Người xưa răn dạy: Mong bố mẹ an nhàn chưa hẳn là hiếu thuận

xem thêm dịch vụ giao hoa tận nhà tại phú yên

Người xưa răn dạy: Mong bố mẹ an nhàn chưa hẳn là hiếu thuận

Thứ Năm, 01/07/2021 10:05 (GMT+07)

fb

fb

fb

fb

(Lichngaytot.com) Ít ai hiểu được rằng mong bố mẹ an nhàn chưa hẳn là hiếu thuận vì ta chỉ mới có suy nghĩ một chiều rằng, cách ta cần báo hiếu đó là miễn bố mẹ không phải làm gì thì bản thân mới cảm thấy an tâm.

 

 

Bài học về lao động bất kể tuổi tác mà Văn Bá học từ mẹ

Đằng sau sự thành danh của các bậc vĩ nhân thời xưa hầu hết là nhờ có những bà mẹ tuyệt vời. Càng tìm hiểu những người xuất chúng được mẹ dạy dỗ như thế nào ta càng cảm phục trí tuệ của những người mẹ vĩ đại ấy. Họ biết nuôi dạy con đúng cách, biết dùng kinh nghiệm của chính mình để hướng dẫn con hiểu lẽ phải, giúp ích cho người, cho đời.

Chuyện kể lại rằng, Văn Bá sau một ngày triều chính vất vả về nhà thấy mẹ vẫn đang miệt mài dệt vải, ông buồn lòng vì mình đã là quan lớn, đã thành danh nhưng mẹ vẫn phải vất vả làm lụng không ngừng, ông không cam tâm nên liền nói:

– Nhà chúng ta như vậy mà mẹ lại phải dệt vải, e là làm cho tổ tiên khiển trách, cho rằng con không phụng dưỡng được mẹ!

 
Mẹ của ông – bà Kính Khương nghe xong trả lời con:

– Chẳng nhẽ nước Lỗ không còn hy vọng rồi sao! Để con trẻ làm quan mà lại không dạy cho rõ đạo lý làm quan. Nghe mẹ nói này! 

 
Những vị vua anh minh từ xa xưa luôn chọn nơi đất đai cằn cỗi để cho dân chúng cư trú cũng là vì để họ được chăm chỉ lao động, mới có thể nảy sinh thiện tâm, như vậy mới cai quản thiên hạ lâu dài được. Còn không cứ sống an nhàn sẽ chỉ muốn hưởng lạc, cứ chìm đắm trong đó lâu sẽ đánh mất thiện tâm, ác niệm nổi lên sẽ mang họa.

Ngẫm mà xem, những ai sống ở nơi đất đai phì nhiêu đều không thành tài do mải hưởng lạc thú ở đời. Ngược lại sống nơi đất cằn cỗi lại sống nhân nghĩa vì họ có thể chịu khó lao động. 

 
Cho nên, Thiên tử mỗi sáng cùng với tam công cửu khanh học tập, buổi trưa tra khảo cứu chính sự, cùng với bá quan xử lý chính sự quốc gia để cho các cấp quan viên xử lý những việc nhân gian. Đến chập tối lại cùng quan khảo sát thiên văn nghiên cứu thiên văn lịch pháp. Sau khi mặt trời lặn phải đôn đốc nữ quan phi tần chuẩn bị đồ lễ để cúng tế, sau đó mới được đi ngủ.
 
Chư hầu sáng sớm hàng ngày tu tập theo lệnh của vua, ban ngày phải chăm chỉ điều tra khảo cứu quốc chính, chập tối kiểm tra việc chấp hành hình pháp, buổi tối phải nhắc nhở các thợ bách nghệ để cho họ không sa đắm lười biếng, sau đó mới có thể yên tâm đi nghỉ.
 
Khanh đại phu mỗi sáng cân nhắc trách nhiệm công việc của mình, ban ngày phải hoàn thành các việc chính sự, chập tối phải kiểm tra lại những việc đã làm, buổi tối mới xử lý việc nhà, sau đó mới được yên tâm nghỉ ngơi.
 
Kẻ sĩ sáng sớm hàng ngày phải suy nghĩ đến học vấn, ban ngày chăm chỉ học hành, chập tối ôn tập lại những gì đã học, buổi tối suy xét cả ngày có lỗi lầm không, không có điều hối tiếc thì sau đó mới yên tâm ngủ nghỉ. 
 
mong bo me an nhan chua han la hieu thuan
 
Dân thường thì trời sáng dậy đi làm, trời tối thì nghỉ ngơi, hàng ngày lao động không lười biếng. 
 
Thờ cúng vào mùa xuân, mùa đông thì mọi người đều có việc, trai gái mỗi người có nhiệm vụ của mình, không thể hoàn thành thì sẽ bị trách phạt, đây là chế độ từ xưa đã có.

Người đời lao tâm khổ chí, người bình thường bỏ sức, đây là lời giáo huấn của Tiên đế. Từ trên xuống dưới, không có người nào dám thích hưởng thụ an nhàn mà không bỏ sức lực.

 
Còn mẹ cũng chỉ là một người đàn bà góa chồng, còn địa vị của con cũng không cao. Cho nên hàng ngày mẹ làm việc không quản ngày đêm mà còn sợ sẽ quên đi sự nghiệp của Tổ tiên, nếu như lười biếng thì không biết sẽ bị trừng phạt như thế nào!

Mẹ mong con hàng ngày có thể gắng sức, nhắc con rằng nhất định không được phụ lòng kỳ vọng của Tổ tiên, mà con hỏi mẹ tại sao không an nhàn hưởng phúc. Con lấy cái tâm này mà ham muốn làm quan thì mẹ e là nhà Mục Bá phải tuyệt hậu rồi!.

