Mục lục bài viết
1. Tư vấn giải quyết tranh chấp nhà đất thừa kế trong gia đình?
Sau vài năm thì ba tôi mất không di chúc vì ông bệnh ra đi đột ngột. Mẹ tôi đã được bà nội tôi cho đứng tên căn nhà trong đó có tên tôi và chị tôi đứng tên đồng sở hữu. Vậy xin hỏi luật sư khi mẹ tôi bán nhà có sự đồng ý của 2 chị em tôi thì những người có tên trong hộ khẩu có quyền tranh chấp hoặc đòi chia tài sản được không? Tôi có người bác đã tách hộ khẩu rồi nhưng mang tiếng là con của bà nội vậy ông có thưa kiện gì mẹ và 2 chị em tôi không? Nhà tôi đã được xây dựng trên 10 năm rồi mà không ai tranh chấp hoặc thưa kiện.
Vậy hỏi luật sư gia đình tôi tiến hành mua bán nhà được không? Nhà tôi có 2 căn 1 lớn 1 nhỏ chung quyền sử dụng đất. Giờ mẹ tôi muốn bán căn lớn để lại căn nhỏ lại cho người cháu chồng được không? Chung quyền sử dụng đất mà bán 1 căn còn lại căn nhỏ có đăng ký trở thành nhà riêng được không? Trân trọng cảm ơn.
Người gửi: H.L
Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến qua điện thoại, gọi số: đẹp không tưởng
Trả lời:
Theo những nội dung bạn đưa ra thì chúng tôi xác định rằng: bố bạn đã được bà nội bạn tặng cho căn nhà bao gồm quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của bà, sau khi bố bạn mất không để lại di chúc thì mẹ bạn được bà nội chuyển quyền sở hữu cùng với bạn và chị bạn.
Như vậy, sau khi bố bạn mất thì căn nhà và quyền sử dụng đất trở thành tài sản thừa kế, áp dụng quy định của pháp luật dân sự về thừa kế theo pháp luật, người có quyền hưởng di sản thừa kế của bố bạn bao gồm : Bà nội, mẹ bạn, bạn và chị của bạn. Bà nội bạn từ chối nhận phần si sản của mình và chuyển quyền cho mẹ bạn và chị em bạn thì căn nhà hoàn toàn thuộc sở hữu của ba mẹ con (theo Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Về nguyên tắc người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp, có quyền với tài sản theo quy định của pháp luật mà không liên quan đến những người khác có tên trong hộ khẩu
Áp dụng quy định tại Khoản 1 Điều 167 Luật đất đai 2013:
“Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.”
Nếu được sự đồng ý của bạn và chị bạn thì mẹ bạn hoàn toàn có quyền tặng cho, bán căn nhà đó. Trong trường hợp 2 căn có chung quyền sử dụng đất thì gia đình bạn phải làm thủ tục tách thửa trước khi bán và tặng cho lại. Tuy nhiên, mảnh đất này phải đáp ứng đủ điều kiện tối thiểu để tách thửa thì bạn mới có thể tách thửa được.
>> Tham khảo thêm: Tranh chấp đất mua bằng giấy viết tay xử lý như thế nào?
>> Xem thêm: Quy định về cấp sổ đỏ cho đất khai hoang mới nhất năm 2020 ?
2. Hướng dẫn giải quyết vấn đề tranh chấp nhà đất?
>> Luật sư trả lời: Tranh chấp phát sinh do đổi nhà đất và chi phí cho vụ kiện về tranh chấp nhà đất?
>> Xem thêm: Năm 2020, xây nhà lấn, chiếm đất công có bị phạt không ?
3. Xin tư vấn về tranh chấp nhà đất đã cấp quyền sử dụng đất?
> Luật sư trả lời: Giải quyết tranh chấp đất (không có giấy tờ) trong gia đình?
>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất khi không có giấy tờ chứng minh ?
4. Tư vấn tranh chấp nhà đất và điều kiện cấp sổ đỏ?
>> Luật sư trả lời: Tư vấn và phân tích vụ việc khởi kiện giải quyết tranh chấp đất?
>> Xem thêm: Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với từng loại đất theo quy định của pháp luật đất đai ?
5. Tư vấn giải quyết tranh chấp nhà đất trong gia đình?
Người gửi: P.A
Luật sư tư vấn luật đất đai qua tổng đài gọi số: đẹp không tưởng
Trả lời:
Trong trường hợp này, do bố bạn là người đứng tên căn nhà, mẹ bạn là người thừa kế nên bố mẹ bạn là người sở hữu của ngôi nhà. Vì vậy, bố mẹ bạn hoàn toàn có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với ngôi nhà. Cụ thể quyền sở hữu được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
“Điều 158. Quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
Điều 160. Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
3. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định tại Bộ luật này, luật khác có liên quan nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác.”
Theo đó, bố bạn hoàn toàn có quyền trong việc bán căn nhà mà cô bạn không thể kiện ra tòa vì bố bạn là chủ sở hữu hợp pháp đối với căn nhà này.
>> Tham khảo ngay: Tranh chấp đất nhà thờ dòng họ nên xử lý thế nào?
>> Xem thêm: Cần tư vấn luật cư trú, đăng ký thường trú tại Hà Nội ?
6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp nhà ở ?
Đến nay, một người con thay mặt gia đình ông anh trai tôi (người này hiện nay cũng đang sống ở Đức) về đòi lại căn nhà trên. Tình hình hiện nay căn nhà của tôi đang ở không có sổ đỏ, vì tôi không có bất cứ loại giấy tờ gì của căn nhà. Như vậy, gia đình tôi phải giải quyết như thế nào? Nếu tôi muốn giữ căn nhà lại không giao nhà có được không? Nếu tôi buộc phải chấp nhận giao nhà thì tôi có quyền lợi đòi hỏi như thế nào là đúng pháp luật? Gia đình hai gười con trai tôi (đứng tên trong hộ khẩu) có quyền yêu cầu quyền lợi riêng không? Tôi có thể yêu cầu 1/2 giá trị căn nhà có được không, nếu được thì tôi phải dựa vào căn cứ pháp lý nào để đòi hỏi? Nếu không thể yêu cầu 1/2 giá trị căn nhà thì tôi có thể yêu cầu quyền lợi là bao nhiêu? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi: đẹp không tưởng
Trả lời:
Căn cứ quy định tại Chương XXI và Chương XXII Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thừa kế thì:
Theo thông tin bạn cung cấp, bố bạn có để lại tờ phân tài sản cho người anh. Như vậy, bạn cần phải xem xét, tờ phân tài sản đó có phải là di chúc hợp pháp hay không?
* Nếu là di chúc hợp pháp thì bạn buộc phải giao căn nhà đó cho người anh trai của bạn. Khi đó, gia đình bạn sẽ được coi là người quản lý di sản và được hưởng quyền sau theo Điều 618 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền của người quản lý di sản:
“1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây:
a) Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;
b) Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế;
c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây:
a) Được tiếp tục sử dụng di sản theo thoả thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;
b) Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế;
c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
3. Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý.”
Như vậy, bạn chỉ được hưởng thù lao theo thỏa thuận với người thừa kế là anh trai bạn.
* Trong trường hợp di chúc đó không hợp pháp thì di sản được chia thừa kế theo pháp luật. Theo thông tin bạn cung cấp, anh trai bạn đã mất, tuy nhiên, vào thời điểm mở thừa kế, anh trai bạn còn sống nên vẫn được tính là 1 suất thừa kế.
Khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.”
Do đó, di sản của bố bạn để lại chia cho 2 suất thừa kế nên bạn được hưởng 1/2 diện tích căn nhà theo quy định của pháp luật. Còn 1/2 căn nhà còn lại thuộc về di sản của người anh trai bạn để lại cho những người thừa kế.
Như vậy:
1. Bạn không giữ được ngôi nhà đó vì nếu di chúc hợp pháp thì ngôi nhà đó thuộc quyền sở hữu của anh bạn theo quy định của pháp luật, anh trai bạn mất thì những người thừa kế của anh trai bạn được hưởng, trường hợp di chúc hợp pháp thì chia thừa kế theo pháp luật, trường hợp này, người anh bạn vẫn được tính là 1 suất thừa kế.
2. Bạn buộc phải trả lại tài sản trong trường hợp di chúc hợp pháp, đồng thời bạn chỉ được hưởng thù lao quản lý di sản thừa kế.
3. Hai người con trai của bạn không liên quan gì đến tài sản. Vì anh người con trai của bạn không thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015.
4. Bạn có quyền yêu cầu chia 1/2 di sản khi thừa kế theo pháp luật.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: đẹp không tưởng hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật Minh Khuê
>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất, sang nhượng, tặng cho nhà đất mới năm 2020