Sống chân thật là lối sống văn minh, hiện đại của thời đại 4.0
Chúng ta vốn đã quá quen thuộc khi ông bà, cha mẹ mình khen một người nào đó: “Sao con bé đó nó khéo thế, rất biết lấy lòng mọi người”. Và thường từ “khéo” đó là bao gồm cả sự giả lả, cười nói, cố gắng làm vui lòng người khác.
Từ đó đã hình thành một thế hệ sống không thật, thiếu chân thành, bên ngoài cười nói thưa thớt ngọt ngào nhưng lòng dạ bên trong không phải ai cũng lường hết được. Rồi thế hệ ấy khiến các cuộc kinh doanh, giao thương của chúng ta với thế giới trở thành những vụ lừa đảo.
Trong khi bất cứ lời nói nào của đối tác làm ăn châu Âu, châu Mỹ cũng là lời cam kết trong hợp đồng thì chúng ta lại “khéo” tới mức sẵn sàng “lật kèo” phút cuối nhằm thu lợi về mình hoặc sợ bản thân thua thiệt.
Vì thế, ngày nay, chúng ta đã là thế hệ của tương lai, đừng vì chữ KHÉO mà tự làm hại mình, đừng biến mình thành kẻ lừa lọc, gian dối, không đáng tin cậy,… mà thay vào đó là học lối sống CHÂN THẬT.
Khi xem sống chân thật là lối sống văn minh của tương lai thì hãy bắt đầu thực hành nó bằng việc lựa chọn cách sống:
Không cố ý lấy lòng người khác
Đừng vì thấy người ta có danh vọng mà cố tình mời họ đi ăn để làm thân, làm quen nhưng cuộc trò chuyện đó lại nhạt nhẽo, không có chiều sâu vì chẳng ai thực lòng quan tâm đến ai cả.
Người lựa chọn sự chân thật lại là người hiểu biết, thông thái vì họ đủ hiểu rằng luôn có người quý mến ta vô điều kiện nhưng có người dù ta cố lấy lòng thế nào đi nữa họ cũng không thèm mảy may quan tâm. Sớm nhận thức điều này ta sẽ tránh lãng phí thời gian vô ích.
Ta hãy cứ là chính mình, cũng có những sở thích, sở ghét riêng mà không cần cố tình phải cho giống ai cả. Ta tôn trọng bản sắc của mình vì thế cũng tôn trọng cả bản sắc của người khác.
Tôn trọng mọi người
Ngược lại, có những người luôn áp đặt ý chí chủ quan, không muốn lắng nghe bất cứ yến kiến của người khác cũng hồ đồ không kém. Vì thế, bạn cần thể hiện sự đối diện bằng thái độ tôn trọng, cởi mở, tránh phát xét…
Vì thế, khi ta tiếp xúc với người đối diện, dù là ai, ở vị trí nào, làm nghề gì,… vẫn luôn thể hiện sự chân thành, lịch sự và tôn trọng họ.
Sống thật với chính mình
Mỗi ngày, ta cố gắng trở nên khiêm tốn hơn nhưng cũng rất tự tin vào những gì bản thân đã làm được. Bởi họ luôn biết mình là ai và đủ tự tin để có thể thoải mái ở vị thế của mình.
Ta cũng chẳng vì bệnh thành tích mà đi cướp công hay cố giành lấy thứ không xứng đáng với mình. Tự khoác lên mình chiếc áo quá rộng, ta cũng cảm thấy rằng bản thân không phù hợp.
Điều ta cần làm vẫn là quay về chính bên trong mình để biết rằng mình cần cải thiện điều gì để cảm thấy bản thân mình tốt lên, mỗi ngày ta tiến bộ lên thì càng có nhiều niềm vui và hạnh phúc hơn nữa.
Tránh xa cám dỗ vật chất
Khi đuổi theo lối sống vật chất đó, ta sẽ dễ đánh mất mình, có thể đánh đổi mọi thứ vì tiền. Đó là lời cảnh báo cho lối sống xem tiền làm trọng, làm tha hóa đạo đức với những câu chuyện Sugar Baby, Sugar Daddy gây xôn xao dự luận trong thời gian qua.
Đúng là những thứ vật chất xa hoa đó rất cám dỗ nhưng khi ta chưa xứng đáng, chưa đủ thành công để tương xứng với món đồ đó thì cứ xem chúng là mục tiêu cần đạt được sẽ tốt hơn. Chớ nên thấy người ta có mà vội đua đòi trong thì bản thân thì rỗng tếch và trí tuệ thì không được ai coi trọng.
Vì hạnh phúc thực ra lại đến từ bên trong, chứ không phải từ bên ngoài, những thứ hào nhoáng đó chỉ mang lại cho ta niềm vui nhất thời mà thôi.
Đề cao việc kỷ luật bản thân
Vì thế, tính kỷ luật là một đức tính quan trọng và cần thiết trong quá trình phát triển bản thân của mỗi người. Nó giúp chúng ta cảm thấy hài lòng với bản thân hơn và qua đó đạt được hạnh phúc.
Rộng lượng với lỗi lầm của người khác
Hãy rộng lượng để đón nhận những thay đổi tích cực từ họ, điều đó mới thực sự làm cuộc sống này tốt đẹp hơn.
Hiểu được điểm mạnh, điểm yếu