Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến công ty Luật Minh Khiê, căn cứ vào thông tin bạn cung cấp xin tư vấn với bạn như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật đất đai năm 2013
Thông tư liên tịch 62/2013/TTLT-BTC-BTP
Thông tư 02/2014/TT-BTC
Nghị định 45/2015/NĐ-CP
2. Nội dung tư vấn:
Thứ nhất về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Điều kiện để chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định tại điều 188 luật đất đai 2013 như sau:
>> Xem thêm: Thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản năm 2020 ?
” Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”
Theo đó khi muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người sử dụng phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rồi, không có tranh chấp, không bị kê biên để đảm bảo thi hành án, trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy kể cả trường hợp có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà chưa làm thủ tục để được cấp thì cũng chưa được phép chuyển nhượng mà phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước.
Thứ hai về hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Theo quy định tại điều 167 Luật đất đai 2013 quy định như sau:
” Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”
Theo đó khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai thì hai bên phải thành lập hợp đồng chuyển nhượng có công chứng chứng thực
Theo hệ thống pháp luật đất đai Việt Nam thì từ khi luật đất đai 2003 có hiệu lực, đã có yêu cầu khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải được thành lập hợp đồng và có công chứng, chứng thực. Theo đó những giao dịch về chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau ngày 1/7/2004 mà không có công chứng thì phải tiến hành xác lập lại về mặt hình thức để có thể làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được, nếu không xác lập lại mà xảy ra tranh chấp phải đưa ra tòa án giải quyết thì giao dịch sẽ bị tuyến bố vô hiệu.
Còn đối với những trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập trước ngày 1/7/2004 tại thời điểm này khi sử dụng luật đất đai 1993 thì không có quy định bắt buộc phải công chứng chứng thực, tuy nhiên việc chuyển nhượng phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
Thứ ba về trình tự thực hiện
Bước 1: hai bên sẽ đến văn phòng công chứng thành lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tiến hành công chứng chứng hợp đồng. Khi đi thì mình sẽ mang theo: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , sổ hộ khẩu của hai bên, đối với trường hợp người mua đã kết hôn thì có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, còn chưa thì phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính (tại UBND cấp huyện nơi có nhà, đất)
Hồ sơ thực hiện việc sang tên sổ đỏ gồm:
>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất, sang nhượng, tặng cho nhà đất mới năm 2020
– Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản do bên mua ký)
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản do bên bán ký.
– Hợp đồng công chứng đã lập (01 bản chính)
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)
– CMND + Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)
– Đối với trường hợp cho tặng, thừa kế phải có giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người cho và người nhận để được miễn thuế thu nhập cá nhân.
– Thời hạn có thông báo nộp thuế: 10 ngày Sau khi có thông báo thì người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
Bước 3: Kê khai hồ sơ sang tên (tại UBND quận/huyện nơi có nhà, đất)
Hồ sơ sang tên sổ đỏ – Thành phần hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị đăng ký biến động (do bên bán ký); Trong trường hợp có thoả thuận trong hợp đồng về việc bên mua thực hiện thủ tục hành chính thì bên mua có thể ký thay.
>> Xem thêm: Muốn giải quyết tranh chấp đất đai thì nộp đơn đến cơ quan nào?
– Hợp đồng chuyển nhượng; hợp đồng tặng cho; hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản; văn bản khai nhận di sản;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (bản gốc)
– Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản gốc)
– Bản sao CMND + Sổ hộ khẩu của bên nhận chuyển nhượng.
– Thời hạn sang tên: Theo quy định của pháp luật
Bước 4: Nộp đủ lệ phí theo quy định và nhận sổ đỏ.
Các loại thuế và lệ phí phải nộp đối với bên mua :
Lệ phí trước bạ:
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 45/2015/NĐ-CP Chính Phủ quy định về lệ phí trước bạ, cụ thể như sau:
Tiền nộp đất = (Diện tích đất) x (Giá đất) x (Lệ phí)
>> Xem thêm: Luật sư tư vấn thủ tục, chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất miễn phí qua điện thoại
Trong đó:
– Diện tích đất tính bằng m2
– Giá đất theo bảng giá của Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi có đất.
