Mục lục bài viết
1. Thủ tục xóa đăng ký thế chấp (giải chấp) quyền sử dụng đất theo quy định mới ?
1. Hồ sơ đăng ký thế chấp (giải chấp):
Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm và Điều 26 Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì hồ sơ xóa đăng ký thế chấp gồm:
– Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp theo Mẫu số 03/XĐK;
– Văn bản đồng ý xóa đăng ký thế chấp của bên nhận thế chấp trong trường hợp Đơn yêu cầu chỉ có chữ ký của bên thế chấp;
– Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký thế chấp mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;
– Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền;
– Số lượng: 01 bộ
2. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký giải chấp:
– Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ: Văn đăng ký đất đai hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa;
– Cơ quan có thẩm quyền xóa thế chấp: Văn phòng đăng ký đất đai và Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai
3. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký giải chấp:
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm đăng ký và trả kết quả trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo.Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.
4. Trình tự giải quyết:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký
Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, cán bộ tiếp nhận cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; và vào Sổ tiếp nhận và trả kết quả đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;
Bước 3: Sau khi nhận hồ sơ yêu cầu đăng ký, Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ yêu cầu đăng ký.
Bước 4: Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 9 của Thông tư này thì Văn phòng đăng ký đất đai từ chối đăng ký bằng văn bản và chuyển hồ sơ đăng ký, văn bản từ chối đăng ký cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ để trả lại hồ sơ đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện đúng quy định.
Trường hợp xóa đăng ký mà không có căn cứ từ chối đăng ký thì trong thời hạn đăng ký, Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:
– Ghi nội dung xóa đăng ký và thời Điểm đăng ký theo đúng thứ tự tiếp nhận hồ sơ vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Sau khi ghi vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận, thì ghi nội dung xóa đăng ký và thời Điểm đăng ký (giờ, phút, ngày, tháng, năm) tại Mục “Chứng nhận của cơ quan đăng ký” trên Đơn yêu cầu đăng ký.
Bước 5: Trả kết quả đăng ký
Văn phòng đăng ký đất đai trả lại cho người yêu cầu đăng ký 01 bản chính các loại giấy tờ sau:
– Đơn yêu cầu đăng ký có chứng nhận của Văn phòng đăng ký đất đai;
– Đơn yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp có chứng nhận của Văn phòng đăng ký đất đai;
– Giấy chứng nhận có ghi nội dung đăng ký thế chấp, nội dung đăng ký thay đổi, xóa đăng ký hoặc có nội dung sửa chữa sai sót;
– Văn bản thông báo chỉnh lý thông tin sai sót về nội dung đăng ký trong trường hợp người thực hiện đăng ký tự phát hiện có sai sót trong hồ sơ địa chính do lỗi của mình hoặc Văn bản đính chính thông tin sai sót về nội dung đăng ký và Đơn yêu cầu đăng ký có chứng nhận của cơ quan đăng ký có sai sót trong trường hợp người yêu cầu đăng ký phát hiện sai sót.
Văn phòng đăng ký đất đai trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký theo phương thức nhận kết quả trực tiếp tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa.
Trên đây là nội dung giải đáp của Luật Minh Khuê. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: đẹp không tưởng để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
>> Xem thêm: Sổ đỏ không chính chủ có mang đi cầm cố được không ? Cầm cố thẻ sinh viên, xe máy có hợp pháp ?
2. Thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất ?
Cá nhân có được nhận thế chấp không?
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 có quy định về các biện pháp bảo đảm trong đó có thê chấp
“Thế chấp là một biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, một bên sẽ dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia”.
Theo quy định của pháp luật dân sự thì quyền sử dụng đất là một quyền tài sản, nếu đáp ứng các điều kiện như thuộc quyền sử dụng của người giao kết giao dịch bảo đảm, tài sản không đang trong quá trình giải quyết tranh chấp, đảm bảo thi hành án hoặc đang đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ khác thì sẽ được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nếu cá nhân có mong muốn thỏa thuận thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất thì pháp thực hiện theo quy định về pháp luật đất đai và các quy định mà pháp luật có quy định về vấn đề này.
