Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật đất đai năm 2013
Bộ luật dân sự 2005 (Văn bản mới: Bộ luật dân sự năm 2015)
Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường : Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
2. Nội dung tư vấn:
Kinh gửi luật sư. Xin tư vấn cho tôi vấn đề như sau: tôi đang giao dịch mua 1 căn nhà cấp 4 của anh Bảy và chị Nhi nhưng trên giấy chứng nhận (sổ đỏ) của căn nhà này thì vẫn đang đứng tên anh Phấn và bà Dung. Mặt khác trong phần “*IV.Những Thay Đổi Sau Khi Cấp Giấy Chứng Nhận*” có ghi trên sổ đỏ nội dung như sau: “Chuyển nhượng cho ông Lâm Văn Bảy CMND số …., và bà Nguyễn Thị Nhi CMND số …, địa chỉ tai ….. thep hồ sơ số … CN003”. Và có đóng dấu ký tên của phó giám đốc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. vậy cho tôi hỏi bây giờ tôi mua của anh Bảy và chị Nhi thì có hợp pháp không và thủ tục làm lại sổ đỏ sang tên vợ chồng tôi thì có cần phải có chử ký hay giấy ủy quyền gì của anh Phấn và bà Dung hay k?. thủ tục có rườm rà không ? Kính mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn.
Điều 18 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định:
Điều 18. Nội dung xác nhận thay đổi vào cấp Giấy chứng nhận đã cấp
Nội dung xác nhận thay đổi được ghi vào cột “Nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý” trên Giấy chứng nhận trong các trường hợp như sau:
1. Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được ghi theo quy định như sau:
a) Trường hợp chuyển quyền sử dụng toàn bộ diện tích đất, chuyển quyền sở hữu toàn bộ tài sản gắn liền với đất bằng một trong các hình thức quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 17 của Thông tư này thì lần lượt ghi: hình thức (hoặc căn cứ) chuyển quyền; tên và địa chỉ của bên nhận quyền theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này (dưới đây gọi là tên và địa chỉ của bên nhận quyền); mã hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định về hồ sơ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi là mã hồ sơ thủ tục đăng ký).
Ví dụ: “Chuyển nhượng cho ông Nguyễn Văn A CMND số 020908673 và vợ là bà Nguyễn Thị B, CMND số 020908675, địa chỉ tại số 65 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội; theo hồ sơ số 010656.CN.001”;
…
Như vậy, nội dung ghi trên sổ đỏ hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật. Anh Bảy và chị Nhi là chủ sử dụng hợp pháp của mảnh đất đó.
>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng thuê nhà xưởng, thuê kho bãi mới nhất năm 2020
– Xin chào luật sư Nhà e thì có 5 người , bà ,bố ,mẹ , em gái, và em . Ông em đã mất được vài năm rồi .Còn có cô , 2 chú là con của bà .Ngôi nhà và mảnh đất gia đình em đang ở do bà nội em đang đứng tên sổ đỏ, bà em thì giờ đã già yếu, bà em muốn sang tên sổ đỏ đó cho em, vậy các anh (chị) cho em hỏi: 1. Thủ tục sang tên thế nào ? Nếu em đi làm thì sẽ cần những giấy tờ gì ? 2. Khi làm thủ tục sang tên, có cần chữ ký xác nhận của các bác, các chú và các cô là con của bà nội em hay không? 3. Mảnh đất nói trên, các bác, các chú và các cô của em có quyền tranh chấp hay không? Em cảm ơn ạ
Xin chào Công Ty Luật Minh Khuê Em muốn xin tư vấn từ Công ty một trường hợp như sau : Gia đình em gồm có bà nội em, mẹ đẻ em (bố em đã mất) em và em trai em (Hiện tại em và em trai đều có gia đình riêng và có con cái). Ông Nội (chồng bà nội) em đã mất năm 1975, mảnh đất hiện đang đứng tên bà em trên sổ đỏ là tài sản do tổ tiên để lại để lại cho ông bà nội em. Ông bà nội em có hai người con 1 người con trai là bố em (đã mất) và một người con gái đã có gia đình riêng. Ngôi nhà và mảnh đất gia đình em hiện tại do bà nội em đang đứng tên trên sổ đỏ, giờ bà em già yểu bà muốn sang tên sổ đỏ cho e vậy các anh (chị) cho em hỏi: 1. Thủ tục sang tên sổ đỏ của bà nội em chuyển cho em như thế nào? 2. Khi làm thủ tục sang tên, có cần chữ ký xác nhận của cô là con của bà nội em hay không? ( Ông bà nội em có hai người con 1 người con trai là bố em (đã mất) và một người con gái đã có gia đình riêng.,bà nội em đang ở cùng với gia đình em, còn ông nội em thì đã mất từ lâu, sổ đỏ nhà đất thì do 1 mình bà nội em đứng tên). 3. Mảnh đất nói trên cô của em có quyền tranh chấp hay không? 4. Nếu chia mảnh đất trên theo sự thừa kế (gia đình nhà em và cô em) của pháp luật thì chia như thế nào? Mong sớm nhận được thư trả lời của các anh/ chị Luật sư Em xin chân thành cảm ơn!
