Hay người kia vẫn là chủ đất. Sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào?
Xin cảm ơn công ty rất nhiều!
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Đất đai của Công ty luật Minh Khuê
>> Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, gọi: đẹp không tưởng
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Quyết định số 24/2004/QĐ – BTNMT ban hành ngày 01/11/2004 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Quyết định số 08/2006/QĐ – BTNMT ban hành ngày 21/7/2006 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
>> Xem thêm: Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất thực hiện như thế nào ?
– Thông tư số 17/2009/TT – BTNMT ban hành ngày 21/10/2009 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành, chưa có văn bản pháp luật nào ghi nhận về khái niệm “sổ đỏ” và “sổ hồng”. Hai thuật ngữ này xuất phát từ thực tế của mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có mẫu giấy màu đỏ và có mẫu giấy màu hồng. Giấy chứng nhận quyền sử dungj đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thu pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Để gọi một cái tên dài về “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đât”, người dân đã tự đặt tên cho tờ giấy này là “sổ đỏ”; “sổ hồng” ngắn gọi và dễ hình dung. Vậy, bản chất của “sổ đỏ” và “sổ hồng” chính là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất”.
Trước ngày 10/12/2009, trên cả nước áp dụng thống nhất sử dụng mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có màu đỏ. Điều này được quy định tại các văn bản là Quyết định số 24/2004/QĐ – BTNMT ban hành ngày 01/11/2004 (cụ thể tại Điều 2 tại phần quy định trong Quyết định) và Quyết định số 08/2006/QĐ – BTNMT (cụ thể tại Điều 2 trong phần quy định tại Quyết định). Từ ngày 10/12/2009, theo Thông tư số 17/2009/TT – BTNMT ban hành ngày 21 tháng 10 năm 2009, cụ thể tại Điều 3 ghi nhận Bộ tài nguyên và môi trường phát hành một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất có màu hồng cánh sen (nay được người dân gọi là sổ hồng).
“Điều 2. Mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một (01) tờ có bốn (04) trang, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, bao gồm các đặc điểm và nội dung sau đây:a) Trang 1 là trang bìa; đối với bản cấp cho người sử dụng đất thì trang bìa mầu đỏ gồm Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” mầu vàng, số phát hành của giấy chứng nhận mầu đen, dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường; đối với bản lưu thì trang bìa mầu trắng gồm Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” mầu đen, số phát hành của giấy chứng nhận mầu đen, dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 3. Mẫu Giấy chứng nhận1. Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận là một tờ có bốn trang, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, có nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen, gồm các nội dung sau đây:a) Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ; mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận gồm 2 chữ cái tiếng Việt và 6 chữ số, bắt đầu từ BA 000001, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Như vậy, “sổ đỏ” và “sổ hồng” đơn thuần là tên gọi của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất qua hai giai đoạn thay đổi mẫu phôi của giấy tờ này. Điều quan trọng là giá trị pháp lý của “sổ đỏ” và “sổ hồng” là như nhau.
Tên của người sử dụng đất được thể hiện trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng dất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận) tại vị trí đầu tiên của tờ Giấy chứng nhận, cụ thể tại trang đầu tiên đối với những trường hợp cấp Giấy chứng nhận lần đầu tiên. Sau đó, nếu người sử dụng đất có sự thay đổi so với lần đầu cấp thì sẽ ghi nhận sự thay đổi đó trong mục “IV.Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”. Theo thông tin quý khách cung cấp thì tên của quý khách được ghi tại trang sau. Nếu trang sau theo quý khách mô tả là mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” thì điều này là đúng và kể từ thời điểm ghi nhận tên của quý khách tại phần những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận thì quý khách chính là chủ sử dụng đất, người chủ cũ không còn quyền sử dụng đối với thửa đất tại thời điểm đó.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Sổ đỏ, sổ hồng và Giấy chứng nhận quyền sử dựng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khác nhau như thế nào ? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: đẹp không tưởng để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai – Công ty luật Minh Khuê