Theo quy định của luật đất đai thì việc thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Do đó bên thế chấp và bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất phải đến văn phòng công chứng hoặc ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Nghị định 102/2017/NĐ-CP thì giao dịch “thế chấp quyền sử dụng đất” là giao dịch bảo đảm bắt buộc phải đăng ký theo quy định. Như vậy, để đảm bảo nghĩa vụ đối kháng với bên thứ ba (tức là trong trường hợp người thế chấp tài sản tiếp tục sử dụng tài sản để thực hiện các giao dịch với người khác) thì bạn cần đăng ký thế chấp tại Văn phòng đăng ký đất đại thuộc Sở Tài Nguyên Môi trường nơi có đất, và thực hiện thêm các quy định khác mà pháp luật có quy định.
Như vậy, pháp luật không có quy định hạn chế cá nhân không được nhận thế chấp quyền sử dụng đất. Nhưng trong quá trình thực hiện việc thế chấp tài sản quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất bạn nên thực hiện theo đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật để tránh các tranh chấp pháp lý phát sinh.
Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm
1. Hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất
Người yêu cầu đăng ký nộp một (01) bộ hồ sơ đăng ký thế chấp gồm:
1. Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp theoMẫu số 01/ĐKTC;
2. Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật có quy định;
3. Giấy chứng nhận;
4. Giấy tờ chứng minh trong các trường hợp sau:
a) Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền;
b) Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp lệ phí đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Thông tư này, nếu có yêu cầu miễn lệ phí đăng ký thế chấp.
2. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký tài thế chấp quyền sử dụng đất
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi chung là Văn phòng đăng ký đất đai) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT quy định cụ thể về thủ tục đănng ký thế chấp quyền sử dụng đất, cụ thể:
Điều 29. Nộp hồ sơ đăng ký
Người yêu cầu đăng ký lựa chọn nộp hồ sơ đăng ký thế chấp đến một trong các cơ quan, đơn vị sau đây:
1. Văn phòng đăng ký đất đai;
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã;
3. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa đối với các địa phương đã tổchức bộ phận một cửa để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính theo quy định của Chính phủ.
Điều 30. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký
1. Trường hợp hồ sơ đăng ký thế chấp được nộp trực tiếp thì sau khi nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký và thực hiện tiếp các công việc sau:
a) Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận từ chối nhận hồ sơ đăng ký và trực tiếp hướng dẫn để người yêu cầu đăng ký hoàn thiện hồ sơ hoặc cấp Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật;
b) Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, cán bộ tiếp nhận cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trong đó ghi đầy đủ các thông tin sau đây: Thời Điểm nhận hồ sơ (ngày, tháng, năm); thời hạn giải quyết hồ sơ; thời hạn trả kết quả; tên và chữ ký của cán bộ tiếp nhận hồ sơ;
c) Vào Sổ tiếp nhận và trả kết quả đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi là Sổ tiếp nhận và trả kết quả).
2. Trường hợp hồ sơ đăng ký thế chấp được nộp qua đường bưu điện thì sau khi nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký và thực hiện tiếp các công việc sau:
a) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, ngay trong ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận lập văn bản từ chối đăng ký trong đó ghi các thông tin sau đây: Các loại giấy tờ trong hồ sơ đăng ký đã nhận được; lý do từ chối; hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ đăng ký. Văn bản từ chối gửi trả lại cùng hồ sơ đăng ký cho người yêu cầu đăng ký qua đường bưu điện có bảo đảm;
b) Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, cán bộ tiếp nhận vào Sổ tiếp nhận và trả kết quả.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: đẹp không tưởng để được giải đáp. Trân trọng./.
>> Xem thêm: Cầm cố sổ đỏ để vay tiền có được không ? Sổ đỏ có thể là tài sản cầm cố không ?
3. Khởi kiện khi cho vay nợ có thế chấp tài sản nhưng không đăng ký thế chấp như thế nào ?
Nhưng đến nay là 3 năm nhưng ông A vẫn chưa giao lại tài sản thế chấp của ông A cho tôi và không đóng lãi 3 năm nay. Vậy xin hỏi luật sư có thể kiện ông A được không? Nhờ luật sư tư vấn giúp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến, gọi: đẹp không tưởng
Luật sư tư vấn:
Hiệu lực hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì:
“Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”.
