Vậy không biết cô tôi làm thế nào làm đươc sổ đỏ, năm 2013 cô ta đòi nhà tôi đang ở đã hòa giải 3 lần ở UBND phường nhưng không thành và kiện ra tòa án.Trong khi đó gia đình tôi làm đơn lên UBND quận Đống đa và có thông báo quyêt định đã thanh tra và kết luận cấp sai sỏ đỏ và thu hồi cấp lại cho hai hộ nhưng bên cô tôi không nộp sổ đỏ lại mà kiện ra tòa án giải quyết .Năm 2016 tòa án yêu cầu định giá để xử và bên UBND phường,UBND quận xuống cùng tòa án làm việc, Vậy việc tranh chấp này theo sẽ được giải quyết như thế nào?

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Nội dung tư vấn:

Cần phải làm gì khi giải quyết tranh chấp đất đai đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Trước tiên bạn cần có căn cứ để chứng minh mình có quyền sở hữu mảnh đất của mình bằng cách khai thác thông tin đất đai thông qua Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai: Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở Trung ương là Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở địa phương là Văn phòng đăng ký đất đai; Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp dữ liệu đất đai từ hồ sơ địa chính theo phân cấp quản lý hồ sơ địa chính.

Khai thác dữ liệu thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu:

1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu cho các cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai theo Mẫu số 01/PYC được ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Khi nhận được phiếu yêu cầu, văn bản yêu cầu hợp lệ của tổ chức, cá nhân, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện việc cung cấp dữ liệu cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác dữ liệu. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

3. Việc khai thác dữ liệu thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu được thực hiện theo các quy định của pháp luật.

Trình tự, thủ tục cung cấp dữ liệu đất đai như sau:

>&gt Xem thêm:  Thủ tục cấp sổ đỏ trên đất lấn chiếm ? Điều kiện cấp sổ đỏ theo luật ?

1. Việc nộp văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện theo một trong các phương thức sau:

a) Nộp trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai;

b) Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện;

c) Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.

2. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính (trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính) cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải nêu rõ lý do và trả lời cho tổ chức, cá nhân biết.

3. Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.

4. Thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện theo quy định sau:

a) Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;

b) Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng.

Hay, Khai thác dữ liệu bằng hình thức hợp đồng:

>&gt Xem thêm:  Được công nhận quyền sử dụng đất ông cha lâu đời ?

Đối với các trường hợp khai thác dữ liệu cần phải tổng hợp, xử lý trước khi cung cấp cho tổ chức, cá nhân thì phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu. Mẫu hợp đồng cung cấp, khai thác dữ liệu đất đai theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Mẫu số 01/PYC

(Kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

………., ngày ….. tháng ….. năm ………

PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ

Vào sổ tiếp nhận hồ sơ: ……… Giờ … phút, ngày …/…/… Quyển số …….. Số thứ tự ……………

Người nhận hồ sơ
(Ký, ghi rõ họ tên)

PHIẾU YÊU CẦU CUNG CẤP DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI

Kính gửi: …………………………………………………………..

1. Tên tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu:

………………………………………………………………………………………………………………….

Đại diện là ông (bà) ……………………………. Số CMTND/Hộ chiếu …………………

cấp ngày …../…../……. tại ……………………; Quốc tịch ………………………………….

2. Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………….

3. Số điện thoại ……………………; fax …………………; E-mail: ………………………. ;

4. Danh mục và nội dung dữ liệu cần cung cấp của Thửa đất số ………………………………, địa chỉ

Đánh dấu “X” vào nội dung cần cung cấp thông tin):

□ Thửa đất 1

□ Người sử dụng đất 2

□ Quyền sử dụng đất

□ Tài sản gắn liều với đất

□ Tình trạng pháp lý

□ Lịch sử biến động

□ Quy hoạch sử dụng đất

□ Trích lục bản đồ

□ Trích sao GCNQSDĐ

□ Giao dịch đảm bảo

□ Hạn chế về quyền

□ Giá đất

Tất cả thông tin trên

5. Mục đích sử dụng dữ liệu:

………………………………………………………………………………………………………………………

6. Hình thức khai thác, sử dụng và phương thức nhận kết quả: ………………………………… bộ

□ Bản giấy sao chụp

□ Gửi EMS theo địa chỉ

□ Nhận tại nơi cung cấp

□ Fax

□ Lưu trữ điện tử USB, CD

□ Email

7. Cam kết sử dụng dữ liệu: Tôi cam đoan không sử dụng dữ liệu được cung cấp trái với quy định của pháp luật và không cung cấp cho bất kỳ bên thứ ba nào khác.

