Mục lục bài viết

    1. Trổ cửa ra lối đi chung có được không ?

    Xin chào luật sư luật Minh Khuê!!! Nhờ luật sư tư vấn giúp em ạ. Hiện tại nhà em đang ở muốn trổ cửa sau ra hẻm đường là lối đi chung nhưng bị nhà hàng xóm sau nhà ngăn cản không cho mở cửa Luật sư cho em hỏi việc nhà em mở cửa thoát hiểm ra lối đi chung có vi phạm pháp luật không ạ? Và cần xin thủ tục cấp phép tại cơ quan nào ở phường hay quận ạ ?
    Mong nhận được tư vấn từ luật sư ạ. Xin cám ơn.

    Trổ cửa ra lối đi chung có được không ?

    Luật Minh Khuê tư vấn pháp luật đất đai gọi: đẹp không tưởng

    Trả lời:

    Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

    Điều 175 và Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

    “Điều 175. Ranh giới giữa các bất động sản

    1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

    Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.

    2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

    Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Điều 254. Quyền về lối đi qua

    1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

    Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

    Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

    3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

    Như vậy, có thể thấy rằng trong ranh giới đất nhà bạn, bạn hoàn toàn có quyền sử dụng. Đối với việc bạn có nhu cầu mở cửa đi ra lối đi chung chỉ được thực hiện khi công trình của bạn bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng.

    Theo dữ liệu bạn đưa ra thì bạn có nói rằng gia đình bạn muốn mở cửa sau như vậy chúng tôi có thể hiểu gia đình bạn đã có 1 lối đi, 1 cửa chính rồi do đó việc gia đình bạn mở cửa sau sẽ khá là khó.

    >> Bài viết tham khảo thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp lối đi chung của xóm ?

    >&gt Xem thêm:  Việc xác định cơ quan giải quyết tranh chấp và chọn luật áp dụng đối với hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài

    2. Tư vấn mở cửa đi ra ngõ đi chung ?

    Kính gửi cty luật minh khuêchúng tôi có nhu cầu cty tư vấn cho việc mở cửa đi ra ngõ đi chung. Hiện nay căn nhà chúng tôi đang ở hiện có hai ngõ trước và sau nhà. Nhàhiện nay có 2 cửa ra vào, 1 cửa chính và 1 cửa ngách ở phía ngang hông nhàvà có 1 cửa sổ mở phía sau nhà thông ra ngõ sau nhà cùng đường đi với cửa ngách. Phía sau nhà tôi vừa mới giải tỏa làm đường nên ngách này đi ra đượcđường mới. Vì vậy gia đình chúng tôi muốn mở cửa đi tại vị trí cửa sổ hiệnnay để thuân tiện đi lại. Tuy nhiên chúng tôi đang gặp một số khó khăn bởicác gia đình xung quanh không cho mở với lý do nhà tôi đã có cửa chính,không được mở này. Trước khi giải phóng mặt bằng thì ngõ này là đường đi chung của nhiều hộ gia đình , trong đó có cả gia đình tôi. Cửa sổ nhà tôi quay ra khoảng ngõ,đi tới 3 nhà trước đây là trong cùng của ngõ, nhưng hiện nay những nhà nàyđều đi thẳng ra đường mới mở. Khoảng trống phía cửa sổ nhà tôi rộng khoảng10 mét và trông thẳng ra đường mới mở, không nhìn vào nhà nào cả.
    Khi chúng tôi sửa nhà và muốn mở cửa ra vị trí này thì các hộ gia đình xung quanhtrong ngõ gửi đơn kiến nghị lên phường, quận yêu cầu không cho gia đình tôimở của này mặc dù ngõ này, đất này không của riêng ai cả. Vậy tôi mong muốn cty luật minh khuê tư vấn pháp lý để gia đình tôi đạtđược mong muốn như pháp luật cho phép ?
    Xin trân trọng cám ơn.
    – Trung An H.

    >> Luật sư trả lời: Cản trở lối đi chung khi đang xảy ra tranh chấp thì bị xử lý thế nào ?

