Sau này Hợp tác xã giải thể gia đình tôi được cấp số ruộng đã nêu trên để sản xuất lúa. Gia đình tôi vẫn phát quang xung quanh bờ ruộng lấy lối đi xuống và không để cây cối rậm rạp làm ảnh hưởng đến cây lúa. Năm 2013, không hiểu vì lý do gì mà Ủy ban nhân dân huyện cấp toàn bộ số phần bờ ruộng liền các thửa ruộng nhà tôi cho Ông B để ông B trồng cây hàng năm. Khi tôi đưa đơn khiếu nại thì Ủy ban trả lời phần đất bờ ruộng nhà tôi là do Ông B khai phá.

Xin hỏi luật sư ủy ban làm như vậy là đúng hay sai. Bản thân gia đình tôi không có giấy tờ công nhận phần bờ ruộng là đất của mình nhưng chúng tôi vẫn luôn phát quang để không làm ảnh hưởng đến năng suất lúa nhưng ông B cũng không có cơ sở nào để nói rằng do ông khai phá phần bờ ruộng nhà tôi đang làm. Ông B được ủy ban cấp cho phần bờ ruộng nhà tôi để trồng cây hằng năm nhưng ông lại trồng cây roi và cây tre.Như vậy có hợp pháp không?

Xin luật sư tư vấn giúp gia đình tôi. Xin cảm ơn luật sư Chúc Luật sư sức khỏe, thành đạt.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật đất đai của công ty luật Minh Khuê.

>> Luật sư tư vấn về sử dụng sai mục đích theo luật đất đai, gọi 1900.0159

Trả lời:

Chào bạn,cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Nội dung tư vấn:

Thứ nhất: UBND huyện cấp toàn bộ số phần bờ ruộng liền các thửa ruộng nhà bạn cho Ông B.

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì những thửa ruộng mà bạn nêu đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và dùng nó để trồng lúa , gia đình bạn vẫn phát quang xung quanh bờ ruộng lấy lối đi xuống và không để cây cối rậm rạp làm ảnh hưởng đến cây lúa. Nhưng nay phần bờ ruộng mà gia đình bạn thường xuyên phát quang để cấp cho gia đình ông B với lý do ông B đã khai phá. Nhưng ông B không có cơ sở để chứng minh rằng ông B đã khai phá phần đất đó.

>&gt Xem thêm:  Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với từng loại đất theo quy định của pháp luật đất đai ?

Hơn nữa, theo quy định tại khoản 1 điều 171 Luật đất đai 2013 thì bờ ruộng để lấy lối đi xuống thuộc quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề.

” 1. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.”

Do đó, việc cấp UBND cấp cho ông B mảnh đất đó là không có cơ sở pháp lý và không hợp lý.

Thứ hai: Ông B sau khi được cấp phần bờ ruộng để trồng cây hằng năm nhưng ông lại trồng cây roi và cây tre.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật có 7 trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 điều 57 Luật đất đai 2013 quy định:

“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp”.

Như vây, phần đất được sử dụng để trồng lúa muốn chuyển sang trồng tre, roi ( là cây lâu năm) phải xin phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Do đó, nếu ông B tự do trồng cây lâu năm trên phần đất được giao với mục đích trồng lúa thì được xác định là sử dụng sai mục đích sử dụng đất.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0159 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

>&gt Xem thêm:  Luật sư giải thích ký hiệu các loại đất (LUC, ONT, ODT, CLN, TMD…) trên bản đồ địa chính

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật Đất đai – Công ty luật Minh Khuê

>&gt Xem thêm:  Đất 5% là gì, mục đích sử dụng của đất 5%?