Nguồn gốc về lối sống siêu sạch ở Nhật Bản càng biết càng bất ngờ
Người Nhật gây ấn tượng vì lối sống siêu sạch?
Thế giới đã từng trầm trồ ngưỡng mộ về việc Nhật Bản thể hiện ý thức giữ gìn vệ sinh chung tại nơi diễn ra các trận đấu World Cup ở Brazil (2014) và Nga (2018), khi một số cổ động viên người Nhật đã ở lại sau trận đấu để dọn rác trên sân vận động.
Không chỉ có thế, các cầu thủ Nhật Bản thậm chí còn dọn sạch phòng thay đồ trước khi rời World Cup. Tham khảo: Tại sao đồng 5 yên Nhật Bản được cho là đồng tiền may mắn?
Có thể nói, đã từ lâu Nhật Bản ghi dấu trong lòng người dân thế giới với nền văn minh giữa con người bằng lối sối sạch sẽ, họ luôn có ý thức giữ cho mọi góc đường phố đều sạch sẽ, không khí trong lành như là một thói quen nhẹ nhàng, quen thuộc như hơi thở vậy.
– Vào tù vì không phân loại rác: Nhật Bản có hệ thống tiêu huỷ rác tự phân loại các chất thải theo cách hợp lý. Tất cả các loại rác thải đều được phân loại rõ ràng từ những vật liệu đốt được, không đốt được, thuỷ tinh vỡ, đồ hộp… Thùng rác nơi công cộng của Nhật Bản được chia làm ít nhất 3 loại. Nếu ai không tuân theo sẽ có thể bị phạt hành chính hoặc thậm chí là vào tù.
– Kết thúc một buổi học, tất cả các em học sinh đều đứng dậy, cầm chổi, giẻ lau và xô từ bảng đen cuối lớp bắt đầu công việc hàng ngày.
– Không thấy có sự xuất hiện của thùng rác ven đường cũng như bóng dáng của nhân viên vệ sinh đường phố, nhưng tuyệt nhiên mọi cảnh không có rác bẩn.
Tìm hiểu nguồn gốc về lối sống siêu sạch ở Nhật Bản
– Phật giáo xuất phát từ Trung Quốc và Hàn Quốc từ giữa thế kỷ thứ 6 và thứ 8. Thiền đã du nhập vào Nhật Bản thời điểm thế kỷ 12 và 13, những công việc hàng ngày trong đó có dọn dẹp và nấu ăn được coi là các bài học nghi thức, không khác gì việc ngồi Thiền.
– Đạo Shinto: Trước khi tiếp nhận giáo lý nhà Phật, Nhật Bản cũng có tín ngưỡng của riêng mình là đạo Shinto. Sạch sẽ là cốt lõi của giáo lý tín ngưỡng này. Xem thêm: Lời khuyên của thiền sư SỐ MỘT Nhật Bản sẽ khiến bạn CHẠNH LÒNG
Theo đó, khái niệm quan trọng là kegare (sự bẩn thỉu) – trái ngược với sự thuần khiết. Ví dụ của một kegare có thể là cái chết, bệnh tật hoặc một thứ gì đó không vừa mắt. Các nghi lễ thanh tẩy là cần thiết để gột rửa bụi bẩn.
Hùng Lâm