NGƯỜI YÊU CẦU
(Ký, ghi rõ họ tên
và đóng dấu nếu là cơ quan, tổ chức)

1 Dữ liệu Thửa đất bao gồm: Số hiệu thửa đất, số tờ BĐĐC, diện tích, địa chỉ.

2 Dữ liệu Người sử dụng đất bao gồm: Họ tên vợ chồng, năm sinh, CMND, địa chỉ.

Mẫu số 02

HỢP ĐỒNG CUNG CẤP DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI

(Kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

……………………
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: /HĐCCTT

…………., ngày tháng năm ……….

HỢP ĐỒNG

CUNG CẤP DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI

– Căn cứ Bộ luật dân sự;

– Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên,

Hôn nay, ngày ….. tháng ….. năm ….., tại ……………., chúng tôi gồm:

1. Bên cung cấp dữ liệu (Bên A):

Cơ sở dữ liệu ………………………….. thuộc …………………………………………………

Đại diện …………………………………………………………………………………………………….

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại ……………………….., Fax: ………………….. Email: ………………………..

2. Bên yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai (Bên B):

Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………………………….

Đại diện: …………………………………………………………………………………………………….

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại ………………………, Fax: …………………….. Email: ………………………..

Số tài khoản: ……………………………………………………………………………………………..

Hai bên nhất trí thỏa thuận ký hợp đồng cung cấp dữ liệu đất đai như sau:

Điều 1. Nội dung hợp đồng:

(về việc cung cấp, khai thác, sử dụng dữ liệu)

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

Điều 2. Thời gian thực hiện:

………………… ngày, kể từ ngày ………. tháng …….. năm ……………………………..

Điều 3. Hình thức khai thác, sử dụng và phương thức nhận kết quả:

– Hình thức khai thác, sử dụng: ……………………………………………………………………..

– Khai thác sử dụng thông qua việc truy cập:……………………………………………………

– Nhận trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu: …………………………………………………

– Nhận gửi qua đường bưu điện: …………………………………………………………………..

Điều 4. Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán:

Phí và chi phí phải trả cho việc cung cấp dữ liệu đất đai là: …………………….. đồng.

(Bằng chữ: ……………………………………………………………………………………….. đồng)

Trong đó: Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai là: ……………………………… đồng

Phí dịch vụ cung cấp dữ liệu là: ……………………………………………………………. đồng

Số tiền đặt trước: ……………………………………………………………………………….. đồng

Hình thức thanh toán (tiền mặt, chuyển khoản): ……………………………………………….

Điều 5. Trách nhiệm và quyền hạn của hai bên:

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

Điều 6. Bổ sung, sửa đổi và chấm dứt hợp đồng và xử lý tranh chấp:

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

Điều 7. Điều khoản chung

1. Hợp đồng này được làm thành …………. Bản, có giá trị pháp lý ngang nhau, bên A giữ ……… bản, bên B giữ ……… bản.

2. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ………………………………………………………………….

BÊN B
(Ký tên, đóng dấu đối với tổ chức, ghi họ tên đối với cá nhân)

BÊN A
(Ký tên, đóng dấu)

Khi đã có thông tin về thửa đất của gia đình bạn, bạ có thể yêu cầu đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp. Theo pháp luật Đất đai hiện hành cụ thể tại Điều 106 Luật Đất đai 2013 có quy định như sau:

“Điều 106. Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:

a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;

b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.

2. Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp;

b) Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp;

c) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.

3. Việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 105 của Luật này quyết định sau khi đã có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai.”

Quy định nêu trên được các nhà làm luật cụ thể hóa tại khoản 4 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

“4. Trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai tại Điểm đ Khoản 2 Điều 106 của Luật Đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra có văn bản kết luận Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, nếu kết luận đó là đúng thì quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp; trường hợp xem xét, xác định Giấy chứng nhận đã cấp là đúng quy định của pháp luật thì phải thông báo lại cho cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra;

b) Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan thanh tra cùng cấp thẩm tra; nếu kết luận là Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật thì thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do; sau 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo cho người sử dụng đất mà không có đơn khiếu nại thì ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp;

c) Trường hợp người sử dụng đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai thì gửi kiến nghị, phát hiện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc thu hồi và quản lý Giấy chứng nhận đã thu hồi theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền;

đ) Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại.”

Tuy nhiên, trong trường hợp này cô bạn lại kiện ra Tòa án. Như vậy, trong trường hợp thanh tra đất đai xác định có sự nhầm lẫn về diện tích trong việc cấp giấy chứng nhận thì thanh tra đất đai có thể đề xuất thu hồi và điều chỉnh giấy chứng nhận đã cấp cho bạn theo đúng diện tích thực tế. Bạn có thể liên hệ văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nơi có đất để được hướng dẫn cụ thể hơn về trình tự, thủ tục.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0159 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật Minh Khuê

>&gt Xem thêm:  Cấp xã phường có quyền thu hồi đất xây chợ dân sinh không?

>&gt Xem thêm:  Chưa kết hôn có được yêu cầu người cha cấp dưỡng cho con ?