Quy định mới về các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội ?

 

Chỉ còn vài ngày nữa là bước sang năm mới 2018, từ năm 2018 sẽ thực hiện lộ trình đóng bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014. Tình hình cụ thể đã được công ty Luật Minh Khuê cập nhật tại bài viết này, mời quý khách hàng tham khảo.

xem thêm :  shop hoa tươi gia lai 

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

“Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.”

Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về tiền lương đóng BHXH cụ thể như sau:

“1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động (sau đây được viết là Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH).

Phụ cấp lương theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.”

Căn cứ vào quy định nêu trên, mức lương theo công việc hoặc theo chức danh (Khoản 1 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH) + các khoản phụ cấp lương (Điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH) + Các khoản bổ sung khác (Điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH) là các khoản phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày 01/01/2018.

Như vậy, đồng nghĩa với việc, các khoản sau sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội: Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc (Ví dụ: Phụ cấp chuyên cần) và kết quả thực hiện công việc (Ví dụ: Phụ cấp năng suất) (a khoản 2 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH); Các khoản bổ sung khác không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động (Điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH) ; Và các khoản mang tính chất phúc lợi khác theo khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như: như tiền thưởng’ tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

Bạn đang theo dõi bài viết được biên tập trên trang web của Công ty Luật Minh Khuê. Nếu có thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn pháp luật từ các Luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6162 để được hỗ trợ hiệu quả và tối ưu nhất. Trân trọng./.

>&gt Xem thêm:  Cách xác định tiền bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông ?

Luật sư tư vấn:

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối với NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam được tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế (BHYT), BH thất nghiệp, BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quy định này có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.

Đặc biệt mới đây, Nghị định số 143/ 2018/ NĐ-CP ngày 15/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật BHXH và Luật An toàn, vệ sinh lao động về BHXH bắt buộc đối với NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày 1/12/2018.

Tuy nhiên, đến nay việc doanh nghiệp thực hiện tham gia BHXH bắt buộc đối với NLĐ nước ngoài vẫn chưa thực hiện do chưa có thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành. Và thực tế, khi áp dụng Nghị định này vào những tình huống cụ thể phát sinh trong thực tiễn, nhiều doanh nghiệp còn tỏ ra bối rối và vướng mắc khi thực hiện.

Có thể thấy, điều đại diện các doanh nghiệp băn khoăn nhiều nhất là rào cản về ngôn ngữ khi tham gia BHXH đối với NLĐ nước ngoài. Khó khăn lớn nhất khi NLĐ nước ngoài tham gia BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở các cơ sở y tế thì những cơ sở y tế này chưa hướng dẫn các mức hưởng bằng tiếng nước ngoài hoặc có cán bộ chuyên môn phụ trách đảm nhiệm.

Trong khi NLĐ nước ngoài đến từ nhiều quốc gia và sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ra, nếu người nước ngoài đăng ký khám chữa bệnh tại cơ sở quốc tế thì chi phí rất lớn, vượt quá khả năng chi trả của quỹ BHXH. Đồng thời, NLĐ nước ngoài làm việc có thời gian không dài theo quy định để hưởng chế độ BHXH nên việc giải quyết thủ tục gặp khó khăn.

Căn cứ Nghị định 143/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật BHXH và Luật An toàn, vệ sinh lao động về BHXH bắt buộc đối với NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Theo đó, NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Những người không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, gồm: Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định 11/NĐ-CP; NLĐ đã đủ tuổi nghỉ hưu theo Khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động 2012.

Về vấn đề mức đóng và phương thức đóng, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ bao gồm: 3% vào quỹ ốm đau, thai sản; 0,5% vào quỹ tai nạn lao động.

Từ ngày 1/1/2020, ngoài việc đóng vào quỹ ốm đau thai sản; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì hàng tháng người sử dụng lao động đóng 14%; NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Còn đối với trường hợp NLĐ nước ngoài nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi ở các doanh nghiệp nếu còn hợp đồng lao động, vẫn đóng BHYT, BHXT, BH thất nghiệp bình thường.

Nghị định này còn mới, chính thức có hiệu lực vào tháng 1/12/2018, do đó các thông tư và văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam trong thời gian tới đến các đơn vị và doanh nghiệp cụ thể và rõ ràng hơn. Theo đó:

1. Đối tượng tham gia:

Từ ngày 01/12/2018, NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi: Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với NSDLĐ tại Việt Nam.

2. Đối tượng không thuộc đối tượng tham gia BHXH

NLĐ nước ngoài di chuyển trong nội bộ DN theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

3. Mức đóng, mức tiền lương tháng đóng

NSDLĐ quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này, hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ như sau:
+ Quỹ ốm đau và thai sản (3%)
+ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (0,5%)
+ Từ ngày 01/01/ 2022 quỹ hưu trí và tử tuất (14%).
NLĐ đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

Tiền lương tháng đóng BHXH được quy định là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp tiền lương tháng cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở.

