Tình huống 1 : trước đây khi bà ngoại tôi còn sống có mua 1 mảnh đất, phía sau dùng làm nơi chôn cất ông, bà và các con sau này. nhưng lúc đó tiền mua đất là do mẹ tôi đưa để mua và người bán đất cho ngoại tôi biết việc này. hiện tại cả ông ngoại, bà ngoại đã mất (mất cách đây 10 năm). ngoại có các con : * mẹ tôi thứ 3 (cũng đã hơn 60 tuổi), mẹ có 6 người con, 4 trai 2 gái * dì tư đã mất khi còn là sinh viên, không có con * dì năm đã mất được 5 năm, dì năm có 2 con gái. 1 người đã lập gia đình và có con. * cậu sáu đã mất được 8 năm, có 4 người con trai * dì út có 2 con gái giấy tờ đất là mợ sáu đang giữ nhưng dì út có ý định bán miếng đất này. tôi có các câu hỏi sau : 1. nếu phải bán đất thì ai sẽ có quyền lợi trên mảnh đất này (2 người con còn sống là mẹ tôi và dì út, hay kể cả dượng năm và mợ sáu hay con của họ)? tỉ lệ thừa hưởng ra sao ? 2. đây là đất để chôn cất ông bà, trường hợp mẹ tôi không muốn bán nhưng dì út và mợ sáu nhất quyết bán thì mẹ tôi có thể dùng người bán đất làm chứng để chứng minh lúc trước đất do mẹ bỏ tiền ra mua để giành quyền sở hữu được không ? 3.sau này nếu mẹ tôi mất thì lúc đó dì út và mợ sáu có toàn quyền quyết định và tự bán mà không cần thông qua con cháu ? 4. trường hợp tất cả đồng lòng đất này con cháu chỉ ở không được bán thì có cách nào làm giấy tờ ra sao để ràng buộc được ? 5. mợ sáu có quyền giữ sổ quyền sử dụng đất mà không đưa ra hay không ?
Tình huống 2 : tương tự mảnh đất trên nhưng là 1 mảnh đất khác ở khu vực trung tâm, ngoại tôi dùng làm nơi thờ cúng khi về già (gọi là cốc), giấy tờ cũng là mợ sáu giữ (do cậu sáu là con trai một), giờ đột nhiên dì út nói sẽ bỏ tiền ra để làm lại mặt tiền cho cốc. mảnh đất xem như là tài sản của ngoại. xin cho hỏi : 1. quyền lợi trên mảnh đất này sẽ tương tự quyền lợi trên mảnh đất trên ? 2. liệu dì út có tư vấn của ai đó là sẽ bỏ công sức, tiền của trên mảnh đất đó thì sau này có bán sẽ được chia nhiều hơn. hay quyền thừa hưởng trong trường hợp này sẽ như thế nào. vd út bỏ ra 50 triệu để làm lại. 3. khi út nói làm mà không có ai có ý kiến gì thì có khi nào pháp luật có quy định trong trường hợp đó là mọi người thừa nhận là tài sản của dì út ?
Tình huống 3 : mẹ tôi có 1 căn nhà ngang 7,8m, dài 25m, muốn các con có rõ ràng về sau không tranh chấp nên làm sổ hộ khẩu riêng cho em trai tôi và tôi, mẹ thì chung hộ khẩu với em trai. sổ đỏ thì cả tôi và em trai tôi cùng đứng tên. tôi có 1 số thắc mắc sau : 1. hộ khẩu riêng và sổ đỏ chung tên thì là quyền lợi của tôi và em tôi như thế nào ? vì tôi không rõ lắm ý nghĩa tách riêng hộ khẩu. 2. tôi nghe nói là để bán đất, nhà thì đòi hỏi tất cả những người trong hộ khẩu phải ký tên để tránh tranh chấp. điều này có đúng không ? vì nếu vậy mình cho ai đó nhập hộ khẩu ở (anh/em, con cháu), chẳng lẽ đến lúc bạn phải cần họ ký tên?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật đất đai của Công ty luật Minh Khuê.

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Bộ luật dân sự 2015;

2. Luật sư tư vấn:

>&gt Xem thêm:  Phân chia tài sản chung theo quy định nào ? Chia tài sản chung của vợ chồng là bất động sản ?

* Tình huống 1:

1. Mảnh đất có nguồn gốc là từ tiền mẹ bạn đưa cho ngoại để mua, tuy nhiên cần phải xác định rõ mẹ bạn cho ngoại hay chỉ nhờ ngoại mua giúp. Vì vậy, sẽ có hai khả năng xảy ra:

– Mẹ bạn nhờ mua giúp: trong trường hợp này mảnh đất sẽ thuộc quyền sử dụng của mẹ bạn và mẹ bạn là người duy nhất có quyền.

– Mẹ bạn cho ngoại tiền để mua đất thì đây sẽ được coi là tài sản chung của hai ngoại bạn. Và đương nhiên khi hai ngoại mất thì đó sẽ trở thành di sản chung và sẽ được chia theo di chúc hoặc chia theo pháp luật.

+ Nếu ngoại bạn để lại di chúc: thì những người có tên trong di chúc sẽ được hưởng quyền từ mảnh đất đó. Bên cạnh đó những đối tượng dù không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng 2/3 của 1 suất thừa kế theo pháp luật theo điều 644-BLDS 2015 như sau: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động.