– Lệ phí 0,5%.
Các lệ phí khác:
Theo điểm b Khoản 2 Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC Việc chuyển nhượng sẽ chịu :Lệ phí địa chính: 15.000 đồng.
Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 62/2013/TTLT-BTC-BTP thì việc chuyển nhượng sẽ chịu: Lệ phí thẩm định: 0.15% giá trị chuyển nhượng (tối thiểu là 100.000 đồng và tối đa là 5.000.000 đồng).
– Thuế thu nhập cá nhân: theo nguyên tắc khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người bán khi phát sinh thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải nộp thuế thu nhập cá nhân, khoản thu này được xác đinh như sau:
Thuế thu nhập cá nhân = Giá chuyển nhượng x thuế suất
Trong đó giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác định theo thảo thuận trong hợp đồng, trương giá trong hợp đồng thấp hơn so với giá của ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì sử dụng giá do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định
>> Xem thêm: Thủ tục cấp sổ đỏ trên đất lấn chiếm ? Điều kiện cấp sổ đỏ theo luật ?
Thuế suât sẽ được xác đinh là 2% tùy từng trường hợp.
Tuy nhiên theo quy định thì có những trường hợp sau được miễn thuế:
– Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.
Trường hợp bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) do vợ hoặc chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn được phân chia theo thỏa thuận hoặc do tòa án phán quyết thì việc phân chia tài sản này thuộc diện được miễn thuế.
– Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
bà nội em đã mất giờ ba em muốn chuyển tên sở hữu đất qua tên ba em, bà có 5 người con. cho em hoi ba em có phải đóng thuế đất không ạ? chi phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất có cao không ạ? xin cám ơn
Đối với trường hợp của bạn là thu nhập từ nhận thừa kế giữa cha mẹ đẻ với con đẻ nên không phải nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ trong trường hợp này.
Tôi muốn hỏi trường hợp của gia đình tôi như sau nhờ luật sư giúp đỡ ạ. Tôi có mãnh đất và nhà mang tên tôi và con trai tôi hiện nay gia đình bên nội muốn tôi chuyển nhượng sang tên cho một người em chồng tôi, sau khi con trai tôi đủ 18 tuổi (con trai tôi sinh năm 2007) thì người em đó chuyển qua cho con trai tôi. Vậy tôi nhờ luật sư tư vấn cho tôi phải làm như thế nào để sau này lỡ người em không chuyển nhượng lại cho con tôi thì tôi làm thế nào để đòi lại đất và tài sản nói trên.
Bạn phải lưu ý trong trường hợp này nếu bạn muốn chuyển sang cho người em chồng thì bạn thực hiện thông qua một trong hai thủ tục sau: một là chuyển nhượng quyền sử dụng đất hai là tặng cho quyền sử dụng đất. Khi đã sang tên theo hai hình thức này rồi thì quyền sử dụng đất được chuyển giao sang cho em bạn, pháp luật sẽ bảo hiểm vệ quyền lợi của người. Sau này có chuyển sang cho con bạn hay không đó là quyền của em bạn. Do đó trong trường hợp này mặc dù con bạn dưới 18 tuổi thì vẫn có thể sang tên được, nhưng mọi thủ tục sẽ do người giám họ của con bạn đứng ra thực hiện.
Xin chào.Nhà tôi có một thửa đất do ông bà để lại.do chưa có nhu cầu sử dụng lên gd tôi đã chuyển nhượng lại cho 3 người khác một phần diện tích đất của gia đình.tất cả đều hợp lệ.Nay gia đình tôi muốn chuyển nhượng thêm cho một người 1 phần trong diện tích còn lại.vậy gd tôi phải làm gì. xin văn phòng tư vấn giúp.
Bạn muốn chuyển nhượng thì bạn phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên, trong trường hợp này thì bạn phải thực hiện thủ tục tách thửa trước.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
>> Xem thêm: Các Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: đẹp không tưởng hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Luật Đất đai – Công ty Luật Minh Khuê.
>> Xem thêm: Đất được tặng cho mới chỉ công chứng hợp đồng mà chưa sang tên thì có đòi lại được không ?