Mục lục bài viết

    1. Tư vấn về hình thức xử lý đối với hành vi lấn chiếm đất quốc phòng, an ninh ?

    Kính chào Luật Minh Khuê, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Lấn chiếm đất được sử dụng vào mục đích quốc phòng có bị coi là vi phạm pháp luật hình sự không ?
    Tôi xin chân thành cảm ơn.
    Người gửi: N.Q.T

    Tư vấn về hình thức xử lý đối với hành vi lấn chiếm đất quốc phòng, an ninh ?

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: đẹp không tưởng

    Trả lời:

    Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật Minh Khuê. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

    Theo điều 3, Nghị định số 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai P thì lấn, chiếm được hiểu như sau:

    “1. Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.

    2. Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”.

    Hành vi lấn chiếm đất đai bao gồm lấn và chiếm. Lấn chiếm đất đai (trong đó bao hàm cả trường hợp lấn chiếm đất đai được sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh) là hành vi trái pháp luật. Theo đó, hành vi này có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Nghị định 120/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu quy định tại điều 29 cụ thể :

    “Điều 29. Vi phạm quy định về lấn chiếm đất quốc phòng, đất ở, nhà ở do Quân đội quản lý

    1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý đất quốc phòng như sau:

    a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất quốc phòng có giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền dưới 200.000.000 đồng;

    b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất quốc phòng có giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;

    c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất quốc phòng có giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ 400.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

    d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất quốc phòng có giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ 1.000.000.000 đồng trở lên.

    2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về đất ở, nhà ở do Quân đội quản lý như sau:

    a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất ở, nhà ở do Quân đội quản lý có giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền dưới 200.000.000 đồng;

    b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất ở, nhà ở do Quân đội quản lý có giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;

    c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất ở, nhà ở do Quân đội quản lý có giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ 400.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

    d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất ở, nhà ở do Quân đội quản lý có giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ 1.000.000.000 đồng trở lên.

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu và trả lại diện tích đất lấn chiếm đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.”.

    Trong thông tin bạn cung cấp không nêu rõ giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền là bao nhiêu nên chúng tôi không thể xác định chính xác bạn bị xử phạt bao nhiêu. Bạn vui lòng tham khảo quy định trên để biết thêm chi tiết.

    Bên cạnh đó, hành vi lấn chiếm đất quốc phòng an ninh cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 229 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 , cụ thể :

    Điều 229. Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai

    1. Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đất trồng lúa có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 30.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 40.000 mét vuông (m2);

    b) Đất có giá trị quyền dụng đất được quy thành tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp;

    c) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm…

    Như vậy, nếu lấn chiếm quốc phòng an ninh gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì có thể bị xử lý hình sự.

    Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email hoặc qua Tổng đài tư vấn: đẹp không tưởng.

    >> Tham khảo ngay: Quy định về mức xử phạt hành vi lấn, chiếm đất mới cập nhật

    >&gt Xem thêm:  Hướng dẫn thủ tục hành chính do cấp quận, huyện, thị xã tại Hà Nội thực hiện

    2. Tư vấn về hậu quả pháp lý khi bị kiện do lấn chiếm đất khi xây nhà ?

    Thưa luật sư, mong luật sư tư vấn cho tôi vấn đề sau: Tôi đang xây nhà thì bị nhà bên cạnh kiện lấn chiếm đất của họ, bị chính quyền đình chỉ, tôi xin hỏi:

    1) nếu tôi làm cam kết tiếp tục xây khi tòa xử tôi thua thì tôi dỡ nhà trên phần đất lấn chiếm trả lại nguyên trạng có được không? 2) Khi bị đình chỉ thi công thì thiệt hại về vật tư ai chịu?

    Tôi xin chân thành cảm ơn.

    >> Luật sư tư vấn Luật dân sự, đất đai về lấn chiếm đất, gọiđẹp không tưởng

    Trả lời:

    Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến công ty Luật Minh Khuê. Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

    Điều 12 Luật đất đai năm 2013 quy định

    Điều 12: Những hành vi bị nghiêm cấm

    1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

    2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

    3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.

    4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

    5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.

    6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

    8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.

    9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.

    10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

    1.Như vậy căn cứ vào các quy định trên khi bạn thực hiện hành vi xây dựng lấn chiếm sang đất nhà hàng xóm và đã bị đình chỉ thì quyết định đình chỉ này áp dụng với toàn bộ công trình xây dựng chứ không áp dụng với phần bị đình chỉ. Khi đã bị đình chỉ thì bạn không thể làm bản cam kết tiếp tục xây dựng được mà phải giữ nguyên hiện trạng công trình bị đình chỉ.

