-
Cuộc hội ngộ giữa cao tăng và đạo tặc: Vị tha có sức mạnh thay đổi tương lai
-
Dù bị sỉ nhục, hãm hại hãy cố giữ tâm không oán thù
-
Điều tu dưỡng lớn nhất trong mỗi cuộc đời con người (P1)
1. Tha thứ cho lỗi lầm của người khác – Nói dễ hơn làm
Con người chẳng phải bậc thánh hiền, sẽ chẳng có ai là không phạm phải sai lầm hay làm tổn thương người khác. Nhưng chỉ cần ta có cái nhìn khoan dung hơn, không ôm mãi nỗi tức giận trong lòng thì mọi chuyện thực ra nhẹ nhàng hơn ta nghĩ rất nhiều.
Lòng thấy tức giận chính là dùng sai lầm của người khác để trừng phạt mình. Một khi trong tâm tràn ngập lửa giận thì sẽ đánh mất đi ánh mặt trời và những điều ấm áp của cuộc sống.
Tha thứ cho lỗi lầm của người khác, chính là tha thứ cho chính mình. Buông bỏ sai lầm của người khác, chính là cởi trói cho chính bản thân mình.
Thời Tống, đại học sĩ Tô Đông Pha khi bị giáng chức tới Huỳnh Châu, một buổi tối nọ ông một mình đi uống rượu giải buồn trong thành.
Trên đường, ông gặp phải một người đàn ông say khướt, bước đi liêu xiêu đụng ngã cả ông. Người đó chẳng những không xin lỗi mà còn mắng ông vài câu rồi hùng hổ bỏ đi.
Tô Đông Pha đứng dậy, vỗ quần áo cho sạch đất nhưng lại không hề nổi giận. Ông nghĩ: Mình vui trong lòng đâu cần ai biết. Tô Đông Pha cũng uống nhiều rượu, đến khi về nhà đã là nửa đêm.
Người hầu trong nhà đã ngáy như sấm, ông gõ cửa nhưng không hề nghe thấy. Cứ thế, người hầu nhốt chủ nhân bên ngoài, Tô Đông Pha cũng không hề giận mà ra bờ sông ngồi hóng gió.
Một người, nếu như không có “cái tôi” quá lớn, vậy thì hẳng ai có thể khiến người đó nổi giận. Còn nếu có lòng tự ái quá mạnh mẽ, tự nâng cao bản thân quá đà, người khác chỉ hơi xúc phạm đã lập tức phản kháng và ôm hận trong lòng. Như thế thật sự phiền não biết bao. Buông bỏ phiền não con người sẽ yêu đời hơn
Tha thứ cho người khác nhiều khi là một việc rất khó thực hiện. Người kia đã làm điều sai trái, khiến bản thân khó chịu, tổn thương thế mà còn yêu cầu ta phải tha thứ cho họ?
Cái tôi của mỗi người sẽ không cho phép điều đó xảy ra. Điều này cũng giống như khi chuyện tình cảm tan vỡ vậy, niềm đau khó quên vô cùng. Cũng bởi cái tôi quá lớn ngăn cản chúng ta biết cách tha thứ.
Cho nên, làm người cần có cái nhìn bao dung với mọi chuyện, một khi đã nhìn đời nhẹ nhàng, tức giận cũng vơi đi.
Thế nhưng, tha thứ cho lỗi lầm của người khác nào phải chuyện dễ dàng. Người ta đã đối xử tệ bạc với mình, khinh ghét, nhục mạ mình như thế, sao có thể dễ dàng bỏ qua được chứ?
Nhưng liệu học cách vị tha, tha thứ và bao dung có thật sự khó khăn như thế hay không? Khoan dung độ lượng mang lại phúc báo suốt đời
Có người ngoài miệng nói tha thứ nhưng trong tâm hãy còn chất đầy oán hận, thù hằn, căm phẫn. Bị người khác gây tổn thương không phải là cảm giác dễ chịu nhưng có ai trên đời mà chưa từng phải chịu tổn thương?
Nếu cứ ôm khư khư cái tâm oán hận, chẳng phải tâm hồn người ta cũng chỉ còn đầy những vết thương đang rỉ máu hay sao?
Cuộc đời con người vốn ngắn ngủi, đừng vì những chuyện nhỏ mà nổi cơn tam bành, giận dữ vừa làm tổn hại bản thân, lại vừa dễ làm tổn thương, gây thù chuốc oán với người khác. Chi bằng cứ sống bình đạm, giải thoát lòng mình, sống an yên mỗi ngày. Đừng bỏ lỡ: 5 chữ vàng giúp bạn bình yên trong cuộc sống
2. Đời người ngắn ngủi, nếu đã được sống thì phải nghĩ thông suốt
Có một vị hòa thượng lớn tuổi rất yêu thích hoa lan nên đã dày công chăm sóc mấy chục gốc hoa. Một lần phải ra ngoài có việc, trước khi đi, lão hòa thượng giao cho tiểu hòa thượng chăm sóc những khóm hoa của mình.
Trong thời gian đó, một hôm trời đổ mưa như trút nước, chú tiểu quên cất hoa nên tất cả chỗ hoa đều bị dập nát.
Khi sư phụ trở về, chú tiểu chủ động nói rõ và xin lỗi thầy, xin thầy trách phạt. Nhưng lão hòa thượng lại chỉ nói: Ta trồng hoa lan không phải là vì để tức giận mà ta trồng vì phần tốt đẹp của chúng. Đời người ngắn lắm, phải dành thời gian vào những điều đẹp đẽ thì cuộc đời này mới không uổng phí.
