Người xưa răn: Phải biết giữ hòa khí để trăm cái phúc tự đến
Vì sao người xưa luôn khuyên phải biết giữ hòa khí?
Giữ được hòa khí mang lại lợi lộc
Sau vài giờ đi tìm kiếm, cuối cùng quan binh cũng tìm thấy một nhóm người đang giết thịt con ngựa của Ngài ở dưới chân núi.
Ông không những không trách phạt họ mà còn nói: “Người có đạo đức sẽ không vì súc vật mà tổn hại người. Ta nghe nói ăn thịt tuấn mã mà không uống rượu thì sẽ làm tổn thương thân thể”.
Nói rồi, nhà vua sai quân lính ban cho đám người kia rượu về để uống cùng ngựa. Những người này được tha về, không hề phải chịu sự trừng phạt lại còn được nhà vua đãi ngộ nên trong lòng vô cùng cảm kích.
Bài học: Có thể thấy, nhờ giữ được hòa khí mà Tần Mục Công đã để lại một chút ân huệ, cuối cùng chính nó lại giúp ông biến nguy thành an.
Người với người cần phải biết đối đãi với nhau dịu dàng lúc đó mình là người được lợi chứ không phải ai khác. Người với người nếu đến với nhau vì vật chất thì khi ta không còn gì thì cũng chẳng ai ở bên, thế nên sống trên đời quý trọng nhau bằng tình cảm thì mới bền lâu, sống mãi với thời gian.
Nhưng hãy nhớ về Lời Phật dạy về lời nói khi nóng giận để bình tĩnh lại, tránh việc để đánh mất phúc khí của mình trong giây phút ấy. Hãy nhớ rằng, hầu hết nhân sinh bị mê mờ che mắt nên đôi khi không được tinh tấn, phạm sai lầm là điều có thể xảy ra.
Khi ấy hãy tìm cách giữ lại hòa khí vì anh em, vợ chồng, đồng nghiệp,… có tranh cãi, dùng lời lẽ không hay để sỉ nhục nhau thì tình cảm ấy khó lành lặn. Người với người vì thế, hãy lấy lòng rộng rãi mà đối đãi với sai lầm thì tất được trọng vọng, nể phục, yêu mến.
Nhất là vợ chồng sống chung một nhà khó tránh khỏi xung đột nhưng hãy tôn trọng, yêu thương, nhường nhịn, chia sẻ, bỏ qua những điều hơn thua nhỏ nhặt để chung tay nuôi dạy con cái nên người, tạo lập mái ấm hạnh phúc.
Phúc ấy là chính chúng ta tạo ra trong quá trình biết giữ hòa khí. Ví dụ như trong công việc giữ được sự hài hoà, càng bớt chút nóng giận, sẽ càng được lòng mọi người và các mối quan hệ cũng trở nên tốt đẹp hơn, tự nhiên mọi chuyện sẽ thuận lợi, dễ dàng thành công.
Người biết giữ hòa khí là người có tu dưỡng
Nếu ta có đưa vấn đề của họ ra để chỉ trích thì họ vẫn chỉ đưa góc nhìn hạn hẹp của mình ra để đánh giá tình hình. Vì thế, nếu có cố tình tranh cãi cũng chẳng ích gì, trong việc giao tiếp cần biết khéo léo, tinh ý, nhẹ nhàng.
Người có hoà khí mới có thể giao tiếp với mọi người, mới có thể cùng hợp tác cộng sự, mới có thể có thành công trong sự nghiệp.
Họ là người biết tu dưỡng ở chỗ, biết lấy tấm lòng độ lượng bao dung người khác, công lao vinh danh thì nhường cho người, chẳng vì tham danh vọng mà cố gắng giành về; nhưng nếu có lỗi lầm thì nhận về mình, sẵn sàng nhận về phần thiệt thòi mà vẫn vui vẻ. Người linh hoạt, biết co biết duỗi, cứng mềm đúng lúc thì đắc được nhân tâm.
Không ai hận người mà sống tử tế được, vì ôm hận mà buồn phiền, nên khoan dung với người chính là khoan dung với mình, buông tha nhau khỏi những điều tăm tối.
Làm cách nào để biết giữ hòa khí?
Với bản thân phải giữ nguyên tắc
Sự khác biệt của một người với đa số những người còn lại đó là từ sự kỷ luật nghiêm khắc với bản thân mình, bởi vì người mà đến bản thân mình cũng không quản nổi, thì làm sao quản được người khác. Lão Tử nói: “Tự thắng giả cường”, người tự thống soái được bản thân chính là kẻ mạnh nhất.
Luôn có niềm tin vào bản thân
Khi có đủ niềm tin, xử lý mọi việc dứt khoát nhanh gọn, làm người dám đương đầu đứng đi lên phía trước. Nhưng tự tin không có nghĩa là tự đại kiêu ngạo một cách mù quáng, mà đó là một chính khí đường đường chính chính. Một người trước sau như một, quang minh lỗi lạc, có một khí khái uy nghiêm khiến người người kính trọng, thì sự tự tin lúc nào cũng tràn đầy.
Chăm chỉ học hỏi
Để có được phong thái đó, họ đã tự tu dưỡng bằng việc học hỏi, chăm chỉ đọc sách thánh hiền. Tăng Quốc Phiên nói: “Khí chất của một người, là do bẩm sinh, rất khó để thay đổi, chỉ có đọc sách mới có thể thay đổi khí chất người đó”.
Ví dụ như mùa Covid-19, trong khi hầu hết chúng ta sợ hãi với những điều ta không biết và nỗi sợ đó có thể dẫn tới chứng hoang tưởng. Ngược lại, người hiểu biết nhận ra rằng dịch bệnh cũng là thứ tai ương luôn rình rập như những hiểm họa khác trên đời.
Những lo sợ hay thổi phồng nguy cơ của ta chính là hành vi thích nghi từ sâu trong bộ gen của chúng ta. Điều duy nhất cần điều chỉnh chính là phải nhận ra mình đang đánh giá quá cao mức độ hiểm nguy khi tai họa xảy đến, trong khi đó lại đánh giá thấp khả năng xử lý mối đe dọa của mình.
Nhưng nếu chịu khó tìm hiểu nguồn gốc, cách lây lan, cách phòng bệnh hay cách chữa trị,… bằng cách thu thập nhiều thông tin, nhiều nguồn khác nhau để đánh giá, phân tích, từ đó giúp bạn hiểu ra vấn đề, cảm thấy tự tin hơn với cách thích ứng hoàn cảnh từ việc bảo vệ cho bản thân, gia đình cho tới điều chỉnh việc kinh doanh thì ta đã có thể thoát khỏi những lo lắng mơ hồ.