Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Đất đai của Công ty luật Minh Khuê
>> Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, gọi: đẹp không tưởng
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Nhà ở 2014
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 118 Luật Nhà ở 2014, điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch được quy định như sau:
1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau:
>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng thuê nhà xưởng, thuê kho bãi mới nhất năm 2020
a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, ngoại trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Không thuộc diện đang có khiếu nại, tranh chấp, khiếu kiện về quyền sở hữu hoặc đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Những điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
2. Các giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận:
a) Thế chấp, mua bán nhà ở hình thành trong tương lai;
b) Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
c) Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; hoặc mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;
d) Cho mượn, thuê, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;
>> Xem thêm: Trình tự sang tên khi mua bán xe máy ở tiệm cầm đồ ?
đ) Nhận thừa kế nhà ở;
e) Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở (bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó).
Các giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Trường hợp nhà ở cho thuê thì ngoài các điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này, nhà ở còn phải bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở; đồng thời có đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoát nước, bảo đảm vệ sinh môi trường.
Vậy, thủ tục chuyển nhượng căn hộ chưa có sổ hồng có gì khác biệt?
Nếu trường hợp mua bán của bạn không thuộc trường hợp không bắt buộc phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, thì bạn không thể thực hiện hợp đồng mua bán nhà ở, vì hợp đồng mua bán nhà ở phải công chứng mà bạn lại không có sổ hồng. Song, hai bên vẫn có thể lập hợp đồng đặt cọc để đảm bảo việc bạn sẽ bán căn hộ này cho người mua hoặc lập vi bằng hành vi mua bán nhà ở của 02 bên – do cơ quan thừa phát lại thực hiện.
Khi lập hợp đồng đặt cọc thì hai bên chỉ cần lập thành văn bản, có chữ ký của người mua – người bán là có giá trị pháp lý. Hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng nếu có nhu cầu thì bạn có thể đi công chứng, chứng thực hợp đồng đặt cọc.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: đẹp không tưởng để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
>> Xem thêm: Thủ tục nhận chuyển nhượng nhà chung cư đã có sổ đỏ năm 2020 ?
Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai – Công ty luật Minh Khuê
>> Xem thêm: Thủ tục tách thửa, hợp thửa đất đai theo quy định mới năm 2020 ?