Những cá tính cần phải vứt bỏ nếu không đừng hỏi vì sao “đã nghèo còn hay gặp xui”
Có cá tính riêng là điều tốt vì nó giúp bạn có màu sắc rất riêng và gây ấn tượng với những người xung quanh. Thế nhưng bạn nên sớm nhận diện ra một số tính cách xấu xí sau đây để tìm cách sớm loại bỏ chúng đi nhé:
1. Luôn cho mình là đúng
Lượng thông tin luôn thay đổi từng ngày, hôm nay có thể đúng ngày mai đã có nhiều sai biệt, thay vì cho rằng mình luôn đúng thì nên im lặng lắng nghe mà học hỏi. Cứ ai nói gì là bạn gạt đi và không muốn nghe thì không thể nào tiến bộ được.
Lâu dần, thậm chí bạn sẽ rơi vào tráng thái cô độc vì chẳng ai muốn lại gần, không ai muốn tham gia để giúp bạn sửa đổi cho tốt hơn. Cái nhìn chủ quan sẽ khiến bạn mãi dẫm chân tại chỗ không thoát ra nổi dù là 5 năm hay 10 năm đi chăng nữa.
2. Tư tưởng phủ định
Chỉ có bạn chứ không phải ai khác đang hạn chế năng lực của mình, chỉ cần một sự việc đến là bạn bắt đầu nghĩ: Không thể, hết cách, làm sao có thể hay không biết, chịu, chưa từng nghĩ đến, không làm được, không chắc… khi đối diện với một sự việc nào đó.
Những người không tự tin, một khi đã không dám chắc vào thứ gì đó, họ sẽ không bao giờ xông pha, dốc toàn tâm toàn lực để giành được. Và đây chính là rào cản lớn trên bước đường tiến tới thành công của con người.
Trong cuộc sống, đâu phải ai cũng may mắn, đâu phải ai cũng làm mọi việc một cách dễ dàng và thuận lợi. Chúng ta vẫn có những lúc cảm thấy bế tắc và tuyệt vọng, có những lúc tưởng chừng như mọi thứ đã hoàn toàn kết thúc, có những khi chẳng dám bắt đầu… Nhưng mọi chuyện đều sẽ có cách giải quyết, quan trọng là thời điểm và cách bạn lựa chọn hướng giải quyết vấn đề mà thôi.
3. Không nhìn xa hơn một sự việc
Bạn nên nhìn nhận sự việc xa hơn thế nữa, đừng cố bào chữa rằng tôi không có trách nhiệm trong việc này, việc tôi chỉ có chừng này, không liên quan, tôi không thể hỗ trợ….
Hãy xem cơ hội làm thêm việc gì đó là lúc bạn được tìm hiểu thêm, tham gia thêm vào để gia tăng kiến thức cho bản thân, để hiểu thêm nhiệm vụ của đồng nghiệp.
4. Đùn đẩy trách nhiệm
Khi bạn không nhận trách nhiệm, không nhìn thẳng vào những lỗi lầm của mình bạn sẽ đánh mất khả năng giải quyết mọi việc, và lẽ tự nhiên, sự vui vẻ, hạnh phúc cũng sẽ rời xa khỏi họ.
Việc đùn đẩy trách nhiệm, không nhận lỗi về mình hoặc đổ vấy cho người khác, khi xảy ra chuyện thường phủ nhận “tôi không biết”, “không phải lỗi của tôi” hay loanh quanh tìm lý do để bào biện… những hành vi này khiến chúng ta tự đánh mất cơ hội trưởng thành của bản thân.
5. Sợ phạm sai lầm
Người sợ phạm sai lầm sẽ không dám làm nhiều việc, không dám thử những việc mới và càng không dám đối mặt với thử thách lớn trong đời. Kết quả là họ sẽ đánh mất các cơ hội tốt đến với mình và không bao giờ có thể tạo ra giá trị cũng như chỗ đứng vững chắc cho mình trong xã hội.