Trên cơ sở hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của người khác, bên thế chấp công chứng, chứng thực hợp đồng hoặc xác nhận theo quy định pháp luật, sau đó nộp kèm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Trường hợp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được ký kết trước hoặc cùng thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng thì nộp hồ sơ đăng ký thế chấp trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng tín dụng
Sau khi tiếp nhận yêu cầu, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện đăng ký thế chấp vào hồ sơ địa chính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận thế chấp trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc.
Thủ tục khởi kiện đòi tài sản tại Tòa án
Theo quy định của pháp luật thì bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay, căn cứ Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015 Nghĩa vụ trả nợ của bên vay:
“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.…
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Như vậy người vay có trách nhiệm trả nợ cho bạn đúng theo thời gian mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng vay có thời hạn. Trong hợp đồng có thỏa thuận về lãi cho vay, khi đến hạn người vay không trả được thì phải trả lãi trên nợ gốc và lãi quá hạn bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng. Tuy nhiên đã quá hạn hợp đồng vay mà người vay không trả, mặc dù bạn đã đòi nợ nhiều lần. Để bảo vệ quyền lợi của mình thì bạn có thể khởi kiện ra tòa án nhân cấp huyện nơi người vay cư trú để yêu cầu tòa án giải quyết. Hoặc bạn có thể trình báo cơ quan công an nếu người vay có mục chiếm đoạt tài sản.
+ Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
– Đơn khởi kiện (theo mẫu);
– Hợp đồng vay tiền/giấy vay tiền;
– Bản sao chứng thực chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu;
– Các giấy tờ, chứng cứ khác liên quan đến vụ việc (nếu có)
Hồ sơ khởi kiện được nộp trực tiếp, thông qua đường bưu điện hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử của Tòa án ( nếu có) đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn (người vay tiền) cư trú.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: đẹp không tưởng hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
>> Xem thêm: Cầm đồ và cầm cố các vấn đề pháp lý liên quan ? Mạo danh cắm xe người khác có phạm tội ?
4. Cá nhân có được đăng ký thế chấp giao dịch bảo đảm bằng đất đai không ?
Thưa luật sư, Cho tôi xin hỏi 2 việc sau đây:
1/ Em tôi cho cá nhân vay tiền và nhận thế chấp QSD đất, hợp đồng đã được công chứng. Khi đi đăng ký thế chấp thì bộ phận một của của UBND TP.Châu Đốc, tỉnh An Giang không nhận hồ sơ.
Họ nói rằng em tôi không có đăng ký kinh doanh nên không được đăng ký giao dịch bảo đảm và họ đưa ra một công văn của Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Châu Đốc ký, với nội dung thực hiện chỉ đạo của UBND TP Châu Đốc kiểm tra các đối tượng đăng ký và yêu cầu chấn chỉnh nếu cá nhân không có đăng ký kinh doanh mà cho đăng ký giao dịch bảo đảm là trái pháp luật. Tôi thấy lạ quá, vì trước đay em tôi cũng cho vay – đi công chứng – đi đăng ký thế chấp đề được hết. Cho tôi hỏi: làm thế nào để em tôi được đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất”
2/ Vừa qua em tôi cầm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được công chứng (công chứng ở TP.Hồ Chí Mnh) đến phường Châu Phú A, TP Châu Đốc để yêu cầu chứng thực bản sao, ở đây họ nói phải quay về công chứng ở TP.HCM để xin cấp bản sao chứ phường không chứng thực bản sao được, em tôi làm giữ thì họ đưa ra công văn của Sở Tư pháp tỉnh An Giang không cho phường, xã trong tỉnh An Giang chứng thực bản sao văn bản công chứng. Tôi cũng thấy lạ, vì trước đây tôi cũng đi chứng thực bản sao có công chứng, xã, phường làm bình thường. Nếu em tôi phải quay về công chứng ở TP.HCM xin cấp bản sao hợp đồng thì tội quá. Đi xe lên xuống hết 300.000đ, ăn uống dọc đường hết 100.000đ, bỏ con cái không ai đưa rước đi học, bỏ công ăn việc làm hết 02 ngày. Tôi không biết các nơi khác như thế nào, chứ quy định như An Giang thì quả thật cấp trên phải xem xét lại cách làm việc của An Giang. Xin được các chuyên gia tư vấn ?
Thân chào.
