Mục lục bài viết
Câu hỏi:
Theo như tôi được biết, ông bà đã muốn chia trước 1 phần căn nhà cho Vợ chồng em tôi. Phần còn lại là sẽ chia cho 5 anh em chúng tôi. Bây giờ chúng tôi có ý định bán nhà, Vợ chồng em tôi cũng muốn được chia. Nói là 1 phần căn nhà lúc trước là bán…nên ko tính đến. Vì Ba mẹ tôi đã mất nên ko còn ai để đối chứng. Tôi đã lên quận trich lục hồ sơ thì mới thấy được Giây Cho 1 Phần Căn nhà có chữ ký của Mẹ tôi và Vợ chồng em tôi.
Vậy tôi xin hỏi, nếu căn nhà được bán thì Em tôi có được chia hay không ? Tôi có đính kèm giấy cho 1 phần căn nhà và 1 số giấy tờ, nhờ Luật sư xem xét. Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật Minh Khuê. Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.
Kính thư
Người gửi: Linh Phan
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật đất đai của Công ty Luật Minh Khuê
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến: đẹp không tưởng
Giaỉ quyết vấn đề:
>> Xem thêm: Luật sư Tư vấn Pháp luật Miễn phí qua Điện thoại
1. Căn cứ pháp lý :
Bộ luật dân sự 2015
2. Giaỉ quyết vấn đề :
Khi bạn lên quận xin trích lục hồ sơ thì thấy giấy tờ cho 1 phần căn nhà có chữ ký của bố mẹ và vợ chồng em của bạn. Như vậy giữa hai bên đã có giao dịch tặng cho và giao dịch này có giá trị pháp lý. Do bố mẹ của bạn không để lại di chúc nên di sản của ông bà sẽ được chia theo pháp luật theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015.
2.1 Di sản là gì?
Theo quy định tại Điều 612 Bộ Luật dân sự 2015 thì: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
2.2 Ai là người thừa kế?
Theo quy định 613 Bộ Luật dân sự 2015 thì Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
2.3 Khi nào thì chia thừa kế theo pháp luật:
Những trường hợp thừa kế theo pháp luật: Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: Không có di chúc; Di chúc không hợp pháp; Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
>> Xem thêm: Chính thể quân chủ chuyên chế là gì ? Sự hình thành, phát triển chính thể quân chủ chuyên chế
2.4 Ai được thừa kế theo Pháp luật?
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế. Hàng thừa kế quy định tại Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 cụ thể: Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2.5 Tổng kết
Như vậy, có nghĩa là, em của bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên cũng được hưởng phần di sản bằng với những người thừa kế cùng hàng. Việc vợ chồng em ấy được bố mẹ bạn tặng cho trước khi mất không ảnh hưởng đến quyền thừa kế. Vậy nên nếu bạn muốn chuyển nhượng nhà thì sẽ phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế và lúc này giá trị của căn nhà sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất trong đó có người em của bạn.
Trân trọng./.
>> Xem thêm: Mẫu một số công văn thông dụng hiện hành – Cách hướng dẫn viết công văn