    2. Do chưa có bản án, quyết định của Tòa án xác định bạn có thật sự lấn chiếm đất của nhà hàng xóm hay không nên có 2 trường hợp xảy ra như sau:

    Trường hợp 1: Nếu tòa án xác định bạn có lấn đất của nhà hàng xóm dẫn đến bị đình chỉ thi công công trình thì thiệt hại do bị đình chỉ thi công bạn sẽ phải chịu.

    Trường hợp 2: Nếu tòa án xác định bạn không có hành vi lấn chiếm đất thì những thiệt hại do bị đình chỉ thi công công trình thì bạn có thể yêu cầu bồi thường.

    >> Tham khảo ngay nội dung: Tư vấn giải quyết nhà hàng xóm lấn chiếm đường đi chung ?

    >&gt Xem thêm:  Cha xứ có được mua đất và đứng tên trên sổ đỏ đất tôn giáo không ?

    3. Kiện đồn Biên phòng lấn chiếm đất ?

    Tha luật sư, Em xin hỏi: Cá nhân khởi kiện một đồn Biên phòng, cho rằng đồn Biên phòng lấn chiếm đất của mình. Vậy trong trường hợp này có liên quan đến đồn Biên phòng – liên quan đến đất Quốc phòng ?

    Em xin hỏi Tòa án có thụ lý và xét xử được không như các vụ án tranh chấp dân sự hay còn có các quy định khác liên quan đến An ninh Quốc phòng để đảm bảo giải quyết vụ án.

    Em xin trân thành cảm ơn!

    Kiện đồn Biên phòng lấn chiếm đất ?

    Luật sư tư vấn luật dân sự, đất đai trực tuyến gọi: đẹp không tưởng

    Trả lời:

    Trong trường hợp này có liên quan đến đồn Biên phòng – liên quan đến đất Quốc phòng nên sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.

    Điều 3 Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự số 04/2002/PL-UBTVQH11 (xem thêm: Thông tư 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA Thông tư hướng dẫn về thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự ) quy định:

    Các Toà án quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là:

    1. Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý.

    2. Những người không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này mà phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội.

    Điều 5.

    Trong trường hợp vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân thì thẩm quyền xét xử được thực hiện như sau:

    1. Trong trường hợp có thể tách vụ án thì Toà án quân sự xét xử những bị cáo và tội phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 3 và Điều 4 của Pháp lệnh này; những bị cáo và tội phạm khác thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân.

    2. Trong trường hợp không thể tách vụ án thì Toà án quân sự xét xử toàn bộ vụ án”.

    Như vậy, trong tình huống này, cần phải làm rõ xem đất đó là thuộc đất nào? có phải đất của Nhà nước nhằm mục đích an ninh – quốc phòng không? Căn cứ chứng minh hợp pháp cho đất đó? Nếu bạn có chứng cứ chứng minh mảnh đất đó là hợp pháp thì cũng cần phải xác minh lại việc giao đất đó có đúng không thì mới có căn cứ để khẳng định đất đó là đất của bạn. Nếu mảnh đất đó không phải là đất nhằm mục đích phục vụ an ninh – quốc phòng không, không thuộc trường hợp bị Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất theo Điều 16 Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội và bạn có căn cứ hợp pháp thì có thể kiện đến Tòa án quân sự nơi có mảnh đất đó và thực hiện theo Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ.

    >> Xem ngay: Tư vấn pháp luật về việc hiến đất làm đường đi chung?

    >&gt Xem thêm:  Quy định mới khi cấp giấy phép xây dựng khi chưa có sổ đỏ ?

    4. Tư vấn về giải quyết lấn chiếm đất ?

    Thưa Luật sư! Đất của gia đình tôi nằm vào diện quy hoạch Trung tâm văn hóa huyện Đắk Hà. Đến tháng 9/1997, gia đình tôi phải di dời chuyển đi nơi khác và đã bàn giao mặt bằng cho huyện mà chỉ được bồi thường nhà ở và các công trình trên mặt đất, trong đó có hoa màu. Sau khi chuyển đi cũng chưa được cấp đất tái định cư.

    Cụ thể khi bàn giao đất cho huyện, mặt đường quốc lộ 14 là 24m chiều ngang, chiều dài là 70m. Sau đó, huyện chỉ sử dụng có 8m chiều ngang, chiều dài 70m cho công viên và 12m chiều ngang huyện bán lại cho dân để làm nhà ở, còn lại 4m chiều ngang và 50m chiều dài. Bà Đ ở cạnh nhà tôi (cũ) lấn chiếm và đã làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi tôi giao đất cho huyện, tổng cộng có 7 người đến nhận bàn giao đất mà không biết sao nhà bà Đ vẫn lấn chiếm được đất (Đất nhà bà Đ mua nhà ông H 10 mét mặt đường, giờ làm bìa đỏ là 14 mét, về phần giáp ranh nhà bà Đ và đất nhà tôi ở có hàng cọc tre dài 25m để làm ranh giới đất, hiện vẫn còn chôn dưới đất và ông H cũng làm chứng chỉ có bán cho bà Đ có 10 mét đất). Vậy cho tôi hỏi gia đình tôi có đòi lại đất lấn chiếm được không và khởi kiện ở cấp nào? (Đất nhà tôi mua lại của người khác, chưa có bìa đỏ, thuộc khu vực của nông trường nên chỉ có Giấy của nông trường cấp).

