Nộp sổ bảo hiểm muộn có được hưởng chế độ thai sản không ?
xem thêm : shop hoa tươi gia lai
Tháng 8-2018 em dạy học ở trường và đóng bảo hiểm vào số sổ đó( đóng 8-2018 đến 10-2018). Đến 10/2018 em sinh con. Em nghỉ từ tháng 10-2018 đến 4-2019 thì đi dạy học sau khi sinh. Tháng 5/2019 em rút được sổ ở công ty A và nộp về trường học. Chú kế toán bảo nộp sổ muộn nếu chế độ bảo hiểm trục trặc do cháu. Chú bắt em ghi lại tường trình nộp muộn và kí tên. Vậy cho em hỏi là em có hưởng chế độ thai sản bình thường không? Nếu được mà phía trường bảo không được thì em phải làm như thế nào?(thực tế là em đóng bảo hiểm được trên 6 tháng liên tiếp trước khi sinh con. Chỉ nộp sổ hơi muộn)
Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn chế độ bảo hiểm thai sản trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Như vậy, trường hợp của bạn hoàn toàn đủ điều điện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản
Về thủ tục được quy định tại Quyết định số 166/2019/QĐ-BHXH như sau:
Bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm:
1. Sổ bảo hiểm xã hội
2. Giấy chứng sinh(bản sao) hoặc giấy khai sinh (bản sao) của con
3. Danh sách người lao động để nghị hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập (mẫu số 01B-HSB, 01 bản)
Hồ sơ nộp tại doanh nghiệp nơi bạn đăng ký bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo Hiểm xã hội 2014 về mức hưởng bảo hiểm thai sản:
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội về trợ cấp khi sinh con như sau:
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Như vậy, mức hưởng của bạn là 6 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội và 2 tháng lương tối thiểu chung cho trợ cấp một lần sinh con.
Thời hạn xử lý hồ sơ hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau
Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơquy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong trường hợp của chị thì chị làm hồ sơ hưởng thai sản sau khi quay lại làm việc 30 ngày thì vẫn nằm trong khoảng thời gian cho phép. Vậy nên bạn vẫn sẽ được hưởng trợ cấp thai sản.
Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp của chị như sau:
Đối với lao động nữ sinh con:
– Sổ bảo hiểm;
– Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con
Sau khi có toàn bộ giấy tờ nêu trên chị nộp cho Doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc thì bên Doanh nghiệp phải có trách nhiệm giải quyết hồ sơ cho người lao động và nộp lên BHXH trong thời gian 06 ngày làm việc bên BHXH sẽ chi trả cho Doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Năm 2020, Viên chức sinh con thứ 3 thì có bị ảnh hưởng gì không ?
Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
“Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”
-> Như vậy chị lưu ý để được hưởng chế độ thai sản chị phải có đủ 06 tháng đóng BHXH trở lên trong vòng 12 tháng trước sinh. Thời gian chị ký kết hợp đồng lao động 15/11/2014 đến 18/5/2019 chị nghỉ chờ sinh, như vậy chị phải căn cứ xem trong khoảng thời gian này chị có đủ 6 tháng đóng BHXH chưa. Để biết được tháng 11/2014 hoặc 5/2019 chị có được đóng bảo hiểm không thì chị lưu ý tháng này chị cần có trên 14 ngày làm việc hưởng lương không, nếu đủ thì chị sẽ được tính đóng bảo hiểm của tháng đó. Như vậy chị sẽ được hưởng bảo hiểm, kể cả khi nghỉ sau sinh chị không làm việc tại công ty nữa.
– Quyết định số 595/QĐ-BHXH :
“Điều 42. Quản lý đối tượng
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.”
-> Như vậy để biết chính xác hơn chị liên hệ với công ty xem về thời gian đóng của tháng cuối trước khi chị nghỉ chờ sinh.
Những điều cần lưu ý:
– Mức hưởng thai sản, chị có thể tham khảo như sau:
Theo Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
>> Xem thêm: Mở công ty riêng khi đang xin trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thai sản ?