Bài học: Theo lời dạy của mẹ Văn Bá thì phàm là con người nên lấy việc chăm chỉ lao động làm trọng, mỗi người có công việc riêng của mình để có mục tiêu, lý tưởng sống, vì khi đó ta mới phát huy được khả năng sáng tạo của mình. Bất kể gia đình có giàu có, nhiều của cải đến thế nào hay con mình có là quan chức, vua chúa đi nữa cũng đừng vì thế mà trở nên lười biếng, chỉ lo hưởng thụ vì khi đó dễ sinh “nhàn cư vi bất thiện”, có hối hận cũng không kịp.

 

Mong bố mẹ an nhàn chưa hẳn là hiếu thuận

Hầu hết chúng ta đều giống với Văn Bá, khi bản thân kiếm được chút tiền hay có của ăn của để chỉ mong bố mẹ được an nhàn hưởng phúc. Ta chỉ muốn bố mẹ có nhiều thời gian vui chơi với con cháu là được rồi, không nên làm gì cả cho nhàn thân.

Nhiều người khi có chức tước liền muốn bố mẹ ngừng ngay những việc họ đang làm vì sợ họ vất vả, sợ người đàm tiếu vì bản thân có danh tiếng mà cứ để bố mẹ làm việc không đâu.

Hơn nữa, mỗi khi nghĩ về việc cả cuộc đời họ lao động không ngừng nghỉ thì ta lúc này chỉ muốn bù đắp điều gì đó cho bố mẹ, chẳng ai là không mong bố mẹ về già sẽ được nghỉ ngơi, an nhàn cả. Thậm chí nhiều người muốn đón bố mẹ ở quê lên thành phố để sống cho sung sướng. Họ xem đó là cách để báo hiếu cho ông bà nhưng qua câu chuyện trên ta có thể thấy mong bố mẹ an nhàn chưa hẳn là hiếu thuận.

 
bo me cung can lao dong tim niem vui cho minh
 

Mọi thứ có thể xuất phát từ tâm ý tốt của con cái cho đấng sinh thành của mình, điều đó thật đáng quý. Thế nhưng, xét về bản chất thì đó chỉ mới là suy nghĩ một chiều, là mong muốn của chính chúng ta mà thôi. Đã bao giờ ta thử thực sự hỏi và lắng nghe tâm nguyện của bố mẹ là gì chưa hay cứ gạt đi bảo rằng bố không nên làm việc này, mẹ không nên làm việc kia?

Riêng thái độ của Văn Bá như trên có thể tạm hiểu là chê công việc dệt vải của mẹ là thấp hèn, không phù hợp với mẹ, điều đó được xem là thái độ sai và đã được mẹ răn dạy, chỉnh đốn ngay lập tức. Vậy thử hỏi, hiện tại ta cũng đã và đang ngăn cản, cấm đoán bố mẹ mình đừng làm việc gì đó, trong khi đó là việc họ thích, là niềm vui của họ mỗi ngày.

Cứ tưởng rằng ta đang báo hiếu cho người ta thương nhưng lời nói, hành động của ta đã sai lệch bao lâu nay mà ta chẳng đủ nhận thức được ra, hơn nữa cách ta cấm đoán còn khiến họ muộn phiền. Thậm chí, ta còn không biết rằng nỗi sợ nhất của người già đó là cảm giác mình là người vô dụng, không làm được gì cho đời. Đó là lý do rất nhiều người lớn tuổi ở Nhật Bản, Đài Loan đã chọn những công việc như nhặt rác, lao động công ích giúp cho xã hội để thấy cuộc sống của mình còn ý nghĩa.

Hơn nữa, ta phải hiểu một sự thật rằng bận rộn giúp bạn sống lâu, thông qua lao động, nhất là đối với người lớn tuổi, nếu họ tìm được hoạt động yêu thích, mang lại niềm vui cho mình thì họ mới càng sống thọ cùng con cháu. 

Thực tế là những ai không nghề nghiệp, thất nghiệp cũng dễ dẫn tới bức bối, căng thẳng hoặc quá nhàn rỗi khi nghỉ hưu cũng gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Đặc biệt, với người đã có tuổi, khi họ ngừng làm việc thì bệnh tật cũng vì thế mà kéo đến, vì thế, hãy hiểu để đừng “cướp” nốt niềm vui tuổi già của bố mẹ mình bạn nhé.

Thay vì ngăn cản rồi gây tranh cãi với bố mẹ, bạn nên thể hiện sự hiếu thuận bằng việc lắng nghe bố mẹ nhiều hơn, quan sát xem họ thích làm việc gì để khuyến khích và động viên họ. Nếu mẹ vẫn thích làm vườn thì để bà làm những thời gian mà trời mát, nếu bố vẫn thích buôn bán, cứ để bố được thỏa tâm nguyện của mình… miễn sao họ có thể tìm được niềm vui trong việc mình làm là được. Hãy tôn trọng bố mẹ vì họ xứng đáng được thế.

Học cách người xưa để biết nên làm gì khi sa cơ lỡ vận
Học tập ngay cách thay đổi vận mệnh của người xưa để cuộc đời nở hoa
Tác giả: Hùng Lâm

 

 xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi đặt hoa công nghệ 

shop hoa tươi ninh bình   , shop hoa tươi lạng sơn

điên hoa 24gio  , hoa tươi đẹp không tưởnghoa tươi

xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

Gải mã giấc mơ

Chát Zalo
Gọi Điện