    Tôi xin chân thành cảm ơn!

    >> Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến qua tổng đài điện thoại, đẹp không tưởng

    Trả lời:

    Theo Luật đất đai 2013 quy định cụ thể như sau:

    Điều 68. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; quản lý đất đã thu hồi
    1. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng bao gồm tổ chức dịch vụ công về đất đai, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
    2. Đất đã thu hồi được giao để quản lý, sử dụng theo quy định sau đây:
    a) Đất đã thu hồi theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này thì giao cho chủ đầu tư để thực hiện dự án đầu tư hoặc giao cho tổ chức dịch vụ công về đất đai để quản lý;
    b) Đất đã thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này thì giao cho tổ chức dịch vụ công về đất đai để quản lý, đấu giá quyền sử dụng đất.
    Trường hợp đất đã thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này là đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn thì giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý. Quỹ đất này được giao, cho thuê đối với hộ gia đình, cá nhân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất theo quy định của pháp luật.
    3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Như vây, trong trường hợp của bạn, bạn không có quyền đối với mảnh đất này nữa bởi bạn đã bàn giao mảnh đất này cho UBND huyện từ lâu và hiện này, nó đã được cơ quan có thẩm quyền giao cho cá nhân, tổ chức khác.

    Trong trường hợp đất này gia đình bạn phát hiện nhà bà Đ có hành vi lấn chiếm, có thể thực hiện trình báo UBND xã để giải quyết.

    >> Tham khảo nội dung: Tư vấn soạn thảo biên bản thỏa thuận về ngõ đi chung ?

    >&gt Xem thêm:  Xây nhà sai giấy phép có thể hoàn công được không?

    5. Tư vấn giải quyết vấn đề lấn chiếm đất đai ?

    Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Nếu gia đình tôi không lấn chiếm đất của hộ kế bên (điều này đã rõ vì cán bộ địa chính đã xuống đo đạc lại diện tích đất của gia đình) nhưng gia đình kế bên đã làm đơn kiện gia đình tôi.

    UBND đã gửi giấy mời 2 lần cho gia đình tôi lên hòa giải, giải quyết vụ việc. Nhưng bố mẹ tôi không đi vì cho rằng gia đình mình không lấn chiếm đất, không vi phạm pháp luật. Và hôm qua gia đình tôi nhận được thông báo bằng văn bản do UBND gửi phải dỡ bỏ hàng rào cho hộ kế bên xây.

    Cho tôi hỏi: gia đình tôi làm vậy có sai không? Và UBND quyết định vậy có đúng không?

    Trân trọng cảm ơn.

    Người gửi: H.L

    Tư vấn giải quyết vấn đề lấn chiếm đất đai ?

    Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến, gọi số: đẹp không tưởng

    Trả lời:

    Công ty Luật Minh Khuê đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến công ty. Vấn đề của bạn công ty xin được giải quyết như sau:

    Theo quy định của pháp luật hiện hành, tranh chấp đất đai được giải quyết qua các thủ tục sau: Thủ tục hòa giải, thủ tục hành chính và thủ tục tố tụng.

    Thủ tục hòa giải:

    Khoản 1,2,3,4 Điều 202 Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội quy định:

    “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

    2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

    3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

    4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.”

    Trường hợp không hòa giải được tại UBND cấp xã, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai hoặc khởi kiện tài Tòa án nhân dân có thẩm quyền. (Khoản 2 Điều 203)

    Thủ tục hành chính:

    Theo Điều 203 LĐĐ, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính gồm có: Chủ tịch ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (UBND cấp huyện), Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh) và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN-MT). Cụ thể, các cơ quan trên có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất (QSDĐ) mà đương sự không có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 LĐĐ.

    Thủ tục tố tụng:

    Trường hợp đương sự có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 LĐĐ và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì vụ việc do Tòa án nhân dân giải quyết.

    Các giấy tờ về đất đai được quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 100 LĐĐ bao gồm:

    – Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15-10-1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam DCCH, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

    – Giấy chứng nhận QSDĐ tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính.

    – Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho QSDĐ hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất.

    – Giấy tờ chuyển nhượng QSDĐ, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15-10-1993, nay được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15-10-1993.

    – Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật.

    – Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

    – Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 thang 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

    – Giấy tờ về việc chuyển QSDĐ có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày LĐĐ có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển QSDĐ theo quy định của pháp luật, nay được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp.

    – Bản án hoặc quyết định của TAND, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành. .

    Trong trường hợp này gia đình kế bên đã kiện gia đình bạn liên quan đến tranh chấp đất đai. Theo đó, sau khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, UBND xã phải thực hiện việc thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất và cuối cùng thành lập Hội đồng hòa giải theo Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Theo như vụ việc trên, UBND xã đã tiến hành tổ chức hòa giải hai lần và cả hai lần gia đình bạn đều không tham gia. Như vậy, hòa giải không thành. Việc hòa giải không thành này phải được lập biên bản. Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

    Thông báo bằng văn bản do UBND gửi phải dỡ bỏ hàng rào cho hộ kế bên xây là sai vì:

    – Tranh chấp chưa được giải quyết, cả hai lần tổ chức hòa giải đều không thành công

    – Không có căn cứ chứng minh đó là đất của hộ gia đình kế bên, mặt khác cán bộ địa chính đã xuống đo đạc lại diện tích đất của gia đình). Do đó gia đình bạn có thể khiếu nại về quyết định của UBND (Luật khiếu nại 2011)

    Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật đất đai qua Email hoặc qua Tổng đài tư vấn: đẹp không tưởng .

    >> Tham khảo ngay: Có thể tố cáo hàng xóm về hành vi lấn chiếm lối đi chung hay không?

    >&gt Xem thêm:  Khiếu nại quyết định thu hồi đất và tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai ?

    6. Giải quyết việc người dân lấn chiếm đất đai để xây nhà ?

    Thưa luật sư, mong luật sư trả lời giúp tôi câu hỏi sau đây: hiện nay xã tôi có các hộ dân thuộc diện giải tỏa mặt bằng để làm tuyến đường, các hộ dân đã được thống kê và đền bù theo quy định, giai đoạn phá tuyến các hộ đã tháo dỡ nhà ra khỏi vị trí hành lang.

    Nhưng sau thời gian các hộ dân vẫn đổ đất tôn tạo lại nền nhà và dựng lại nhà vào hành lang đường, UBND xã đã nhiều lần thông báo đình chỉ nhưng các hộ vẫn cố tình không chấp hành, ngược lại còn tiếp tục đổ đất lẫn chiếm cả đất ruộng và kênh mương để làm nhà kiên cố.

    Xin luật sư tư vấn sự việc này cần giải quyết thế nào. Trân trọng cảm ơn!

    Giải quyết việc người dân lấn chiếm đất đai để xây nhà ?

    Luật sư tư vấn Luật Đất đai: đẹp không tưởng

    Trả lời:

    Chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Khuê. Vấn đề của bạn chúng tôi giải đáp như sau:

    Việc người dân tiếp tục đổ đất tôn tạo lại nền nhà và dựng lại nhà vào hành lang làn đường nơi UBND đã có quyết định thu hồi và giải phóng mặt bằng thuộc một trong các hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 12 Luật đất đai 2013 :

    Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
    1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
    2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
    3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
    4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
    5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
    6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
    8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
    9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.”
    10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.”

    Do đó, những người vi phạm sẽ bị xử phạt dưới hai hình thức sau:

    Xử lý vi phạm hành chính: Theo Khoản 4 Điều 10 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai :

    “Điều 10. Lấn, chiếm đất

    4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.”

    Khi phát hiện ra hành vi lấn, chiếm đất hành lang của người dân, cơ quan có thẩm quyền có thể ra quyết định xử phạt theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản,…tùy vào quy hoạch sử dụng của phần đất đó.

    Cưỡng chế thu hồi đất: Theo Khoản 1, 2 Điều 71 Luật đất đai 2013, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:

    Điều 71. Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất
    1. Nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 70 của Luật này.
    2. Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
    a) Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;
    b) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
    c) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;
    d) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.
    Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.”

    Như vậy, đối với hành vi vi phạm của mình, người dân phải chịu một lúc hai hình thức pháp lý khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo kỷ cương và sự nghiêm minh của pháp luật, điều này cần phải được thi hành để răn đe những người vi phạm.

    Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác bạn có thể trực tiếp đến văn phòng của công ty chúng tôi vào giờ hành chính ở địa chỉ trụ sở Công ty luật Minh Khuê hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email hoặc gọi điện để được tư vấn qua tổng đài đẹp không tưởng .

    Trân trọng!

    Bộ phận tư vấn luật đất đai – Công ty luật Minh Khuê

    >&gt Xem thêm:  Quy định của luật nghĩa vụ quân sự về chế độ khám tuyển nghĩa vụ quân sự ?