Người gửi: TH
Tư vấn thủ tục quy trình đăng ký giao dịch đảm bảo: đẹp không tưởng
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất về việc đăng ký giao dịch đảm bảo
Theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai năm 2013 thì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có quyền “Thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật”.
Điểm đ Khoản 2 Điều 179 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có quyền “Thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động ở Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật”.
Tại Khoản 2 Điều 144 Luật Nhà ở năm 2014: “Chủ sở hữu nhà ở là cá nhân được thế chấp nhà ở tại tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật” (trừ trường hợp cá nhân xây dựng nhà ở hình thành trong tương lai trên thửa đất hợp pháp của mình; cá nhân mua nhà ở hình thành trong tương lai trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở của chủ đầu tư được thế chấp nhà ở này tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định tại Điều 147 Luật Nhà ở năm 2014).
Như vậy, hiện nay pháp luật về đất đai, nhà ở, công chứng, đăng ký biện pháp bảo đảm không có quy định riêng dành cho tổ chức, cá nhân khi nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Việc thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được pháp luật về đất đai ghi nhận trong trường hợp đất đủ điều kiện thế chấp quy định tại Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 hoặc pháp luật về nhà ở ghi nhận trong trường hợp nhà ở đủ điều kiện giao dịch theo quy định tại Điều 188 Luật Nhà ở năm 2014.
Thứ hai về việc chứng thực bản sao từ bản chính
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền chứng thực của UBND xã, phường như sau:
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
e) Chứng thực di chúc;
g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Mặt khác, theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định:
“Điều 18. Giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính
1. Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
2. Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Điều 40. Cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực
1. Cơ quan lưu trữ hợp đồng, giao dịch có trách nhiệm cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực theo yêu cầu của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng; giao dịch.
2. Người yêu cầu cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người thực hiện chứng thực kiểm tra.
3. Việc chứng thực bản sao từ bản chính hợp đồng, giao dịch quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 20 của Nghị định này”.
Như vậy việc Sở Tư pháp tỉnh An Giang đưa ra quy định mà bạn trình bày là không phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu bạn không đồng ý với lý do mà Uỷ ban nhân dân phường thì bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Chủ tịch UBND phường.
Trân trọng./.
>> Xem thêm: Sự khác nhau giữa cầm cố và thế chấp tài sản theo quy định mới nhất
5. Mẫu đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liều với đất (Mẫu số 01/ĐKTC) và hướng dẫn cách viết.
Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự về thế chấp đất, gọi: đẹp không tưởng
Luật sư tư vấn:
Mẫu đơn đề nghị đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT ngày 23 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ………. , ngày ……. tháng …….. năm …………. |
|
|
||
PHẦN GHI CỦA CÁN BỘ TIẾP NHẬN Vào Sổ tiếp nhận hồ sơ: Quyển số_ _ _ _ _ Số thứ tự _ _ _ _ _ Cán bộ tiếp nhận (ký và ghi rõ họ, tên) |
|
|||
ĐƠN YÊU CẦU ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT ngày 23 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường) |
|
|||
Kính gửi:………………………………………………………… ………………………………………………………………………. |
|
|
||
|
|
|||
PHẦN KÊ KHAI CỦA CÁC BÊN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP |
||||
1. Bên thế chấp 1.1. Tên đầy đủ của tổ chức, cá nhân: (viết chữ IN HOA) ……………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………….. 1.2. Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………… 1.3. Số điện thoại (nếu có):…….…… Fax (nếu có):…….. Thư điện tử (nếu có):……………….. 1.4. Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Chứng minh QĐND Hộ chiếu GCN đăng ký doanh nghiệp/GCN đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/GP thành lập và hoạt động QĐ thành lập GP đầu tư/GCN đầu tư/GCN đăng ký đầu tư Số: ……………………………………………………………………………………………………………………… Cơ quan cấp……………………………… cấp ngày ………… tháng …………… năm …………… |
||||
