Thất nghiệp vì dịch bệnh Covid-19 cũng có gì đâu mà phải sợ hãi
Riêng tại Hà Nội, theo ông Vũ Quang Thành, Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm tại, từ tháng 1 đến giữa tháng 3, có khoảng gần 10.000 lao động đến đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong đó, nửa đầu tháng 3 có gần 3.000 người, tăng hơn so với cùng kỳ năm 2019. Xem thêm: Tìm hiểu cách ngày xưa Đức Phật hóa giải thiên tai, dịch bệnh
Cuộc sống đảo lộn thời dịch bệnh
Có thể thấy, bệnh dịch hoành hành đã khiến cuộc sống của tất cả mọi người đảo lộn. Ngoài những người bị mắc bệnh, còn có những người may mắn vẫn an toàn, nhưng cuộc sống thì không tránh khỏi bị ảnh hưởng từ chi phí sinh hoạt cho tới thu nhập.
Khi đối mặt với thất nghiệp vì dịch bệnh Covid-19, nhiều người lao động lao đao buộc phải “thắt lưng buộc bụng”, cắt giảm chi tiêu, tiết kiệm chi phí sinh hoạt, đồng thời phải tìm việc mới để mưu sinh trong thời gian này chứ không thể chỉ ngồi im mà chờ.
Theo số liệu thống kê từ Bộ LĐ-TB-XH, trong tháng 2/2020, dựa trên báo cáo của 22 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố, có 322 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, 553 DN giảm quy mô hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh. Số lao động bị mất việc do đại dịch Covid-19 là 1.027 người, chủ yếu rơi vào ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống và ngành công nghiệp chế biến, chế tạo…
Những ngành ảnh hưởng nặng nề và lao đao nhất có thể kể đến như du lịch, ngành khách sạn, nhà hàng, các giáo viên – đó là những nghề nghiệp vốn được nhận định là ổn định.
Thất nghiệp vì dịch bệnh Covid-19, dùng thời gian sao cho khôn ngoan?
Cuộc sống là vậy, luôn có những điều bất ngờ xảy ra ngay cả khi chúng ta đang cảm thấy an tâm nhất, giờ đây không phải là công việc mà thứ có thể đem đến cho bạn cảm giác an toàn chính là năng lực cùng khả năng thích nghi trong mọi tình huống.
Chạy đôn chạy đáo để đi xin việc mới chỉ tồn tại trong thời kỳ kinh tế ổn định chứ trong lúc dịch bệnh như thế này thì công ty nào cũng đang thoi thóp thở thì chạy đâu cho thoát. Sẽ có người tìm kế mưu sinh khác như bán hàng online, nhận làm tranh ảnh tại nhà, chạy grab kiếm thêm… Tuy nhiên, công việc chỉ có tính chất tạm thời mà thôi.
Lúc này hãy xem như đây là khoảng thời gian để bạn tôi luyện những kỹ năng còn thiếu sót hoặc thử làm một điều gì mới mẻ dù là bạn chỉ đang ở nhà mà thôi.
Có hai hướng trong tương lai bạn có thể chọn đó là đi làm tiếp hoặc bắt đầu khởi nghiệp:
– Nếu khởi nghiệp:
Điều cốt lõi là bạn cần hiểu thật nhiều về cách vận hành của các mô hình khởi nghiệp, muốn tiếp cận nhiều hơn với công nghệ, với sự sáng tạo, sự kết nối không biên giới trên toàn cầu.
Và quan trọng nhất đây chính là cơ hội bạn tìm được chính bản thân, một con người ưa thử thách, dám đón nhận những khó khăn đến với mình.
– Nếu tiếp tục đi làm thuê:
Đâu phải ai cũng đủ “máu liều” để theo đuổi việc làm chủ đúng không nên bạn chọn tiếp tục đi làm thuê trong tương lai cũng chẳng là điều gì đáng chê cả.
Nếu bạn vẫn có ý định là người làm thuê thì cố gắng rèn giũa thêm nhiều kỹ năng mới cho bản thân. Từng có một câu nói rất nổi tiếng: “Tất cả những thứ bạn từng học sẽ có ích ở một vài thời điểm nào đó trong cuộc sống của bạn”.
Tuy nhiên, đừng lãng phí thời gian này của mình, bạn nên khiến cho chúng trở nên ý nghĩa hơn bằng việc chuẩn bị kiến thức cũng như tâm thế cho một nấc thang mới ở công việc hiện tại, việc tiếp tục học hỏi sẽ giúp bạn nâng cao tay nghề, năng lực và giữ cho các kỹ năng nghề nghiệp không bị mai một.
Có thể tham gia một khoá học trực tuyến trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi cũng là một bằng chững cho sự nghiêm túc với nghề và được các ông chủ đánh giá cao. Một thuận lợi nữa của việc đến các lớp học đó là bạn sẽ có cơ hội giao lưu, trao đổi với nhiều người khác.