Những điều ngược đời về cuộc sống chỉ đủ sâu sắc ta mới hiểu và sống khôn ngoan được
1. Mâu thuẫn có thể vô hại
Con người ta luôn hướng về cuộc sống hài hòa, vui vẻ nên hay lo sợ những cuộc tranh cãi, những mâu thuẫn sẽ làm hỏng đi tình cảm bạn bè, đồng nghiệp, đôi lứa…
Thế nhưng, có những loại xung đột thật ra là có ích lợi vì có sự “đối chọi” xuất phát từ sự khác biệt, khi đôi bên nói ra sẽ giúp đối phương hiểu được người kia đang có góc nhìn như thế nào về vấn đề này.
Hoặc khi làm việc nhóm, nếu ai cũng im lặng vì sợ tranh luận thì làm gì có ý tưởng hay sáng kiến góp ý nào, đó hoàn toàn là sự thụ động nhàm chán, sự an toàn đến khó chịu. Việc tranh luận ý tưởng theo cách tích cực trong nhóm có thể giúp làm việc nhóm hiệu quả hơn.
Không phải để có ý gây bất hòa mà các góp ý khi tranh luận sẽ cho thấy góc nhìn mới, khác biệt từ đó tìm ra giải pháp cho từng vấn đề.
Vì thế, trong một số trường hợp mâu thuẫn hay tranh luận hoàn toàn có ích.
2. Đón nhận cảm xúc khó chịu
Có thể bạn thấy nực cười khi được khuyên rằng nếu buồn hãy nghe nhạc buồn nhưng đó là sự thật. Sống thật với cảm xúc lại là cách tốt để bạn thoát ra khỏi nó chứ không phải cố tình say để quên đi hoặc nghe nhạc vui để lấn át.
Khi bạn “ngồi lại” với cảm xúc của mình, bạn có thể vượt qua nó. Nếu trốn tránh việc phải đón nhận một thứ cảm xúc khó chịu – chẳng hạn như bạn cảm thấy không đủ năng lực để học một kỹ năng mới – bạn sẽ bị chính cảm giác khó chịu này chế ngự.
Khi bạn không vượt qua được rào cản tâm lý bất lực này, bạn sẽ chẳng bao giờ học được cái gì mới cả.
3. Hay chỉ trích người khác
Người hay chỉ trích người khác về tính xấu gì nghĩa là họ đang nói về tính xấu đó của chính họ. Thực tế, khi bạn không có những điều đó thì bạn sẽ không cảm nhận hoặc có khái niệm về điều đó rõ nét đến thế, thậm chí bạn có đầy đủ từ ngữ để mô tả cho thấy tính xấu đó đã “ăn vào máu” của bạn.
Cha đẻ của ngành tâm lý học Freud gọi đó là “projection” – nghĩa là hiện tượng “gán lên người khác những khuynh hướng trong hành động hay tính cách mà bản thân mình sở hữu nhưng lại muốn chối bỏ”.
Ví dụ, những ai lo lắng đến vẻ ngoài của mình thường gọi người khác là xấu xí, những người đặt nặng vấn đề lương bổng hay vị thế thường chê bai chỉ trích công việc của kẻ khác.
4. Hạnh phúc – đau khổ
Nhiều người vì sợ khổ sợ phải lo lắng nên họ trốn tránh, không chấp nhận sự thật nhưng hay so sánh sao người khác may mắn còn mình thì không.
Họ đâu biết rằng họ phải chịu được đau khổ đã thì họ mới cảm nhận được sung sướng đích thực. Cũng như Edgar Poe từng nói: “Muốn được hạnh phúc đến mức độ nào, ta phải có đau khổ đến mức độ đó”, vậy tự hỏi lại xem bạn đã chấp nhận bước vào đau khổ chưa?
Muốn được hạnh phúc đến mức độ nào, ta phải có đau khổ đến mức độ đó Edgar Poe |
5. Lười biếng đôi khi tốt hơn chăm chỉ
Mặc dù ta hay dùng từ “Lười biếng” để chê bai người khác nhưng thực tế lười biếng ở một khía cạnh nào đó lại là tốt.
Nhất là với những vị lãnh đạo, đôi khi việc lười biếng là cần thiết, họ không nên ôm đồm quá nhiều công việc mà ngại chia sẻ với cấp dưới vì sợ bị sai, bị hỏng.
Những người cực kỳ siêng năng khó có thể uỷ thác công việc cho người khác, trong khi những ai biết cách lười sẽ rất vui vẻ uỷ thác nhiệm vụ cho người trong nhóm, làm cho cấp dưới cảm thấy được coi trọng và vì thế vui vẻ hơn.
Người chỉ huy giỏi là người biết giao việc: đúng người, đúng năng lực, để người khác được làm mà còn cảm thấy vui, hãnh diện.
6. Nói về điểm yếu là hành động của kẻ mạnh
Người khôn ngoan sẽ hiểu rằng, ai cũng có điểm yếu, phàm làm con người phải biết đâu là ưu và nhược điểm của mình, nếu bản thân có chút khuyết điểm cũng là lẽ dĩ nhiên. Khi bạn thoải mái với điều đó, chẳng có ai dùng nó ra trêu chọc hay làm hại bạn được nữa. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ tỏ ra chân thật và đáng tin cậy hơn trong mắt người khác.
7. Dễ bị tổn thương có thể là điều tốt
Nghiên cứu xã hội cho thấy việc bạn là người mong manh, “dễ vỡ” không có nghĩa bạn yếu đuối. Nó có thể là cầu nối cho sự sáng tạo và thành công trong các mối quan hệ.
8. Trút giận làm bạn giận dữ hơn
Khi nổi cơn tam bành mọi người tin rằng là để giải tỏa cơn nóng giận. Thế nhưng lúc đó cơn giận chỉ làm bạn giận dữ hơn.
Thay vì tìm cách “hạ hoả” thì việc thể hiện sự giận dữ ra bên ngoài hay trút giận chỉ càng làm bạn “nổi đóa” .
10. Nghĩ về cái chết sẽ tốt cho việc sống
Người ta hay sợ khi nói đến cái chết hoặc cứ nhắc đến cái chết là lại cho rằng đó là suy nghĩ tiêu cực mà không nhìn nhận thực tế về nó, thậm chí bàn luận về nó là điều cần thiết.
Chỉ khi biết rằng chết đi ta không mang theo được gì thì mới nhắc nhở rằng khi ta sống chẳng nên tham lam bất cứ thứ gì.
Chiêm nghiệm về sinh tử sẽ thúc đẩy bạn suy nghĩ toàn diện hơn về cuộc sống của mình và những gì bạn muốn để lại cho đời. Điều này sẽ giúp bạn có ý niệm rõ ràng hơn về ý nghĩa và niềm vui trong cuộc sống của mình.
(Tổng hợp)