4. Đối với NLĐ giao kết HĐLĐ nhiều người sử dụng lao động:

NLĐ mà giao kết HĐLĐ với nhiều NSDLĐ và thuộc diện áp dụng BHXH bắt buộc thì NLĐ và NSDLĐ chỉ đóng BHXH đối với HĐLĐ giao kết đầu tiên. Riêng tham gia vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì NSDLĐ phải đóng theo từng HĐLĐ đã giao kết.

5. Chế độ BHXH:

NLĐ là người nước ngoài thuộc đối tượng tham gia BHXH thực hiện các chế độ BHXH bắt buộc:

+ Ốm đau;
+ Thai sản;

+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+ Hưu trí và tử tuất.

6. Chế độ BHXH một lần:

NLĐ có quyền được hưởng BHXH một lần mà không cần điều kiện sau 1 năm không tham gia BHXH kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ.

7. NLĐ là người nước ngoài đang hưởng lương lưu

Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng khi không tiếp tục cư trú tại Việt Nam có thể ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp BHXH. Người lao động được hưởng trợ cấp một lần nếu có nguyện vọng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

>&gt Xem thêm:  Năm 2020, Bị tai nạn lao động thì được hưởng bảo hiểm xã hội thế nào ?

Từ tháng 9/2015 đến tháng 12/1017 kế toán phường có trích từ tiền lương của bà Trang để đóng BHXH bắt buộc cho bà nhưng cơ quan BHXH không thu. Số tiền đó bà cũng không được hoàn trả.

Bà Trang hỏi, trường hợp của bà có được tham gia đóng BHXH bắt buộc không? Bà muốn đóng BHXH cho thời gian làm việc tại UBND phường từ tháng 9/2015 đến tháng 12/2017 thì phải làm thế nào?

Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Ngày 29/7/2014 của Bộ Nội vụ có Công văn số 2845/BNV-CCVC gửi BHXH Việt Nam trả lời Công văn số 2380/BHXH-BT ngày 1/7/2014 của BHXH Việt Nam về vướng mắc trong thực hiện BHXH đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Tại Điểm C, Mục 3 Công văn này nêu rõ: Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008 thì ở cấp xã không có đối tượng là người làm việc theo chế độ HĐLĐ; Các trường hợp đã ký HĐLĐ với UBND trước đây thì thực hiện chế độ BHXH cho các đối tượng này như những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 8/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP.

Ngày 14/11/2014, BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 4407/BHXH-BT gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hướng dẫn giải quyết vướng mắc về thu BHXH, BHYT, có nêu:

– Cơ quan BHXH tỉnh, huyện báo cáo UBND cùng cấp ý kiến của Bộ Nội vụ tại Công văn số 2845/BNV-CCVC để chỉ đạo UBND cấp xã chậm nhất đến ngày 31/12/2014 phải chấm dứt HĐLĐ đối với những người lao động đang làm việc theo HĐLĐ để thực hiện thủ tục dừng đóng BHXH bắt buộc theo quy định; các đối tượng này được tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện nếu có nhu cầu theo đúng quy định của Luật BHXH. Thời gian đã đóng BHXH bắt buộc của các đối tượng nêu trên được bảo lưu làm căn cứ tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định.

– Kể từ ngày 1/1/2015, cơ quan BHXH không thu BHXH bắt buộc đối với mọi trường hợp ký HĐLĐ với UBND cấp xã.

Căn cứ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nêu trên, trường hợp bà Hoàng Thị Trang, làm việc theo HĐLĐ ký với UBND phường không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Kể từ ngày 1/1/2015 cơ quan BHXH không thu BHXH bắt buộc đối với mọi trường hợp ký HĐLĐ với UBND cấp xã. Vì vậy, mặc dù từ tháng 9/2015 đến tháng 12/2017, kế toán phường có trích từ tiền lương của bà để đóng BHXH bắt buộc cho bà nhưng cơ quan BHXH không thu là đúng quy định. Kế toán phường có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền này cho bà Trang.

Bà Trang có thể tham gia BHXH tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất theo quy định tại Chương IV Luật BHXH và Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện.

Về nguyên tắc, việc đóng BHXH tự nguyện được thực hiện kể từ thời điểm tham gia BHXH tự nguyện. Vì vậy, bà Trang muốn đóng BHXH cho thời gian từ tháng 9/2015 đến tháng 12/2017 (trước khi tham gia gia BHXH tự nguyện) không có cơ sở thực hiện.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

>&gt Xem thêm:  Sử dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có phải đóng bảo hiểm xã hội không, thử việc có cần giấy phép lao động?