Theo như bạn trình bày, bà bạn là người chủ sử dụng hợp pháp của mảnh đất này. Bà bạn hoàn toàn có thể chuyển quyền sử dụng mảnh đất này cho bạn. Khi làm thủ tục sang tên, không cần phải có sự đồng ý của cô bạn. Nếu bà bạn mất khi chưa làm hợp đồng chuyển nhượng mà bà bạn không để lại di chúc thì mảnh đất đó sẽ được chia theo pháp luật (Điều 676 BLDS). Những người thừa kế gồm: cô bạn và hai anh em bạn (thừa kế thế vị do bố bạn mất trước khi người để lại di sản chết – Điều 677). Để bạn có thể đứng tên trên sổ đỏ thì cần phải có sự đồng ý của tất cả những người đồng thừa kế.
Năm 2003, tôi có mua 1 mảnh đất thổ cư 180m2. Giấy tờ mua bán được xã công chứng, có người làm chứng, kí tên đầy đủ. Năm 2016, tôi thực hiện việc làm sổ đỏ nhưng ra hỏi thì người ta lại trả lời là sổ đã được lấy từ năm 2010, đứng tên người bán đất cho tôi, hiện tại không biết là ai cầm cuốn sổ đấy (người đứng tên sổ đỏ đã mất). Nay tôi muốn hỏi, nếu ra pháp luật, mảnh đất đấy có thuộc về tôi không? Và tôi phải làm thế nào mới có thể làm được sổ đỏ đứng tên tôi? Tôi xin cảm ơn.
Bạn có thể gửi đơn khởi kiện tòa án đòi lại mảnh đất này kèm với đó là giấy tờ mua bán được xã chứng thực.
Em xin chào Luật sư. Em có một vấn đề xin được Luật sư tư vấn và giúp đỡ em ạ. Gia đình bà nội em hiện đang có một mảnh đất, có sổ đỏ mang tên bà. Hiện tại bà đã mất nhưng chưa kịp sang tên hay làm di chúc cho con cái. Bà có 5 người con. Gia đình em đã họp gia đình và đưa ra thống nhất muốn chuyển miếng đất này để làm nhà thờ chung. Vậy em xin hỏi Luật sư các thủ tục và cách làm như thế nào để sang tên sổ đỏ mang tên tất cả các con, để tránh tình trạng tranh chấp, ai cũng có quyền bình đẳng như ai. Mong nhận được phản hồi của Luật sư. Em xin cảm ơn!
Khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định:
3. Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này thì Giấy chứng nhận được cấp cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sau khi đã xác định được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của từng người.
Trên mỗi Giấy chứng nhận ghi thông tin đầy đủ về người được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Khoản 1 Điều này; tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với… (ghi lần lượt tên của những người còn lại có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)”.
Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thỏa thuận bằng văn bản cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật) thì Giấy chứng nhận được cấp cho người đại diện đó. Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)”.
Trường hợp có nhiều người cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên trang 1 không hết thì dòng cuối trang 1 ghi “và những người khác có tên tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận này”; đồng thời tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận được ghi: “Những người khác cùng sử dụng đất (hoặc cùng sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất còn lại)”.
Như vậy, bạn cần làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng sau đó là m thủ tục sang tên sổ đỏ. Thửa đất có nhiều cá nhân cùng sử dụng thì trong sổ đỏ sẽ được ghi theo quy định trên.
Vui lòng trả lời giúp em trường hợp này. Khi sang tên sổ đỏ từ tên mẹ sang con gái với mục đích cho tặng hay mục đích mua bán thì có cần tấc cả thành viên trong gia đình ký chấp thuận không? Cảm ơn nhiều
bạn ấy ở đó còn các anh trai lấy vợ ở riêng đến năm 2011 mẹ bạn ấy cảm thấy sức khỏe không được tốt lên sang tên sổ đỏ và căn nhà cho bạn ấy đứng tên và đươc chính quyên cấp phép cho bạn ấy đứng tên sổ đỏ đến năm 2013 thì mẹ bạn ấy mất sau đo hai năm là năm 2015 cac anh bạn ấy đòi chia tài sản là căn nhà và đất xin hỏi luật sư theo luật định thì các anh bạn ấy có được chia số tài sản đó không? Mong luật sư tư vấn giúp
Nếu khi còn sống, mẹ bạn đó là chủ sử dụng hợp pháp và các thành viên trong gia đình không cùng đứng tên trên sổ đỏ thì mẹ bạn đó hoàn toàn có quyền chuyển nhượng cho người khác mà không cần có sự đồng ý của các con.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
>> Xem thêm: Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với từng loại đất theo quy định của pháp luật đất đai ?
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: đẹp không tưởng hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật MInh Khuê
>> Xem thêm: Trình tự sang tên khi mua bán xe máy ở tiệm cầm đồ ?