Luật sư tư vấn chế độ bảo hiểm thai sản : 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 , theo quy định tại khoản 2 Điều 31 nêu trên quy định về điều kiện thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ thai sản thì NLĐ phải có thời gian tham gia BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh thì mới được hưởng chế độ thai sản.
Trường hợp của bạn, vợ bạn dự kiến sinh vào ngày 10/02/2020 thì chúng tôi xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh được tính từ tháng 02/2019 đến tháng 01/2020. Trong thời gian này, vợ bạn đã có các tháng tham gia BHXH như sau: tháng 2, 4, 6, 7, 8, 9 năm 2019 là tham gia BHXH. Như vậy vợ bạn có đủ 6 tháng tham gia BHXH trong thời gian 12 tháng trước khi sinh, nên đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản.
Tuy nhiên, chúng tôi muốn cung cấp để bạn tham khảo thêm quy định về cách tính thời gian 12 tháng trước khi sinh theo quy định tại Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
– Nếu NLĐ sinh con trước ngày 15 của tháng hoặc sinh từ ngày 15 của tháng đó và tháng đó không đóng BHXH thì tháng đó không được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh.
– Nếu NLĐ sinh con sau ngày 15 của tháng và tháng đó có đóng BHXH thì tháng đó được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh.
Những điều cần lưu ý: Với thời gian dự kiến sinh là ngày 10/02/2020 thì dựa trên quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội, chúng tôi xác định vợ bạn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày theo chế độ khám thai ?
>> Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản mới nhất
>> Luật sư tư vấn luật Lao động trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Công ty Luật Minh Khuê đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Khoản 2-Điều 4- Nghị định 76/2019/ NĐ-CP của Chính phủ Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định về chính sách phụ cấp lương như sau:
Điều 4. Phụ cấp thu hút
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).
Theo quy định này, thời gian hưởng phụ cấp là thời gian thực tế 5 năm tức là 60 tháng.
Với quy định này xác định được thời gian nhân viên y tế nghỉ sinh sẽ không được hưởng phụ cấp thu hút.
Tuy nhiên, sau khi nghỉ sinh theo chế độ của pháp luật, sau khi hết chế độ thai sản, nhân viên y tế sẽ tiếp tục được hưởng chính sách phụ cấp thu hút cho đến khi đủ 60 tháng. Bởi chính sách này hưởng theo thời gian thực tế làm việc.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
>> Xem thêm: Cách tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu (12 tháng) trước khi sinh con để hưởng chế độ thai sản ?
Theo tôi tìm hiểu thì tôi sẽ được hưởng bảo hiểm thai sản nếu tham gia từ đủ 6 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh. Vậy cho tôi hỏi, trong khoảng thời gian từ 2/2019 – 6/2019 tôi đã đóng BHXH sau đó vì hết hợp đồng lao động nên tôi bị gián đoạn cho đến tháng 11/2019 tôi mới đóng tiếp BHXH thì tôi có được hưởng bảo hiểm thai sản hay không?
Cảm ơn các quý luật sư!
Luật sư tư vấn:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tạo Luật bảo hiểm xã hội 2014:
Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Với những thông tin chị cung cấp chị tham gia đóng bảo hiểm từ 9/2012 đến tháng 6/2019, sau đó hết hợp đồng và đến tháng 11/2019 bạn tham gia tiếp, hiện nay chị mang thai và dự sinh vào năm tới, luật bảo hiểm quy định điều kiện để được hưởng thai sản là chị đóng đủ 6 tháng trở lên trong thời hạn 12 trước khi sinh, do đó cần phải xem xét lại xem chị sinh tháng mấy.Nếu chị đóng đủ 6 tháng trước khi sinh thì chị sẽ đủ điều kiện nhận trợ cấp thai sản.
Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định số 38/2019/NĐ-CP mức lương cơ sở dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác từ ngày 1/7/2019 là 1.490.000 đồng/tháng.