2. Bên nhận thế chấp 2.1. Tên đầy đủ của tổ chức, cá nhân: (viết chữ IN HOA) ………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………… 2.2. Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………………………. 2.3. Số điện thoại (nếu có): ……… Fax (nếu có):……….. Thư điện tử (nếu có):………………….. 2.4. Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Chứng minh QĐND Hộ chiếu GCN đăng ký doanh nghiệp/GCN đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/GP thành lập và hoạt động QĐ thành lập GP đầu tư/GCN đầu tư/GCN đăng ký đầu tư Số:………………………………………………………………………………………………………………………… Cơ quan cấp………………………………. cấp ngày ……………..tháng …….năm ……………… |
||||
3. Mô tả tài sản thế chấp 3.1. Quyền sử dụng đất 3.1.1. Thửa đất số:…………… …………….; Tờ bản đồ số (nếu có): …………………………………… Loại đất:……………………………………………………………………………………………………………………. 3.1.2. Địa chỉ thửa đất:……………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………………………… 3.1.3. Diện tích đất thế chấp:…………………………………………………………………………………….m2 (ghi bằng chữ:………………………………………………………………………………………………………… ) 3.1.4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Số phát hành: ……………………….., số vào sổ cấp giấy:……………………………………………… Cơ quan cấp: ………………………………. , cấp ngày ……… tháng ….. năm ………………….. 3.2. Tài sản gắn liền với đất; tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai không phải là nhà ở 3.2.1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Số phát hành:………………….., số vào sổ cấp giấy:………………………………………………………….. Cơ quan cấp:………………………………………, cấp ngày …… tháng ….. năm ……………….. 3.2.2. Số của thửa đất nơi có tài sản: …………………….. ; Tờ bản đồ số (nếu có): ………………….. 3.2.3. Mô tả tài sản gắn liền với đất/tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai:…………. …………………………………………………………………………………………………………………………………… 3.3. Nhà ở hình thành trong tương lai thuộc dự án xây dựng nhà ở 3.3.1. Tên và địa chỉ dự án có nhà ở hình thành trong tương lai: ……………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………………………………… 3.3.2. Loại nhà ở: Căn hộ chung cư; Nhà biệt thự; Nhà liền kề. 3.3.3. Vị trí căn hộ chung cư/ nhà biệt thự/ nhà liền kề:………………………………………………… (đối với căn hộ chung cư: Vị trí tầng:…………….; Số của căn hộ:……………; Tòa nhà …………………………………………………………………………………………………………………….) 3.3.4. Diện tích sử dụng: ……………………… m2 (ghi bằng chữ:……………………………………………………………………………………………………………..) 3.3.5. Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai (nếu có): Số hợp đồng (nếu có):……………………………, ký kết ngày…… tháng….… năm……………… 3.4. Dự án xây dựng nhà ở 3.4.1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có): Số phát hành:.…………………., số vào sổ cấp giấy:…………………………………………………………… Cơ quan cấp:………………………………………, cấp ngày …… tháng ….. năm ………….…….. 3.4.2. Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền Số:………………………………………………………………………………………………………………………………. Cơ quan cấp:……………………………………, cấp ngày …… tháng ….. năm ……………………… 3.4.3. Số của thửa đất nơi có dự án xây dựng nhà ở:……….; Tờ bản đồ số (nếu có): …………… 3.4.4. Tên dự án xây dựng nhà ở:……………………………………………………………………………………. 3.4.5. Mô tả dự án xây dựng nhà ở:…………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………………… 3.5. Nhà ở hình thành trong tương lai không thuộc dự án xây dựng nhà ở 3.5.1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Số phát hành:………………….., số vào sổ cấp giấy:…………………………………………………………….. Cơ quan cấp:………………………………………, cấp ngày …… tháng ….. năm ……………………. 3.5.2. Số của thửa đất nơi có nhà ở hình thành trong tương lai:… ..; Tờ bản đồ số (nếu có): ……. 3.5.3. Mô tả nhà ở hình thành trong tương lai:…………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………………………………… |
||||
4. Hợp đồng thế chấp: số (nếu có) ……………………………… , ký kết ngày……. tháng ……. năm…………… |
||||
5. Thuộc đối tượng không phải nộp lệ phí đăng ký |
||||
6. Tài liệu kèm theo: …………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………………….. |
||||
7. Phương thức nhận kết quả đăng ký: |
Nhận trực tiếp Nhận qua đường bưu điện (ghi rõ địa chỉ) …………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………….. |
|||
Các bên cam đoan những thông tin được kê khai trên đơn này là trung thực, đầy đủ, phù hợp với thoả thuận của các bên và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin đã kê khai. |
|
|||
|
BÊN THẾ CHẤP (HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC BÊN THẾ CHẤP ỦY QUYỀN) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu, nếu là tổ chức)
|
|
BÊN NHẬN THẾ CHẤP (HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC BÊN NHẬN THẾ CHẤP ỦY QUYỀN/QUẢN TÀI VIÊN) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu, nếu là tổ chức)
|
PHẦN CHỨNG NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ |
Văn phòng đăng ký đất đai:……… ………………………………………………………………………………………………………………………… Chứng nhận việc thế chấp ………………………………………………………………………………. đã được đăng ký theo những nội dung kê khai tại đơn này tại thời điểm …. giờ…. phút, ngày…. tháng…. năm….. ……………………. ngày …….. tháng……… năm………….. THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐĂNG KÝ (Ghi rõ chức danh, họ tên, ký và đóng dấu)
