nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên gia đình đã mang đi thế chấp tại ngân hàng và nay không có khả năng để trả nốt số nợ, vậy liệu ngôi nhà tình thương đó có bị kê biên phát mãi tài sản không? Mong luật sư tư vấn giúp, em xin chân thành cảm ơn!
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Đất đai của Công ty luật Minh Khuê
>> Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, gọi: đẹp không tưởng
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật dân sự 2015
Luật các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi 2017
Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi 2014
>> Xem thêm: Cầm đồ tài sản không chính chủ và trách nhiệm trả tiền thuộc về ai ? Kinh doanh dịch vụ cầm đồ
2. Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, việc thế chấp tài sản:
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc thế chấp tài sản như sau:
“Điều 317. Thế chấp tài sản:
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”
– Bộ luật dân sự 2015 –
Bên cạnh đó các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm bao gồm:
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 các trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì có thể xử lý tài sản bảo đảm.
“Điều 299. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật
3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định”
– Bộ luật dân sự 2015 –
Thứ hai, Vấn đề phát mãi tài sản thế chấp khi vay tín dụng:
Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, mua bán nợ của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
“Điều 95. Chấm dứt cấp tín dụng, xử lý nợ, miễm, giảm lãi suất
2. Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, mua bán nợ của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
4. Tổ chức tín dụng có quyền quyết định miễn, giảm lãi suất, phí cho khách hàng theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng.”
– Luật các tổ chức tín dụng 2010 –
Thứ ba, Nhà tình nghĩa có bị kê biên phát mãi tài sản khi thế chấp tại ngân hàng:
Theo quy định tại Luật thi hành án dân sự 2008 quy định tài sản không được kê biên bao gồm:
1. Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật, tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng, tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.
2. Tài sản sau đây của người phải thi hành án là cá nhân:
>> Xem thêm: Cầm đồ và cầm cố các vấn đề pháp lý liên quan ? Mạo danh cắm xe người khác có phạm tội ?
a) Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới;
b) Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình;
c) Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm;
d) Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương;
đ) Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình;
e) Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình
3. Tài sản sau đây của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
a) Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động, lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động;
b) Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh;
c) Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.
>> Xem thêm: Sự khác nhau giữa cầm cố và thế chấp tài sản theo quy định mới nhất
“Điều 87. Tài sản không được kê biên
1. Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật, tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng, tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.
2. Tài sản sau đây của người phải thi hành án là cá nhân:
a) Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới;
b) Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình;
c) Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm;
d) Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương;
đ) Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình;
e) Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình
3. Tài sản sau đây của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
a) Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động, lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động;
b) Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh;
c) Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.”
– Luật thi hành án dân sự 2008 –
Như vậy, từ những quy định ở trên có thể thấy rằng Nhà tình nghĩa không thuộc diện không kê biên tài sản theo quy định của Luật thi hành án dân sự, và pháp luật về Đất đai không có cấm việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn liền với nhà tình nghĩa (tình thương). Vậy nếu nhà tình nghĩa đã được cấp cho người thi hành án và đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì cơ quan thi hành án được kê biên xử lý tài sản.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: đẹp không tưởng để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Ms. Bùi Nhung – Chuyên viên pháp lý Công ty Luật TNHH Minh Khuê
>> Xem thêm: Đất chuyên dùng ? Đất chuyên dùng có được cầm cố, thế chấp hay không ?