Theo đó, mức trợ cấp một lần khi sinh con của bạn = 1.490.00 x 2 tháng = 2.980.000 đồng
Những điều cần lưu ý : Bảo hiểm thai sản là chính sách an sinh xã hội, do đó chị đủ điều kiện sẽ được hưởng với mức hưởng như sau, chị có thể tham khảo :
>> Tham khảo bài viết liên quan: Điều kiện hưởng chế độ thai sản và mức lương hưởng trong thời gian nghỉ chế độ thai sản?
>> Xem thêm: Về việc sinh con của phụ nữ là giáo viên đã ly hôn ?
Khi đó tôi đã có thai, và hết tháng 5/2019 tôi viết đơn xin nghỉ đẻ trước 02 tháng. Tức nghỉ từ 1/6, đến 23/7/2019, tôi sinh con, Tính như vậy tôi nghỉ đẻ trước 1 tháng 23 ngày. Tôi đến Công ty nộp giấy tờ để được hưởng bảo hiểm thì Công ty lại trả lời tôi như sau: Do tôi quen biết nên đã được đóng trước bảo hiểm xã hội mà còn nghỉ trước 2 tháng nên không được hưởng bảo hiểm nữa. Tôi đến làm thủ tục nghỉ việc để xin sổ bảo hiểm về làm việc với Công ty bảo hiểm, nhưng bên công ty trả lời, sau thời gian nghỉ thai sản mới giải quyết nghỉ việc cho tôi. Vậy theo luật sư, về phía bên tôi sai, hay là như thế nào ạ? Tôi đã đóng đủ bảo hiểm 06 tháng trước khi nghỉ đẻ, liệu trường hợp của tôi có được hưởng bảo hiểm hay không? và nếu công ty không giải quyết giúp tôi, thì sau thời gian nghỉ đẻ, ngoài 6 tháng sau khi sinh con, tôi lấy sổ bảo hiểm về, bên Công ty bảo hiểm xã hội còn giải quyết trường hợp của tôi không ạ?
Tôi rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ phía Luật sư, xin cảm ơn rất nhiều!
Người gửi : M.T
Trả lời:
Kính chào bạn ! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Dựa trên thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi. Chúng tôi xin tư vấn vấn đề của bạn như sau:
Thứ nhất , Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”
Trong trường hợp của bạn, bạn làm công nhân tại một Công ty tư nhân từ tháng 8/2018 , theo công ty vào đủ 6 tháng mới được tham gia bảo hiểm xã hội. Nhưng nhờ quen biết nên bạn được tham gia sớm, tức tháng 12/2018 bạn được tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Hết tháng 5/2019 bạn viết đơn xin nghỉ đẻ trước 02 tháng ,tức nghỉ từ 1/6, đến 23/7/2019 bạn sinh con. Xét thấy bạn đã đóng đủ bảo hiểm xã hội 6 tháng, không phụ thuộc bạn nhờ người quen đóng trước hay không. Để được hưởng chế độ thai sản thì bạn phải thỏa mãn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con. Như vậy, bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật hiện hành.
Mặt khác, Theo Khoản 1 Điều 139 Bộ luật lao động năm 2019 (sẽ có hiệu lực vào ngày 01/1/2021) quy định Nghỉ thai sản:
Điều 139. Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Như vậy, bạn xin nghỉ trước 2 tháng trước khi sinh con là phù hợp với pháp luật lao động quy định nên Công ty trả lời bạn như vậy là sai quy định.