    >&gt Xem thêm:  Luật sư giải thích ký hiệu các loại đất (LUC, ONT, ODT, CLN, TMD…) trên bản đồ địa chính

    3. Tư vấn về Việc sử dụng ngõ đi chung ?

    Chào luật sư. Xin luật sư tư vấn giùm; nhà tôi có một mảnh đấtkhoảng 100 mét vuông muốn xây nhà đi ra ngõ mà trong bản đồ xã là ngõ củauy ban nhan dân. Nay từ đường của một họ xay công lớn chặn đường đi của mảnhđất nhà tôi và một nhà nữa. Nhưng người đại diện cho họ đó nói rằng :ngõ nàylà ngõ của từ đường đó nên họ có quyền làm tất cả nhưng không đưa ra sổ đỏchứng minh quyền sử dụng ngõ đó. Đất nhà tôi đinh xay la cái nhà không có cócổng. Tôi đính kèm hình ảnh mong luật sư xem. Tôi xin hỏi luật sư họ nóithế đúng hay sai. Nếu không đúng tôi cần làm gì để giải quyết vấn đề đó(xinluật su nêu rõ các bước cụ thể) ?
    Tôi mong nhận được sự hồi âm của luật sư sớm nhất. Tôi xin chan thanh cảm ơn luật sư.
    – Phạm Thị Dung>>

    >> Luật sư trả lời: Có thể tố cáo hàng xóm về hành vi lấn chiếm lối đi chung hay không?

    >&gt Xem thêm:  Giải thích các mã ký hiệu về loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính (ONT, BHK, ODT, LUC, TMD…)

    4. Giải quyết tranh chấp ngõ đi chung với hàng xóm ?

    Thưa luật sư ! Ngày xưa bố mẹ tôi chia cho gia đình tôi một mảnh đất có ngõ đi chung với nhà bên cạnh. Bây giờ nhà tôi đi ngõ mới lên xây tường thành để không đi ngõ cũ nữa. Mà xây tường thành thì vẫn trên đất nhà tôi. Thế mà từ khi nhà tôi xây tường thành thì nhà bên cạnh làm đơn lên xã với lý do là nhà tôi xây tường lên ngõ đi chung và đòi ngõ đi chung đó là của họ với chiều rộng là 3 mét. Mà ngày xưa khi bố mẹ tôi chia đất cho gia đình tôi thì bảo là ngõ đi chung của hai nhà. Thế mà nhà bên cạnh bây giờ lại tuyên bố ngõ đi chung là của họ khi mà nhà tôi không có tranh chấp đất gì cả. Đó là ngõ đi chung từ các cụ ngày xưa để lại.Vậy xin luật sư tư vấn giải quyết cho tôi ?
    Tôi xin cảm ơn !

    Giải quyết tranh chấp ngõ đi chung với hàng xóm ?

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến,gọi: đẹp không tưởng

    Trả lời:

    Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục hỏi đáp của công ty chúng tôi:

    Thứ nhất, quy định về quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề

    Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn xây tường trên đất thuộc quyền sử dụng của bạn (việc này sẽ được xác định lại theo hồ sơ địa chính) và không có ảnh hưởng gì đến lối đi của người khác. Căn cứ vào Điều 273, Điều 274 Bộ luật dân sự 2005 có quy định như sau :

    Điều 273. Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề

    Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thoả thuận khác.

    Điều 274. Xác lập quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề

    1. Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề được xác lập theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

    2. Trong trường hợp quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề đã được xác lập cho chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất thì người được chuyển giao nhà, quyền sử dụng đất cũng được hưởng quyền đó.”

    Như vậy, nếu hai nhà không thể thỏa thuận được với nhau thì theo quy định của pháp luật nếu nhà bên cạnh muốn đường ngõ kéo ra 3m vào cả phần đất mà bạn đang sử dụng thì phải đền bù.

    Thứ hai, giải quyết tranh chấp ngõ đi chung

    Có hai cách để giải quyết trường hợp của bạn như sau:

    – Một là, nhà bạn và nhà hàng xóm sẽ tự thỏa thuận với nhau về lối đi chung

    – Hai là, trường hợp không hòa giải được bạn có thể gửi đơn yêu cầu hòa giải lên Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Nếu hòa giải không thành, thì bạn phải gửi đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân quận/huyện nơi có thửa đất để yêu cầu giải quyết, đồng thời kèm theo các giấy tờ liên quan để chứng minh về quyền sử dụng đất của gia đình bạn.

    >> Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số:đẹp không tưởng hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

    >&gt Xem thêm:  Tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

    5. Xin tư vấn về việc chuyển nhượng ngõ đi chung ?

    Kính chào công ty Luật Minh Khuê! Tôi đang đặt cọc mua 1 mảnh đất diện tích 96m2 có sổ đỏ. Hiện đang làm thủ tục tách sổ đỏ cho 2 nhà là nhà tôi và chủ đất. Tuy nhiên, mặt tiền của mảnh đất chỉ được 5,02m nên để tách được sổ đỏ thì phải thụt mặt tiền vào bên trong cho đủ 6m ( mỗi nhà sẽ có mặt tiền 3m, do nhà nở hậu nên làm được ) .

