Mục lục bài viết

    1. Tư vấn, hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai ?

    Công ty luật Minh Khuê xin tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai, như sau:

    Tư vấn, hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai ?

    Hướng dẫn thủ tục, quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án – Ảnh minh họa

    Trả lời:

    Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của chúng tôi, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

    – Căn cứ Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội quy định về tranh chấp đất đai như sau:

    Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai​
    1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
    2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
    3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
    4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
    5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
    Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
    Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
    1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
    2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
    a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
    b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
    3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
    a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
    b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
    4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

    Như vậy, khi xảy ra tranh chấp đất đai giữa cá nhân với cá nhân, để bảo vệ quyền lợi của mình bạn gửi đơn lên Uỷ ban nhân dân cấp xã phường nơi bị đơn cư trú để yêu cầu hòa giải. Hòa giải không thành, bạn có quyền gửi đơn lên tòa để khởi kiện tranh chấp đất đai.

    – Căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định gửi đơn khởi kiện như sau:

    Điều 190. Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án

    1. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

    a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;

    b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

    c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

    2. Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi.

    Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến.

    3. Trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn.

    4. Trường hợp chuyển vụ án cho Tòa án khác theo quy định tại Điều 41 của Bộ luật này thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn khởi kiện đến Tòa án đã thụ lý nhưng không đúng thẩm quyền và được xác định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

    5. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.

    Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email hoặc qua tổng đài đẹp không tưởng. Chúng tôi sẳn sàng giải đáp.

    >> Tham khảo thêm: Tranh chấp đất đai đã có biên bản hòa giải và sự đồng ý của các bên có được khiếu kiện không ?

    >&gt Xem thêm:  Năm 2020, xây nhà lấn, chiếm đất công có bị phạt không ?

    2. Luật sư tư vấn giúp em về tranh chấp đất đai khi bị mất sổ đỏ ?

    Gửi luật minh khuê em có tình huống về luật như sau mà không biết giải quyết như thế nào xin luật minh khuê tư vấn giúp em. Nhà em bị mất sổ đỏ. Sau một thời gian mới phát hiện ra khi có người mang sổ đỏ (bản photo) tới nhà em và nói rằng có chị hàng xóm đã lấy sổ nhà em và cầm cho họ là 30 triệu đồng. Và họ yêu cầu nhà em chuộc lại sổ này. Nhà em không chịu và họ vẫn giữ sổ đỏ nhà em. Sau đó nhà em đã yêu cầu chị hàng xóm đi chuộc lại nếu không sẽ báo chính quyền. Nhưng đã 3 năm rồi chị ta vẫn chưa chuộc lại sổ. Vậy quý luật sư tư vấn giúp em. Để em có cách giải quyết nào cho đúng tình đúng lý ?
    Em xin chân thành cám ơn.
    – Phong Lê

    Trả lời:

    Theo chúng tôi, để hợp tình thì gia đình bạn có thể gặp mặt cả hai người hàng xóm và thương lượng, hòa giải để lấy lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Trường hợp các bên hòa giải với nhau không thành, bạn có thể phải làm thủ tục khởi kiện ra Tòa án yêu cầu tuyên bố giao dịch thế chấp giữa hai gia đình hàng xóm là vô hiệu, do người hàng xóm không có quyền đem tài sản thuộc quyền sử dụng của gia đình bạn đi thế chấp, cũng không được ủy quyền đi thế chấp.

    Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

    Điều 142. Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện

    1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:

    a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;

    b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;

    c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.

    2. Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch

    >&gt Xem thêm:  Giải quyết tranh chấp đất khi không có giấy tờ chứng minh ?

    3. Luật sư tư vấn và giải đáp những vấn đề pháp lý về tranh chấp đất đai ?

    Luật Minh Khuê tư vấn và giải đáp những vấn đề pháp lý về tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành:

    Luật sư tư vấn và giải đáp những vấn đề pháp lý về tranh chấp đất đai ?