Trường hợp này bạn nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động, Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đang đóng bảo hiểm xã hội sinh con( điều 101, luật bảo hiểm xã hôi 2014), gồm:
+ Sổ bảo hiểm xã hội;
+ Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con. Nếu sau khi sinh, con chết thì có thêm Giấy báo tử (bản sao) hoặc Giấy chứng tử (bản sao) của con. Đối với trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà không được cấp các giấy tờ này thì thay bằng bệnh án (bản sao) hoặc giấy ra viện của người mẹ (bản chính hoặc bản sao);
Để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của mình, bạn phải nộp hồ sơ gải quyết chế độ thai sản tại Công ty nơi bạn làm việc. Nếu Công ty không giải quyết cho bạn theo luật định thì bạn có quyền gửi đơn Khiếu nại đến Tòa án để tìm lại quyền lợi cho mình. Công ty bảo hiểm xã hội chỉ giải quyết bảo hiểm thai sân cho lao động khi người sử dụng lao động Giải quyết và chi trả chế độ cho người lao động;Hàng tháng hoặc quý, lập Danh sách thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe (Mẫu số 01B-HSB) nộp cho BHXH huyện kèm theo hồ sơ của người lao động cùng toàn bộ phần mềm đã giải quyết trong tháng hoặc quý để quyết toán.
Thứ hai, Bạn đến làm thủ tục nghỉ việc để xin sổ bảo hiểm về làm việc với Công ty bảo hiểm, nhưng bên công ty trả lời sau thời gian nghỉ thai sản mới giải quyết nghỉ việc cho bạn.
Vậy, bạn muốn nghỉ việc theo đúng pháp luật thì bạn phải thông báo trước cho người sử dụng lao động biết trước theo Khoản 1 Điều Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019 (sẽ có hiệu lực vào ngày 01/1/2021). Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động quy định Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước như sau:
Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Trường hợp của chị chỉ cần đáp ứng đủ thời gian báo trước thì chị có quyền chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định tại Điều 35 của Bộ luật lao động năm 2019 (sẽ có hiệu lực vào ngày 01/1/2021), sau khi có quyết định thanh lý hợp đồng lao động cho chị thì chị có thể lấy lại Sổ bảo hiểm và đến trực tiếp cơ quan bảo hiểm xã hội để nộp hồ sơ và nhận trợ cấp thai sản.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email hoặc qua tổng đài 1900.6162. Chúng tôi sẳn sàng giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội – Công ty luật Minh Khuê
>> Xem thêm: Nghỉ việc rồi có thể tự đi làm chế độ thai sản được không?
Em tôi ba năm trước bị kết án tù về tội cướp tài sản, tòa xử 5 năm tù, trong các đợt ở trại thì em tôi luôn chấp hành tốt các quy định và đều đạt khá trở lên, vậy cho tôi hỏi điều kiện để tha tù trước …
Khi thực hiện hợp đồng vay các bên cần chú ý những vấn đề sau để tránh được những hành vi vi phạm quy định của pháp luật dân sự, pháp luật hình sự đồng thời hạn chế được những rủi ro trên thực tế. Sau …
Hiện nay có rất nhiều cá nhân, tổ chức đang có nhu cầu nhờ một chủ thể khác thay mình đứng tên trên GCNQSDĐ, điều này đã làm phát sinh rất nhiều tranh chấp và khó chứng minh được nguồn chứng cứ. Trong …
Án lệ số 03/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân …
Theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động có quyền rút tiền bảo hiểm xã hội một lần nếu sau 12 tháng không có nhu cầu tiếp tục đóng tiền bảo hiểm xã hội, không tiếp tục tham gia bảo hiểm …
VD: trợ cấp thất nghiệp rút bảo hiểm xã hội 1 lần nghỉ thai sản tai nạn lao động cách tính bảo hiểm
Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài điện thoại
Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm thất nghiệp miễn phí qua tổng đài điện thoại
Tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại
Luật sư tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại
Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp tại văn phòng
(*) Lưu ý: Cước phí kết nối với các đầu số tư vấn dịch vụ 1900 của Luật Minh Khuê là 8.000 VNĐ/01 phút đối với tất cả các nhà mạng
xem thêm shop hoa tươi lê đức thọ
Nộp sổ bảo hiểm muộn có được hưởng chế độ thai sản không ?
xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi , shop hoa tươi
điên hoa 24gio , hoa tươi đẹp không tưởng, hoa tươi
cây ba kích, đặt tên đẹp ,Những câu nói hay , Rối Loạn Cương dương ,
xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương , điên hoa chia buồn , dien hoa
Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp