Từ chuyện quán quân Đường lên đỉnh Olympia: Sự khiêm tốn cần thời gian tu thân
Câu chuyện cuộc sống về sư tử già
Chú chó Tây Tạng sủa lên đầy vẻ đe dọa nhưng chó già không tỏ ra sợ hãi. Thấy vậy không hài lòng lắm nên ông này nói: “Ông lão, không rõ chó của ông giống gì, hãy cho chó của ông tỉ thí với chó của tôi xem nào? Nếu chó của ông thua thì ông đưa cho cháu 500 tệ, nếu chó của cháu thua thì cháu sẽ đưa ông 2000 tệ”.
Muốn có sự khiêm tốn cần thời gian tu thân
Khiêm tốn là một mỹ đức, đồng thời cũng là thể hiện cảnh giới cao trong đối nhân xử thế. Nhưng để đến được bậc cao đó ta đã phải bước qua không ít những bậc thấp hơn.
Khi ở những bậc thấp thì ta thường có chút kiêu ngạo, tự mãn với những gì mình làm được cũng là lẽ thường. Vì mức thành công tuy nhỏ nhưng đủ làm ta vui, ta hạnh phúc với điều mình đat được sau những cố gắng là tâm lý rất đỗi bình thường của con người.
Vì chưa đủ tu thân nên ta đâu biết kiểm soát được cảm xúc của mình, để chúng bộc lộ ra ngoài một cách cởi mở lại dễ bị người đời chê trách. Thế nên, Nguyễn Thị Thu Hằng – quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2020 bị đánh giá là kiêu ngạo cũng chỉ phản ánh tâm lý chung của đám đông với một người “không khéo léo” khi quá vui mừng với chiến thắng của mình.
Hãy thử nghĩ xem với một cô gái 17-18 tuổi lần đầu chạm vào đỉnh vinh quang với mức phần thưởng lớn mà cô đã nuôi mộng từ thuở nhỏ, đã lập kế hoạch để có được vị trí hiện tại, mà cô lại có thể giấu được sự háo hức, tự hào, vui sướng… thì có vẻ không thực tế.
Đúng là ai cũng cần sự khiêm tốn nhưng đó không thể là việc ngày một ngày hai có thể thực hiện được. Thực tế là sự khiêm tốn cần thời gian tu thân, rèn giũa mỗi ngày.
Mà tự hỏi chính bạn cũng đã đủ giáo dưỡng chính mình đến độ đó chưa mà có quyền chỉ trích một cô gái trẻ cơ chứ?
Việc chê người khác là việc dễ hơn cả việc tu thân nên các anh hùng bàn phím giờ đây cứ mọc lên như nấm sau mưa. Họ quên dành thời gian tu dưỡng chính mình nên rảnh rỗi đi bình luận, chỉ trích và tự cho mình quyền phán xét người khác rồi cho rằng mình cao thượng chăng?
Với Thu Hằng thì tất cả chỉ mới là sự khởi đầu, trước khi bước ra khỏi thế giới an toàn chỉ sách vở của mình, cô bé còn cả chặng đường dài phía trước để tiếp xúc với nhiều người, nhiều nền văn hóa khác nhau để nhận ra ta cũng nhỏ bé trong thế này mà thôi.
Lúc đó không cần chỉ trích, tự cô sẽ tự biết tìm cách để khiêm tốn, nhún nhường chứ không đáng để nhận lời chê bai có phần quá tiêu cực lan tràn trên các mặt báo cho tới các cư dân mạng như những ngày qua.
Khiêm tốn thể hiện trong sự thuần tịnh, tử tế và khoan dung của một người có hàm dưỡng vì nó là biểu hiện của sự tôn trọng thực sự đối với tất cả mọi người. Nhưng đó là một quá trình cố gắng không ngừng theo thời gian, thay vì vội vàng chê bai ai đó, hãy tự tu lấy thân mình.
Xem thêm: Những câu nói hay về sự khiêm tốn để nhắc nhở bản thân sống đẹp với đời
Tu thân như thế nào mới có thể trở nên khiêm tốn?
Nếu quá khiêm tốn sẽ trở thành tự ti, tự hạ thấp bản thân, thể hiện sai khiến người khác cho rằng mình yếu kém. Thế nhưng tự tin vào khả năng của mình quá thì bị chê trách là tự kiêu. Khi đó khái niệm khiêm tốn có vẻ khó hiểu, khó cắt nghĩa. Vậy như thế nào mới thực sự là khiêm tốn?
1. Đó là khi bạn biết biển học là vô tận
Nhà thông thái đáp rằng ông biết rất nhiều, từ đông tây kim cổ, kiến thức ông có rất nhiều nhưng bơi thì ông không biết. “Vậy là ông sắp mất cả cuộc đời rồi vì giông bão sắp đến và tôi chỉ có thể bơi để tự cứu mình mà thôi!”.
2. Tạm quên đi chiến thắng và những lời khen ngợi
Không quên việc ăn mừng nhưng cũng đừng quên việc gác nó sang một bên để tiếp tục cố gắng. Đừng để những lời khen có cánh của những kẻ xấu khiến bạn xa rời thực tế, mai một tài năng của mình bằng vòng hào quang, sự ảo tưởng.
3. Không cho rằng mình đúng và phán xét người khác
4. Không cạnh tranh thiếu lành mạnh
Hãy nể phục họ hơn là ghen ghét đố kỵ với người bạn cho rằng họ hơn bạn. Chẳng có chuyện ai đáng giá hơn ai cả, chỉ là điều này xuất phát từ tâm lý so sánh của bạn mà thôi.