộc đời tránh xa mọi muộn phiền kéo chân ta lại.

Lam Lam

Đức Phật có bí mật nào không, liệu Ngài đã nói hết những gì đã biết
Phật dạy: Hãy tha thứ cho người làm tổn thương bạn, bởi đó đều là người tới để độ bạn!
Tâm sinh tướng, tướng sinh mệnh: Tướng mạo thể hiện rõ ràng thái độ sống của một người
Cách giải nghiệp thiết thực nhất áp dụng được ngay trong năm mới
Học tập ngay phương pháp chữa bệnh của Đức Phật trước khi quá muộn

Tác giả: Hòa An

 

 xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi đặt hoa công nghệ 

shop hoa tươi ninh bình   , shop hoa tươi lạng sơn

điên hoa 24gio  , hoa tươi đẹp không tưởnghoa tươi

xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

Gải mã giấc mơ

Chát Zalo
Gọi Điện