|
Hướng dẫn kê khai
1. Hướng dẫn chung
1.1. Nội dung kê khai rõ ràng, không tẩy xóa.
1.2. Đối với phần kê khai mà có nhiều lựa chọn khác nhau thì đánh dấu (X) vào ô vuông tương ứng với nội dung lựa chọn
2. Kê khai về bên thế chấp, bên nhận thế chấp:
1.1. Tại điểm 1.4 và điểm 2.4: Nếu bên thế chấp, bên nhận thế chấp là cá nhân trong nước thì kê khai về chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hoặc chứng minh quân đội nhân dân; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài thì kê khai về hộ chiếu; nếu là tổ chức thì kê khai về Giấy chứng nhận (GCN) đăng ký doanh nghiệp,GCN đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/Giấy phép(GP) thành lập và hoạt động hoặc Quyết định thành lập hoặc GP đầu tư, GCN đầu tư, GCN đăng ký đầu tư.
1.2. Khi cần kê khai thêm về bên thế chấp, bên nhận thế chấp mà không còn chỗ ghi tại mẫu số 01/ĐKTC thì ghi tiếp vào mẫu số 06/BSCB.
3. Mô tả về tài sản thế chấp:
3.1. Tại điểm 3.2.3: Kê khai như sau:
a) Nếu tài sản thế chấp là nhà thì phải kê khai loại nhà (nhà ở, nhà xưởng, nhà kho, …), số tầng, diện tích xây dựng (diện tích chiếm đất), diện tích sử dụng, địa chỉ nhà đó.
b) Trường hợp tài sản thế chấp là nhà chung cư thì ghi tên của nhà chung cư, số tầng, diện tích xây dựng (diện tích chiếm đất), tổng số căn hộ, địa chỉ nhà chung cư đó.
c) Trường hợp tài sản thế chấp là căn hộ trong nhà chung cư thì ghi “căn hộ chung cư” và ghi số của căn hộ, tầng số, diện tích sử dụng của căn hộ, địa chỉ nhà chung cư đó.
d) Trường hợp tài sản thế chấp là công trình hạ tầng kỹ thuật thì ghi loại công trình hạ tầng, tên từng hạng mục công trình và diện tích chiếm đất của hạng mục công trình đó. Đối với công trình kiến trúc khác thì ghi tên công trình và diện tích chiếm đất của công trình, địa chỉ nơi có công trình.
đ) Trường hợp tài sản thế chấp là cây rừng, cây lâu năm thì ghi loại cây rừng, loại cây lâu năm, diện tích, địa chỉ nơi có cây rừng, cây lâu năm.
3.2. Tại điểm 3.4.1: Kê khai thông tin về số Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của nơi có dự án xây dựng nhà ở; trường hợp không có Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì kê khai thông tin về Quyết định giao đất, cho thuê đất tại điểm 3.4.2.
3.3. Khi cần kê khai thêm về tài sản thế chấp mà không còn chỗ ghi tại mẫu số 01/ĐKTC thì ghi tiếp vào mẫu số 07/BSTS.
4. Mục các bên thế chấp, bên nhận thế chấp ký tên:
Trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là Quản tài viên thì Quản tài viên phải ký và đóng dấu vào đơn tại bên nhận thế chấp, đồng thời bên thế chấp và bên nhận thế chấp không phải ký và đóng dấu vào đơn.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: đẹp không tưởng để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật Minh Khuê
>> Xem thêm: Đất chuyên dùng ? Đất chuyên dùng có được cầm cố, thế chấp hay không ?