Gần đây có khá nhiều câu hỏi thắc mắc về việc luật bảo hiểm xã hội có quy định về việc người lao động nước ngoài thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, nhưng không tìm thấy quy định về đóng cụ thể như thế nào, liệu có đóng như người lao động Việt Nam không?

Để giải đáp vấn đề này, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Đúng là theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể tại điều 2 khoản 2 quy định người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là một trong những đối tượng điều chỉnh của Luật, và quy định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Tuy nhiên có thể thấy, từ thời điểm quy định này có hiệu lực cho đến nay chưa có một văn bản pháp lý nào có hiệu lực quy định cụ thể về việc tham gia bảo hiểm: mức đóng của người lao động và đơn vị sử dụng lao động, chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động nước ngoài tại Việt Nam.

Ngày 15 tháng 10 năm 2018 Chính phủ ban hành Nghị định số 143/2018 quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam và sắp tới ngày 1/12/2018 sẽ có hiệu lực. Văn bản này quy định chi tiết các vấn đề về đối tượng người nước ngoài tham gia, mức đóng và các chế độ mà người lao động làm việc tại Việt Nam được hưởng tại Việt Nam.

Bài viết dưới đây sẽ phân tích cụ thể như sau:

1.Đối tượng người lao động nước ngoài phải tham gia BHXH

Là những người lao động vào Việt Nam làm việc và đã có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề.

Bên cạnh đó một điều kiện bắt buộc là đã ký kết hợp đồng lao động (có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng và không xác định thời hạn); trong khi đó người lao động Việt Nam ký hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên đã tham gia bảo hiểm xã hội (từ 1/1/2018) – đây là điểm khác nhau về điều kiện giữa hai loại lao động trên thị trường lao động Việt Nam.

Tuy nhiên, người nước ngoài vào Việt Nam lao động có nhiều nguồn gốc khác nhau và công việc khác nhau và vì điều đó không phải ai cũng cần phải tham gia bảo hiểm xã hội, một số đối tượng sau sẽ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm tại Việt Nam:

-Người lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật của doanh nghiệp nước ngoài có hiện diện thương mại tại Việt Nam

-Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu

2. Mức đóng, tỷ lệ đóng của người lao động nước ngoàivà người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài

Đối với người lao động nước ngoài:

Tỷ lệ đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội là 8% tiền lương theo hợp đồng lao động, gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản phụ cấp khác theo quy định của Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nếu tiền lương mà người lao động nước ngoài được trả cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì sẽ đóng bảo hiểm với mức tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở. Lương cơ sở trong khoảng thời gian cuối năm 2018 hiện là 1.390.000 đồng.

Điều đáng lưu ý là người lao động nước ngoài sẽ không phải đóng 8% ngay từ 1/12/2018 mà quy định này được thực hiện bắt đầu từ 1/1/2022.

Đối với người sử dụng lao động:

Hàng tháng, dựa trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, đóng bảo hiểm cho người lao động nước ngoài với tỷ lệ như sau:

Đóng 3% vào quỹ ốm đau, thai sản kể từ ngày 1/12/2018

Đóng 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp kể từ ngày 1/12/2018

Đóng 14% vào quỹ hưu trí, tử tuất- thực hiện kể từ ngày 1/1/2022

Như vậy, kể từ ngày 1/12/2018 thì người sử dụng lao động có sử dụng lao động nước ngoài sẽ bắt đầu phải đóng bảo hiểm vào qũy bảo hiểm ốm đau, thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động nước ngoài, với tổng là 3,5%.

3. Quyền lợi về bảo hiểm xã hội mà người lao động nước ngoài được hưởng

Dựa vào việc tham gia và đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động vào quỹ bảo hiểm xã hội, có thể nhận thấy rằng các chế độ mà người lao động nước ngoài được hưởng cũng giống như người lao động Việt Nam. Mặc dù vậy trước mắt kể từ ngày 1/12/2018 thì người lao động nước ngoài chỉ được hưởng 3 chế độ của bảo hiểm xã hội:

-Chế độ ốm đau

-Chế độ thai sản

-Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Về cơ bản quyền lợi của người lao động nước ngoài khi hưởng các chế độ này cũng tương tự như người lao động Việt Nam. Điều kiện hưởng, mức hưởng, thời gian hưởng… được quy định cụ thể trong Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đối với chế độ hưu trí và tử tuất, vì thời điểm 1/12/2018 người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài chưa phải đóng cho nên người lao động nước ngoài cũng chưa được hưởng bảo hiểm ở hai chế độ này.

Dựa trên những nội dung phân tích trên có thể rút ra một số kết luận như sau:

Trên đây là phân tích của chúng tôi về chủ đề “Từ ngày 1/12/2018 Công ty phải đóng bảo hiểm xã hội cho lao động nước ngoài”

Mọi trường hợp cần tư vấn, mời khách hàng liên hệ tổng đài 1900.6162 để được trao đổi chuyên sâu. Trân trọng cảm ơn!