    Trả lời:

    Kính chào và cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chứng tôi. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

    Kính gửi: Văn phòng luật Minh Khuê, Em đang có một khúc mắc về vấn đề tranh chấp đất đai mà không biết hỏi ai, em tra thông tin trên mạng và được biết đến văn phòng luật Minh Khuê, do vậy em viết mail này mong được văn phòng luật tư vấn giúp em. Bố chồng em có một mảnh đất ở quê do ông bà để lại. Sau khi nhận thừa kế, bố chồng em đã làm sổ đỏ mang tên của mình. Sau này thoát ly cả nhà em sinh sống ở nơi khác. Ngôi nhà ở quê hiện đang để cho bà nội và cô út ở. Do đang cần tiền để làm một số việc, bố chồng em định bán mảnh đất ở quê đi thì mới được biết là sổ đỏ đã bị em gái của bố chồng em ( không phải cô đang ở cùng bà nội) mang đi cắm ở tiệm cầm đồ là 150 triệu. Bố chồng em có nói chuyện với cô này thì cô ấy nói có việc cần tiền nên mượn tạm. Bố chồng em yêu cầu cô phải lấy ngay sổ đỏ về, nhưng cũng phải hơn một năm rồi mà cô ấy vẫn không trả sổ đỏ cho nhà em và kêu là không có khả năng thanh toán tiền cho bên cầm đồ. Nhà em có liên hệ với bên cầm đồ thì bên đó trả lời là nhà em phải trả hết tiền gốc là 150 triệu và tiền lãi từ hồi cô ấy mượn thì mới trả sổ đỏ. Giấy tờ mượn tiền là do cô ấy ký vay, giữa bố chồng em và cô ấy cũng không có giấy tờ ký kết gì về việc mượn sổ đỏ hay giấy tờ gì về tiền nong cả. Sau một thời gian tranh chấp, bên cho vay tiền yêu cầu nhà em phải trả tiền nếu không sẽ đến tịch thu nhà. Em không biết trong trường hợp này gia đình nhà em phải làm như thế nào. Mong văn phòng luật tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn! Em Hạnh.

    Theo quy định tại Điều 326 Luật tố tụng dân sư 2015

    Điều 326. Cầm cố tài sản

    Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

    Trong trường hợp này của bạn

    NHư vậy theo quy định trên thì bạn có thể yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu vì cô của bạn không có quyền sở hữu mảnh đất này lên không có thẩm quyền được mang quyền sử dụng đất của bạn đi cầm cố và theo quy định của BLDS

    Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

    1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

    2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

    > Khi tòa tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì hai bên trả lại những gì đã nhận của nhau cô bạn phải trả lại tiền cho người ta và nhận lại sổ đỏ

    Chào luật sư! Tôi xin hỏi ý kiến luật sư về trường hợp như sau: Ông ngoại tôi khai hoang đất đai từ năm 1985, năm 1998 ông ngoại tôi để lại di chúc cho người con trai út trong đó có quyền sử dụng mảnh đất. Và năm 2002, cậu tôi làm giấy chứng nhận QSDĐ. Đến năm 2008 cậu tôi có bán 1560m2 diện tích đất cho ông A. Và đến nay (2016), khi cần vay tiền cậu tôi mới xem lại sổ đỏ đất thì mới phát hiện diện tích đất trong sổ đỏ bị thiếu. Qua quá trình xin những giấy tờ photo của thửa đất hiện nay cậu tôi đang đứng tên tại phòng tài nguyên huyện thì gia đình chúng tôi phát hiện có người đã giả chữ ký của ông ngoại tôi vào năm 2008 để làm hồ sơ mua bán và chuyển quyền sử dụng số đất bị thiếu hụt đó. Trong khi Quyền sử dụng đất đó đứng tên của cậu tôi và chữ ký ông ngoại tôi là giả ,mà cơ quan chức năng vẫn làm hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác. Vậy luật sư tư vấn giùm tôi, cán bộ làm hồ sơ và người giả chữ ký của ông ngoại tôi để làm giả giấy tờ mua bán đã phạm những tội gì? Điều nào? Và tôi có thể làm đơn đến cơ quan nào để khiếu nại.

    TRường hợp này của ban bạn có thể tố cáo ra cơ quan công an gần nhất người đã giả mạo chữ ký của ông ngoại bạn theo quy định tại Điều 341 BLHS

    Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

    1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội 02 lần trở lên;

    c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

    d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

    đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

    e) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

    b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

    c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”.

    Nếu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì người đó sẽ bị truy cứu theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự

    Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

    4. Ai là người được bồi thường khi đất có tranh chấp?

    Ông A có diện tích đất nông nghiệp cho ông B là em trai mượn canh tác từ cuối năm 2012 đến tháng 10/2015.UBND huyện có thu hồi diện tích đất để xây dựng trụ sở. khi trích đo hiện trạng thì thấy ông B canh tác nên có tên ông B trong danh sách công khai theo trình tự quy trình thu hồi đất.khi đó ông A đến gặp UBND xã để khiếu nại, qua kiểm tra hồ sơ địa chính gia đình ông A đã kê khai đăng ký quyền sử dụng đất từ năm 2002 và có tên trong sổ địa chính,và sổ thu thuế của hợp tác xã là tên ông A. nhưng chưa được cấp GCNQSDĐ; còn ông B không có loại giấy tờ gì kể cả bản kê khai đăng ký quyền sử dụng đất cũng không có diện tích thửa đất đó.trên cơ sở hồ sơ địa chính.UBND xã làm hồ sơ đền bù GPMB cho ông A : -Như vậy có đúng k. -Hiện nay ông B kiện hành vi hành chính của UBND xã là gi danh Ong A vào hồ sơ địa chính là thiếu cơ sở pháp lý có đúng k. có đủ điều kiện để tòa Án thụ lý không. (ông A và ông B là anh em ruột cho nhau mượn k co giấy tờ cho mượn,ông B là cán bộ về hưu k co ai trưc tiếp san xuât nong nghiệp)

    Trả lời:

    TRong trường hợp của bạn thì nếu ông A có đầy đủ các giấy tờ và có tên trên sổ địa chính và chỉ đợi được cấp giấy chứng nhận quyền sửu dụng đất thì như vậy ông A Sẽ được nhà nước bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp,. Tuy nhiên nếu ông A cho e, rãi của mình là ông A sử dụng mảnh đất để canh tác thì ông B sẽ được nhà nước bồi thường về chi phí đầu tư trên đất nếu có theo quy định tại Điều 77 Luật đất đai 2013.

    Điều 77. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân

    1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định sau đây:

    a) Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 129, Điều 130 của Luật này và diện tích đất do được nhận thừa kế;

    b) Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại;

    c) Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

    2. Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật này.

    5. Đất đang tranh chấp có chuyển nhượng được không?

    kính gửi luật sư đoàn: vào năm 2011 tôi có mua 1 miếng đất ở Long An và đã có chủ quyền nhưng bây giờ có nguồn tin cho biết rằng . _ Miếng đất nay đang có tranh chấp ( trong giòng tộc chủ cũ) _ Miếng đất này nếu có bán cũng không bán được do đang có tranh chấp. _ Nếu giòng tộc chủ cũ thắng kiện thì chính quyền sẽ thu hồi & xóa bỏ giấy chủ quyền của tôi., đây là những điều làm tôi băn khoăn rất mong được sự giải thích của quý đoàn

    Theo quy định của pháp luật đất đai 2013:

    Điều 188 Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi chuyển nhượng , cho thuê, cho thuê lại thừa kế tặng cho thế chấp quyền sử dụng đất góp vốn bằng quyền sử dụng đất

    1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

    a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

    b) Đất không có tranh chấp;

    c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

    d) Trong thời hạn sử dụng đất.

    > NHư vậy nếu đất đang có tranh chấp sẽ không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất

    6. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án

    Xin chào luat su. Cho toi hoi luat tranh chap dat dai cua toa an thoi gian bao lau giải quyet ra tòa. Toi có khởi kiện viec tranh chap đất đai Tối có mua lô đất có đầy đủ pháp lý có sổ quyền sử đất. Trên lô đất Tôi mua có người em ruột người bán ở. Người bán xin cho ở thời gian sắp xếp. Khi đến thời hạn người ở không chịu dời. Và Người bán cho tôi nó có bán cho người em rồi , đòi trả tiền lại tôi không chịu, tôi có khởi đơn khởi tại tòa án nay được ba năm rưởi ?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 203 và khoản 4 Điều 203 BLTTDS 2015

    Điều 203 Thời hạn chuẩn bị xét xử

    1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

    a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

    b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

    Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

    Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

    4. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

    NHư vậy nếu bạn đã gửi đơn đến tòa án mà hơn 3 năm nay rồi bạn chưa được giải quyết thì bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi trực tiếp đến tòa án

    Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về ý kiến tư vấn xin hãy liên hệ với tổng đài đẹp không tưởng để được tư vấn trực tiếp hoặc bạn có thể liên hệ với gmail :

    Trân trọng./.

    Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật Minh KHuê

    >&gt Xem thêm:  Cần tư vấn luật cư trú, đăng ký thường trú tại Hà Nội ?