Vì vậy, hãy can đảm đương đầu với thử thách; đừng vội nản lòng khi gặp khó khăn hay “thành công trì hoãn” mà hãy mạnh mẽ lên. Điều bạn cần làm là giữ cho mình một tâm thế vững vàng, một quyết tâm đủ lớn.
6. Hay nhờ vả
Khá nhiều người giữ thói quen xin xỏ, nhờ sự giúp đỡ của người khác vì nghĩ rằng người khác, nhất là người có điều kiện hơn phải có trách nhiệm giúp đỡ mình.
Đó là tư duy khiến bạn nghẽo mãi mà không hiểu vì sao. Hãy cố gắng tìm ra mọi giải pháp cho vấn đề của mình trước khi nhờ vả một ai đó. Qua cách vượt qua khó khăn, trở ngại bạn mới đủ trưởng thành, tinh khôn và cải thiện khả năng kiếm tiền của mình.
Còn nếu cứ giữ tư tưởng cũ và thích ngửa thay xin tiền thì luôn luôn bị xem thường và bạn chỉ mãi là đứa trẻ con trong thân xác người lớn mà thôi.
Nên nhớ rằng, không ai có nghĩa vụ phải giúp đỡ chúng ta. Mọi người chỉ có thể giúp đỡ những người biết cố gắng, tự tháo gỡ khó khăn và thực sự cần họ giúp đỡ chứ không phải người chỉ biết tìm kiếm sự trợ giúp mà không làm bất cứ việc gì.
Chấp nhận chịu thiệt mới là kẻ khôn ngoan thực thụ vì chỉ người ăn xin mới chuyên đi nhận, còn người giàu có hay đi làm từ thiện là người chuyên cho.
7. Lười biếng
Họ là người thường tin vào việc giàu qua một đêm, tin vào vận may sẽ tới bằng việc mua vé số, đánh lô đề, tham gia các trò đỏ đen. Không lạ gì tiền của của gia đình họ cũng vì thế mà theo gió mà bay.
8. Ngại bình luận, đưa ra ý kiến cá nhân
Vì muốn được yên ổn nên bạn chọn cách không nói ra ý kiến của mình nhưng điều đó chỉ cho thấy bạn đang thụt lùi mà thôi. Đừng ngại tranh cãi, miễn là cả hai vẫn giữ được sự ôn hòa là được. Nếu không bạn chẳng thể nào phát triển tư duy phân tích, ngôn ngữ biện luận.
Ðây cũng là nhược điểm của văn hoá phương Ðông có lối sống khép kín. Từ sinh viên cho tới những nhân viên nơi công sở luôn giữ im lặng trong lớp học cho tới các cuộc họp. Chắc họ tưởng vậy là khôn ngoan nhưng đó là thói quen thụ động rất đáng sợ của giới trẻ ngày này.
9. Thích thể hiện
Lạ lùng là chúng ta thích thể hiện trong khi bản thân chẳng có gì cần để thể hiện. Việc đó chỉ thu hút người muốn lợi dụng bạn chứ không phải những người bạn hiền tốt bụng.
Hậu quả của việc thích thể hiện đó là tiêu xài phung phí. Ðây là virus đang lây lan trong giới trẻ khi họ đuổi theo phong cách Hàn rập khuôn và thậm chí là phẫu thuật thẩm mỹ để đuổi theo tiêu chuẩn cái đẹp mà họ đề cao.
Họ quan tâm đặc biệt đến quảng cáo, thích xem các loại tem nhãn quần áo, nhận xét, đánh giá người khác qua tài sản, thấy thèm muốn, thán phục nếu ai đó có nhiều quần áo, xe, điện thoại, nhà…”xịn” hoặc tiêu xài sang hơn mình.
Chúng ta đề cao quá vẻ bề ngoài mà quên tu dưỡng từ bên trong hậu quả là một xã hội sống giả tạo, người với người sống bằng mặt chứ không bằng lòng.