>&gt Xem thêm:  Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động cập nhật mới nhất

Luật sư tư vấn:

Theo khoản 3, điều 30, Thông tư 59/2015/TT-BLDTBXH quy định về các khoản thu nhập tiền lương không bắt buộc đóng BHXH như sau:

* Tiền thưởng theo quy định tại điều 103 của Bộ luật Lao động 2012, quy định như sau:

– Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Ví dụ: Tiền thưởng lương tháng 13 của công ty vào cuối năm, tiền thưởng hằng quý tùy theo kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả lao động.

– Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

* Tiền thưởng sáng kiến.

* Tiền ăn giữa ca.

* Các khoản hỗ trợ xăng xe.

* Tiền hỗ trợ điện thoại.

* Tiền hỗ trợ đi lại.

* Tiền hỗ trợ nhà ở.

* Tiền hỗ trợ giữ trẻ

* Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ.

* Tiền hỗ trợ người lao động có thân nhân bị chết.

* Tiền hỗ trợ lao động có người thân kết hôn.

* Tiền hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động.

* Tiền trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

* Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

>&gt Xem thêm:  Cách đơn giản để biết Công ty có đóng Bảo Hiểm Y Tế cho bạn hay không ?

Luật sư tư vấn:

Từ ngày 1/1/2018, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật ghi trong hợp đồng lao động.

Liên quan đến các khoản phụ cấp tính đóng BHXH, bà Phạm Thị Sơn (Hà Nội) hỏi: Các khoản phụ cấp chuyên cần, hiệu quả công việc có kèm điều kiện hưởng được coi là các khoản phụ cấp lương gắn liền với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động có đúng không?

Tiền lương làm thêm tính theo thời gian làm thêm thực tế của người lao động nếu có trong tháng có được coi là khoản bổ sung không xác định mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên không?

Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau:

Căn cứ quy định tại Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, Khoản 2, Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về BHXH bắt buộc, từ ngày 1/1/2018 tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật ghi trong hợp đồng lao động.

“Điều 17. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hộiđược quy định như sau:

1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.”

Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác ghi trong hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1; Điểm a, Khoản 2 và Điểm a, Khoản 3, Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động ghi trong Hợp đồng lao động.

Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH

“3. Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

b) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Đối với các chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP”

– Mức lương được tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

– Phụ cấp lương các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu động, phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

– Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm Xã hội – Công ty luật Minh Khuê

>&gt Xem thêm:  Tiền lương tháng 13, tiền thưởng, tiền làm thêm giờ có chịu thuế thu nhập cá nhân không ?

Em tôi ba năm trước bị kết án tù về tội cướp tài sản, tòa xử 5 năm tù, trong các đợt ở trại thì em tôi luôn chấp hành tốt các quy định và đều đạt khá trở lên, vậy cho tôi hỏi điều kiện để tha tù trước …

Khi thực hiện hợp đồng vay các bên cần chú ý những vấn đề sau để tránh được những hành vi vi phạm quy định của pháp luật dân sự, pháp luật hình sự đồng thời hạn chế được những rủi ro trên thực tế. Sau …

Hiện nay có rất nhiều cá nhân, tổ chức đang có nhu cầu nhờ một chủ thể khác thay mình đứng tên trên GCNQSDĐ, điều này đã làm phát sinh rất nhiều tranh chấp và khó chứng minh được nguồn chứng cứ. Trong …

Án lệ số 03/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân …

Theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động có quyền rút tiền bảo hiểm xã hội một lần nếu sau 12 tháng không có nhu cầu tiếp tục đóng tiền bảo hiểm xã hội, không tiếp tục tham gia bảo hiểm …

VD: trợ cấp thất nghiệp rút bảo hiểm xã hội 1 lần nghỉ thai sản tai nạn lao động cách tính bảo hiểm

(*) Lưu ý: Cước phí kết nối với các đầu số tư vấn dịch vụ 1900 của Luật Minh Khuê là 8.000 VNĐ/01 phút đối với tất cả các nhà mạng

xem thêm  shop hoa tươi lê đức thọ

Quy định mới về các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội ?

Chỉ còn vài ngày nữa là bước sang năm mới 2018, từ năm 2018 sẽ thực hiện lộ trình đóng bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014. Tình hình cụ thể đã được công ty Luật Minh Khuê cập nhật tại bài viết này, mời quý khách hàng tham khảo.

 xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi shop hoa tươi

điên hoa 24gio  , hoa tươi đẹp không tưởnghoa tươi

cây ba kíchđặt tên đẹp ,Những câu nói hay , Rối Loạn Cương dương , 

xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí  , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp

 

 

 

Chát Zalo
Gọi Điện