A. DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG, XÁC THỰC DI CHÚC
I. CÁC GIẤY TỜ CẦN XUẤT TRÌNH
– Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu của người lập di chúc.
– Các giấy tờ về quyền sở hữu đối với tài sản như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoạc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Sổ tiết kiệm; Đăng ký xe; Cổ phiếu, Cổ phần hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản khác (nếu có).
– Bản di chúc đã viết sẵn (nếu có).
– Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu của người làm chứng (trong trường hợp cần có người làm chứng).
Luật sư tư vấn luật Đất đai qua điện thoại gọi số: đẹp không tưởng
II. TRÌNH TỰ CÔNG CHỨNG
>> Xem thêm: Luật sư Tư vấn Pháp luật Miễn phí qua Điện thoại
Bước 1:
1. Người lập di chúc tự viết Di chúc: Người lập di chúc tự viết di chúc trước mặt Công chứng viên hoặc xuất trình bản chính di chúc do chính người đó đã viết sẵn (hai vợ chồng có thể lập chung di chúc). Trường hợp xuất trình bản di chúc đánh máy sẵn thì cần có người làm chứng. Nộp phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu quy định, Công chứng viên sẽ kiểm tra tính chính xác và hợp pháp của nội dung di chúc. Nếu bản Di chúc đạt yêu cầu thì công chứng viên sẽ hướng dẫn ký (điểm chỉ) vào Di chúc. Trường hợp bản Di chúc không đạt yêu cầu, Công chứng viên sẽ sửa đổi, bổ sung.
2. Người lập di chúc không tự viết Di chúc: Người lập Di chúc sẽ tuyên bố nội dung di chúc để Công chứng viên ghi chép lại bằng máy vi tính. Sau đó, người lập di chúc đọc lại hoặc nghe Công chứng viên đọc lại toàn văn di chúc. Nếu người lập di chúc xác nhận rằng Công chứng viên đã ghi chép lại đầy đủ, chính xác ý nguyện thì Công chứng viên hướng dẫn ký (điểm chỉ) vào bản di chúc với sự chứng kiến của người làm chứng. Người làm chứng ký vào di chúc.
* Ghi chú: Trường hợp người lập di chúc không tự đọc được, không nghe được hoặc không ký và điểm chỉ được thì phải có 2 người làm chứng.
* Người làm chứng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: Đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật, không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến nội dung di chúc và không thuộc diện thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật đối với tài sản được định đoạt trong di chcú.
Bước 2: Công chứng viên ký công chứng di chúc
Bước 3: Nộp lệ phí, đóng dấu văn phòng công chứng.
B. VĂN BẢN KHAI NHẬN, TỪ CHỐI, THOẢ THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ
I. CÁC GIẤY TỜ CẦN XUẤT TRÌNH
– Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu, Giấy khai sinh của người lập văn bản khai nhận / từ chôi / thoả thuận phân chia di sản thừa kế.
>> Xem thêm: Số điện thoại luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài
– Giấy chứng tử của người để lại di sản.
– Giấy tờ về di sản thừa kế như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Sổ tiết kiệm, đăng ký xe, cổ phần hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản (nếu có).
– Di chúc hợp pháp (nếu có).
II. TRÌNH TỰ CÔNG CHỨNG
– Người yêu cầu công chứng nộp đủ các giấy tờ nêu trên cho Công chứng viên, nộp phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu quy định.
– Công chứng viên nhận hồ sơ, xem xét hoặc soạn thảo văn bản và hẹn thời gian ký.
– Người yêu cầu công chứng đọc văn bản, khi đồng ý với nội dung thì ký vào văn bản trước mặt Công chứng viên.
– Công chứng viên ký công chứng văn bản.
– Nộp lệ phí, đóng dấu Văn phòng công chứng.
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
Bộ phận luật sư đất đai – Công ty luật Minh Khuê
—————————-
THAM KHẢO MỘT SỐ DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT:
1. Tư vấn tách thửa đất đai;
2. Tư vấn pháp luật đất đai;
3. Tư vấn cấp lại sổ đỏ bị mất;
4. Tư vấn mua bán, chuyển nhượng đất đai;
5. Tư vấn đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
6. Tư vấn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do trúng đấu giá;
>> Xem thêm: Tư vấn pháp luật giao thông trực tuyến qua tổng đài điện thoại
>> Xem thêm: Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua tổng đài điện thoại