Tâm trí vốn là một cái “túi chứa” hữu hạn, nếu nhét đầy trong đó những hận thù, oán giận sẽ chẳng thể nào chứa thêm được tình yêu và những điều ấm áp trong cuộc sống. Bạn có thể đọc thêm: BÀI HỌC THA THỨ từ câu chuyện của kẻ oán giận cả gia đình
Cuộc đời này vẫn còn rất nhiều thứ tốt đẹp đang chờ đợi bản thân, tha thứ cho lỗi lầm của người khác, thật ra cũng là đang tự giải thoát nhẹ nhõm cho bản thân mình.
Người xưa có câu: “Tu trăm năm mới đi chung một chuyến thuyền, tu ngàn năm mới nên duyên vợ chồng”. Giữa biển người mênh mông, gặp được nhau là duyên phận, mà quen biết nhau chính là may mắn.
Mình đối xử với người khác ra sao, những thứ mình nhận lại cũng sẽ như vậy. Tha thứ không dễ, nhưng sẽ hưởng phúc báo lớn lao.
Con người chỉ được sống một lần, sinh mệnh vốn rất quý giá. Hãy dành thời gian cho những điều tốt đẹp, dành tình cảm cho những người đáng giá.
3. Vì sao cần tha thứ cho lỗi lầm của người khác?
Một người nếu như luôn ôm lòng thù hận với một người khác, như vậy sẽ chẳng bao giờ cảm nhận được những điều hạnh phúc của cuộc đời này. Bởi trong lòng anh chất đầy phẫn nộ, luôn cảm thấy uể oải, thống khổ, lo nghĩ không ngừng.
Nhưng khi người đó lựa chọn tha thứ cho người kia, thì mỗi ngày cũng không cần dằn vặt bản thân khi cứ phải nghĩ đến người kia từng làm tổn thương mình ra sao, cũng không cần tránh né đối phương khi anh ta không còn là kẻ thù của mình nữa.
Thực tế, tha thứ chính là một loại sức mạnh tinh thần. Tha thứ không phải là nhu nhược, yếu đuối; tha thứ càng không phải là đầu hàng, thua kém hay chấp nhận buông xuôi.
Tha thứ chính là thể hiện lòng bao dung quảng đại của mình với mọi người. Cổ nhân đã dạy: “Lùi một bước trời cao biển rộng”. Nếu bạn thật sự có thể lùi lại, dùng thái độ tâm bình khí hòa để suy xét mọi việc thì sẽ thấy không điều gì là không thể buông bỏ.
Khi đó, ta sẽ đạt được cảnh giới của người quân tử, cảnh giới của sự từ bi, bao dung, tinh thần cao thượng, vị tha. Sống càng bao dung thì gia đình càng hạnh phúc ấm êm
Không thể tha thứ còn là biểu hiện của sự ích kỷ khi luôn đặt mình cao hơn người khác, coi mình là trung tâm của vũ trụ.
Hơn nữa, khi làm tổn thương người khác, ta luôn muốn họ thông cảm, bỏ qua, thấu hiểu và bao dung cho mình. Nhưng nếu trong trường hợp ngược lại ta là nạn nhân bị tổn thương, chính ta lại không làm được điều ấy.
Đọc ngay: Những ai cần được tha thứ nhất trong cuộc đời?
4. Tha thứ cho lỗi lầm của người khác chính là cách giải thoát cho chính mình
Thực ra, tha thứ cho lỗi lầm của người khác không hề khó, mà cái khó nằm ở việc người ta có dám buông bỏ cái tâm oán thù, hờn giận hay không?
Hận thù chính là một con quỷ dữ. Nếu bạn cứ mãi ôm nó trong lòng, chẳng phải đang tiếp thêm sự sống để nuôi dưỡng nó ngày càng phát triển sao. Đến một ngày kia, nó sẽ quay trở lại nuốt chửng bạn.
Xem thêm: Chỉ cần hiểu được điều này thôi chúng ta sẽ hết hận thù
Điều bạn cần ghi nhớ là: Tha thứ giống như một dòng suối mát có thể dập tắt được ngọn lửa oán thù đang thiêu đốt tâm can. Nếu không thể mở rộng lòng bao dung người khác, chắc chắn bạn sẽ khó mà thành công trên đường đời.
Có câu “nhân vô thập toàn”, tức con người không có ai là hoàn hảo mười phần, ai cũng sẽ có lúc mắc sai lầm dù lớn dù nhỏ.
Khi không thể bao dung cho người khác, bạn đâu thể mong nhận được sự vị tha ngược lại từ họ.
Có ai dám chắc chắn cả đời mình không từng phạm lỗi, không gây tổn thương cho người khác hay không vấp ngã hay không?
Hận thù cũng giống như một sợ dây trói chặt con tim bạn, khiến bạn luôn cảm thấy đè nén, khó chịu. Vì đó là sợi dây vô hình, dù chẳng thể sờ được vào nhưng lúc nào cũng hiện diện, ngày càng thít chặt lấy tâm hồn người ta, lâu ngày sẽ trở thành thứ oán khí, uất hận, gây ra đau khổ cho tinh thần và cả tật bệnh.
Tha thứ cho lỗi lầm của người khác chính là bạn đang tự cởi sợi dây trói buộc trong lòng mình để bản thân cảm thấy dễ chịu, dễ thở và tâm hồn cũng khoáng đạt hơn.
Lam Lam
Thấm thía lời dạy của người xưa qua câu chuyện về phúc đức: Người nhân hậu ắt có phúc báo sâu dày
Làm người muốn thành được việc lớn, trước hết phải có lòng bao dung cha mẹ
Chăm chỉ tụng kinh cầu khấn, nhưng liệu Đức Phật có tha thứ cho những tội lỗi ta đã gây ra không?