    Phần đất thừa khi thụt mặt tiền sẽ được chuyển đổi thành ngõ đi chung . Nhưng vì đã có ngõ đi vào trước mặt 2 nhà sẵn rồi nên tôi muốn chia đôi ngõ đi chung thành ngõ sử dụng riêng cho từng nhà bằng cách thỏa thuận mua bán và trên danh nghĩa chủ đất sẽ cho tặng cho nhà tôi. Việc này có khả thi không? Có khả năng xảy ra tranh chấp nếu chủ đất bán nhà cho một bên thứ 3 không ?

    Xin cám ơn luật sư nhiều!

    Xin tư vấn về việc chuyển nhượng ngõ đi chung ?

    Tư vấn Luật dân sự về tranh chấp ngõ đi chung, gọi: đẹp không tưởng

    Trả lời:

    Theo quy định tại Điều 467, Bộ luật dân sự năm 2005, tặng cho bất động sản được quy định như sau:

    “1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.

    2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.”

    Đất đai là một loại bất động sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử dụng, do đó trong trường hợp này, khi chủ sở hữu của mảnh đất cho bạn mảnh đất thông qua một hợp đồng tặng cho bằng văn bản có dấu xác nhận của ủy ban phường, sau đó bạn và chủ sở hữu cần làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất để mảnh đất đứng tên bạn, khi đó hợp đồng tặng cho của chủ sở hữu cho bạn sẽ có hiệu lực pháp luật.

    Như vậy, bạn đã có quyền sử dụng mảnh đất một cách hợp pháp, chủ sở hữu cũ đã không còn quyền hạn với mảnh đất này, do đó, không có quyền bán mảnh đất này cho người khác và sẽ không có tranh chấp mảnh đất này xảy ra (nếu có cũng là tranh chấp giữa chủ sở hữu cũ và người mua kia).

    Tuy nhiên, như thông tin bạn cung cấp, bạn và chủ sở hữu thỏa thuận mua bán nhưng trên danh nghĩa chủ đất sẽ cho tặng cho nhà bạn, trường hợp này hợp đồng cho tặng sẽ bị vô hiệu.

    Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:

    Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

    Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.

    Như vậy, trong trường hợp sự vi phạm bị phát hiện, hợp đồng tặng cho vô hiệu, hợp đồng của chủ đất và bạn sẽ là hợp đồng chuyển nhượng, và tương tự, khi đã sang tên quyền sử dụng đất thì bạn chính là chủ sở hữu mảnh đất đó, chủ cũ sẽ không có quyền bán mảnh đất nữa.

    >> Tham khảo ngay: Hướng dẫn thủ tục hiến đất để làm lối đi chung ?

    >&gt Xem thêm:  Tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thiết kế, thi công và xây dựng

    6. Tư vấn về ngõ đi chung và nhà ở tại Hà Nội?

    Kính gửi Công ty luật Minh Khuê, tôi có câu hỏi xin được giải đáp: quê ở Hà Nội tôi rất mong muốn được Công ty tư vấn giúp một số nội dung liên quan đến ngõ đi chung và nhà ở theo quy định chung của pháp luật ?
    Xin trân trọng cảm ơn Quý Công ty!
    Người gửi: H

    >> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến qua tổng đài, gọi: đẹp không tưởng

    Trả lời:

    Thưa quý khách hàng! Công ty Luật TNHH MINH KHUÊ xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

    1. Quy định về lối đi chung

    Điều 275 Bộ luật Dân sự 2005 quy định quyền về lối đi qua bất động sản liền kề:

    “1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

    Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

    2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

    3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

    2. Pháp luật quy định về nhà ở

    Luật Nhà ở 2014 quy định về quyền sở hữu nhà ở như sau:

    + Về Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

    1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

    2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

    3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.

    + Về Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở

    + Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.

    + Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:

    – Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

    – Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

    – Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật này.

    + Về công nhận quyền sở hữu nhà ở

    – Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 8 của Luật này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn.

    – Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

    Trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này thì bên mua nhà ở được cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn sở hữu nhà ở; khi hết hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận thì quyền sở hữu nhà ở được chuyển lại cho chủ sở hữu lần đầu; việc cấp Giấy chứng nhận cho bên mua nhà ở và xử lý Giấy chứng nhận khi hết hạn sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

    – Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải ghi rõ trong Giấy chứng nhận loại và cấp nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng; trường hợp là căn hộ chung cư thì phải ghi cả diện tích sàn xây dựng và diện tích sử dụng căn hộ; nếu là nhà ở được xây dựng theo dự án thì phải ghi đúng tên dự án xây dựng nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

    – Đối với nhà ở được đầu tư xây dựng theo dự án để cho thuê mua, để bán thì không cấp Giấy chứng nhận cho chủ đầu tư mà cấp Giấy chứng nhận cho người thuê mua, người mua nhà ở, trừ trường hợp chủ đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở chưa cho thuê mua, chưa bán; trường hợp chủ đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê thì được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

    – Trường hợp nhà ở của hộ gia đình, cá nhân có từ hai tầng trở lên và tại mỗi tầng có từ hai căn hộ trở lên đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với từng căn hộ trong nhà ở đó.

    + Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở

    – Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây:

    + Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;

    + Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;

    + Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;

    + Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;

    + Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

    Trường hợp là chủ sở hữu nhà chung cư thì có quyền sở hữu, sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và các công trình hạ tầng sử dụng chung của khu nhà chung cư đó, trừ các công trình được xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở;

    + Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng;

    + Được bồi thường theo quy định của luật khi Nhà nước phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở hoặc được Nhà nước thanh toán theo giá thị trường khi Nhà nước mua trước nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai;

    + Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở.

    – Trường hợp thuộc diện sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này thì trong thời hạn sở hữu nhà ở, chủ sở hữu được thực hiện các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận thì chủ sở hữu đang quản lý, sử dụng nhà ở phải bàn giao lại nhà ở này cho chủ sở hữu nhà ở lần đầu.

    – Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì có các quyền theo quy định tại Điều 161 của Luật này.

    – Người sử dụng nhà ở không phải là chủ sở hữu nhà ở được thực hiện các quyền trong việc quản lý, sử dụng nhà ở theo thỏa thuận với chủ sở hữu nhà ở.

    + Về nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sở dụng nhà ở

    – Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các nghĩa vụ sau đây:

    + Sử dụng nhà ở đúng mục đích quy định; lập và lưu trữ hồ sơ về nhà ở thuộc sở hữu của mình;

    + Thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vệ sinh, môi trường, trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;

    + Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật khi bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; đối với giao dịch nhà ở là tài sản chung của vợ chồng thì còn phải thực hiện theo các quy định của Luật hôn nhân và gia đình;

    + Thực hiện đúng quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác khi bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở; trường hợp thuộc diện sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này thì việc cải tạo, phá dỡ nhà ở được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên;

    + Đóng bảo hiểm cháy, nổ đối với nhà ở thuộc diện bắt buộc phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;

    + Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật về việc xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nhà ở, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phá dỡ nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất, giải tỏa nhà ở, trưng mua, trưng dụng, mua trước nhà ở;

    + Có trách nhiệm để các bên có liên quan và người có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, theo dõi, bảo trì hệ thống trang thiết bị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần diện tích thuộc sở hữu chung, sử dụng chung;

    + Thực hiện nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước khi được công nhận quyền sở hữu nhà ở, khi thực hiện các giao dịch và trong quá trình sử dụng nhà ở theo quy định của pháp luật.

    – Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 162 của Luật này.

    – Người sử dụng nhà ở không phải là chủ sở hữu phải thực hiện các nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng nhà ở theo thỏa thuận với chủ sở hữu nhà ở và theo quy định của Luật này.

    + Quy đinh về thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở

    1. Trường hợp mua bán nhà ở mà không thuộc diện quy định tại khoản 3 Điều này và trường hợp thuê mua nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    2. Trường hợp góp vốn, tặng cho, đổi nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu là kể từ thời điểm bên nhận góp vốn, bên nhận tặng cho, bên nhận đổi nhận bàn giao nhà ở từ bên góp vốn, bên tặng cho, bên đổi nhà ở.

    3. Trường hợp mua bán nhà ở giữa chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở với người mua thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua nhận bàn giao nhà ở hoặc kể từ thời điểm bên mua thanh toán đủ tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư. Đối với nhà ở thương mại mua của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì thời điểm chuyển quyền sở hữu được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

    4. Trường hợp thừa kế nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.

    5. Các giao dịch về nhà ở quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này phải tuân thủ các điều kiện về giao dịch nhà ở và hợp đồng phải có hiệu lực theo quy định của Luật này.

    Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến đẹp không tưởng. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

    Trân trọng!

    Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật Minh KHuê

    >&gt Xem thêm:  Dịch vụ công chứng, tư vấn luật đất đai uy tín, chuyên nghiệp