+ Nếu ngoại bạn không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ngoại bạn: 

 Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất:

Điểm a-khoản 1-Điều 651 quy định: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Theo thông tin bạn cung cấp thì hàng thừa kế thứ nhất của ngoại bạn gồm: hai người con đầu tiên, mẹ bạn, dì tư (cần xác định rõ chết trước hay chết sau ngoại bạn, chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể ở phía dưới), dì năm, cậu sáu và dì út. Cụ thể:

Dì tư của bạn nếu chết trước khi ngoại bạn mất thì sẽ không được hưởng do theo quy định tại điều 613-BLDS 2015: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Nếu chết sau khi ngoại bạn mất thì sẽ được hưởng và phần di sản của dì bạn sẽ được chia cho những người thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật (do dì bạn chưa có con, chồng nên theo điểm b-khoản 1-Điều 651-BLDS 2015 những người sau đây sẽ được hưởng: Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Theo đó, những người có quyền bao gồm: anh, chị, em ruột của dì bạn). 

Dì năm, cậu sáu của bạn mất sau khi ngoại bạn mất nên theo Điều 652-BLDS 2015  thì vẫn được hưởng di sản thừa kế theo Điều 613-BLDS 2015 và những người có quyền đối với di sản này là con, vợ, chồng của dì năm, cậu sáu.

>&gt Xem thêm:  Mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế mới nhất năm 2020

Như vậy, nếu thuộc trường hợp thừa kế theo pháp luật thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ngoại bạn sẽ có quyền hưởng di sản thừa kế với mức hưởng như nhau.

2 và 3.

– Nếu thuộc trường hợp thừa kế theo di chúc mà ngoại bạn thể hiện ý chí rằng mảnh đất dùng vào việc thờ cúng, chôn cất thì những người thừa kế không được phép bán bởi theo khoản 1-Điều 645-BLDS 2015: Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế…

– Nếu thuộc trường hợp thừa kế theo pháp luật: việc định đoạt toàn bộ mảnh đất đó phải được các đồng sở hữu đồng ý. Vì vậy, khi dì út và mợ sáu của bạn muốn bán mảnh đất đó thì sẽ không được bán toàn bộ mà chỉ được định đoạt trong phần di sản mình được hưởng sau khi chia di sản thừa kế.

4. Đối với trường hợp này gia đình bạn cần làm thỏa thuận giữa các thành viên đưa mảnh đất vào tài sản chung của các thành viên trong gia đình. Và theo quy định của pháp luật đối với tài sản chung khi định đoạt phải được các đồng sở hữu đồng ý. Tuy nhiên đây chỉ là sở hữu theo phần cho nên nếu có 1 người nào đó muốn định đoạt phần quyền của mình thì vẫn được, tức là không có sự ràng buộc tuyệt đối rằng không được bán mảnh đất

5. Do đây là tài sản chung cho nên sau khi phân chia di sản nếu đủ điều kiện được tách thửa thì sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Và trong trường hợp này cần đưa ra giấy chứng nhận QSDĐ để làm thủ tục tách thửa, cấp GCNQSDĐ.

* Tình huống 2:

1. Nếu ngoại bạn để lại di chúc và thể hiện ý chí mảnh đất này dùng vào việc thờ cúng thì sẽ không bị coi là di sản và theo khaonr 1-ĐIều 645-BLDS 2015 tài sản này không được chia thừa kế.

2 và 3. Dù có bỏ tiền ra để tu sửa nhưng nếu thuộc trường hợp thừa kế theo pháp luật thì mỗi người thừa kế đều có quyền hưởng một phần di sản bằng nhau mà không phụ thuộc vào việc ai đóng góp công sức, tiền bạc. Còn việc dì út của bạn bỏ tiền ra tu sửa thì sau đó sẽ được hưởng quyền từ việc tu sửa đó: nhận thanh toán chi phí đã bỏ ra để tu sửa.

* Tình huống 3:

>&gt Xem thêm:  Tặng cho đất đai có phải đóng thuế không ? Thủ tục tặng cho đất

1. Quyền lợi của bạn và em trai bạn vẫn như nhau do đều là đồng sở hữu mà không quan tâm có chung hộ khẩu hay không.

2. Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ nên chúng tôi chưa xác định được nhà, đất đó thuộc sở hữu của cá nhân hay của hộ gia đình cho nên chúng tôi tư vấn như sau:

– Thuộc sở hữu của cá nhân: trong trường hợp này khi định đoạt chỉ cần những chủ sở hữu ký tên;

– Thuộc sở hữu của hộ gia đình: trong trường hợp này phải tuân theo quy định tại khaonr 2-Điều 212-BLDS 2015 như sau:

Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Như vậy, trong trường hợp này cần có sự đồng ý của các thành viên trong gia đình. Khi một người nhập khẩu vào gia đình bạn nhưng không phải là đồng chủ sở hữu thì sẽ không phải ký vào hợp đồng khi định đoạt.

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê về thắc mắc của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ đẹp không tưởng để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật Minh Khuê 

>&gt Xem thêm:  Dịch vụ luật sư tư vấn soạn thảo, xác lập di chúc và phân chia tài sản thừa kế theo quy định của pháp luật

>&gt Xem thêm:  Dịch vụ tư vấn pháp luật về thừa kế uy tín, chuyên nghiệp