Mục lục bài viết

    1. Xây nhà lấn, chiếm đất công có bị phạt không?

    Xin chào Luật Minh Khuê, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Tôi ở tỉnh Quảng Bình, vừa qua tôi xây dựng nhà ở kiên cố 2 tầng thuộc địa bàn thành phố, trong quá trình làm móng thợ đã không xác định được vị trí đất cho nên lấn sang đất công chiều ngang 0,5 m sâu 14m.

    Gia đình tôi bị đội thị trường đô thị lập biên bản buộc đình chỉ và làm các thủ tục liên quan. Tôi làm đơn lên UBND xã xin được xét giao đất phần lấn, chiếm đó ( 0,5*14m). Hồ sơ đã được hoàn thành gửi lên UBND thành phố. Sau một thời gian được cán bộ Phòng tài nguyên và môi trường, cơ quan thuế, văn phòng đất tới thẩm định theo hồ sơ đã được gửi, các phòng ban đã thống nhất ký đầy đủ các văn bản nhất trí việc giao đất này. Sau khi trình ra UBND thành phố thì chủ tịch UBND thành phố không chấp nhận và lý giải là phần đất này để quy hoạch làm con đường.

    Thực chất lô đất này là nằm trong phần hàng rào bằng, hàng cây lâu năm. Tôi nhận được quyết định của Phó chủ tịch UBND thành phố đình chỉ công trình, tháo dỡ phần xây lấn chiếm đất công đó. Gia đình rất hoang mang lo lắng, toàn bộ tiền đã dồn ra để làm nhà hết cả, nay đã xây dựng xong phần thô 2 tầng. Xin được công ty luật tư vấn cho gia đình biết phải làm sao? Xin chân thành cảm ơn!

    Người gửi: Mừng

    Xây nhà lấn, chiếm đất công có bị phạt không?

    >> Luật sư trả lời: Giải quyết trường hợp người dân lấn, chiếm đất như thế nào?

    >&gt Xem thêm:  Có được xây dựng ban công, ô văng đua ra đường công cộng hay không ?

    2. Làm thế nào khi bị lấn, chiếm đất liền kề?

    Kính chào Luật sư! Nhà con và nhà kế bên có tranh chấp về một phần đất sát vách. Theo Sổ Đỏ của gia đình con thì xác nhận phần đất đó là của gia đình con. Nhưng nhà kế bên đó cứ xây dựng nhà trên phần đất đó. Gia đình con có gửi đơn đến UBND xã yêu cầu giải quyết nhưng mấy ông ở đó cứ kéo dài thời gian mãi không chịu giải quyết hòa giải để gia đình con có thể gửi đơn đến tòa án huyện. Thời gian kéo dài như vậy thì nhà kế bên đó cứ xây nhà tiếp tục trên phần đất thuộc chủ quyền của gia đình con mà gia đình con ngăn cản thì bên đó lại chửi, hùa nhau đòi ra UBND xã giải quyết, nhưng đến UBND thì người ở đó không giải quyết, cuối cùng không ai chịu ngăn cản bây giờ nhà đó xây được luôn cái nền nhà rồi.
    Cho con hỏi là bước tiếp theo con cần phải làm gì? Chuẩn bị những gì? Sau này nếu giải quyết tranh chấp mà gia đình con thắng kiện thì cái phần nhà xây dựng trái phép trên phần đất của con gia đình con có phải bồi thường cho nhà kế bên không? Con mong nhận được thư trả lời sớm ạ, vì bây giờ nhà kế bên đó có một ông làm ở toà án chống lưng cho họ nên họ rất ngang nhiên làm. Xin cảm ơn Luật sư!

    >> Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp trường hợp lấn đất, gọi; 1900.0159

    Trả lời:

    Căn cứ Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

    “Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

    1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

    2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

    a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
    b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

    3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

    a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

    b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

    4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”

    Trước hết, việc tranh chấp đất đai giữa gia đình bạn và hàng xóm sẽ được thực hiện hoà giải do UBND xã trong thời hạn 45 ngày. Nếu trong trường hợp không hòa giải được tại UBND xã thì gia đình bạn có quyền nộp đơn lên UBND huyện hoặc khởi kiện tại Toà án.

    Như vậy, nếu quá thời hạn nêu trên mà UBND xã không tổ chức hoà giải cho bạn thì bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại lần đầu lên UBND xã về hành vi hành chính này của UBND xã, nếu khiếu lại lần đầu mà UBND xã vẫn không giải quyết thì bạn khiếu nại lần 2 lên UBND huyện để được giải quyết.

    Sau khi đã tiến hành hòa giải mà vẫn không thỏa đáng, bạn có thể làm đơn khởi kiện tại Tòa án.

    >> Tham khảo ngay: Quy định về mức xử phạt hành vi lấn, chiếm đất mới cập nhật

    >&gt Xem thêm:  Ban công được phép xây dựng thò ra ngoài bao nhiêu ? Diện tích ban công

    3. Giải quyết như thế nào hàng xóm lấn chiếm đất?

    Thưa Luật sư. Tôi có mua 1 mảnh đất thổ cư của anh T, trong lúc mua bán, tôi có công chứng hồ sơ mua bán. Sau đó, lên Phòng Tài nguyên và môi trường làm biến động và đính chính tên. Tôi làm giấy phép xây dựng và tập kết vật liệu xây dựng rồi, đang chuẩn bị xây nhà thì phát hiện nhà ông H đã lấn chiếm đất tôi. Nhà ông H hình thành trước lúc tôi mua đất của ông T. Tôi có làm đơn yêu cầu xã hòa giải nhưng không được. Anh H quyết định không chịu sửa sai. Địa chính xã có xuống đo bằng thước dây, nhưng không chuẩn, anh H quyết không chịu. Hiện giờ, xã hẹn sẽ mượn máy đo ở Phòng Tài nguyên và môi trường về đo lại. Sự việc như trên, gia đình tôi phải giải quyết như thế nào? Xin luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

    >> Luật sư tư vấn luật đất đai gọi số: 1900.0159

    Trả lời:

    Theo thông tin bạn cung cấp việc anh H không chịu là như thế nào? Anh H không chấp nhận kết quả đo đạc thì bạn cần đợi kết quả về việc mượn máy đo đạc để đo lại. Còn khi anh H không để cho cơ quan có thẩm quyền đo đạc diện tích đất trên thì căn cứ khoản 2 Điều 20 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình:

    “2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;

    b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

    c) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.”

    Cũng theo khoản 1 Điều 67 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:

    “1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;

    c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại Điểm b Khoản này;

    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c và đ Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.”

    Như vậy, bạn có quyền nộp đơn kiến nghị tới Chủ tịch UBND cấp xã để xử phạt hành chính với hành vi trên. Hoặc bạn sẽ thực hiện yêu cầu tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai tương tự như trường hợp đã được tư vấn ở trên.

    >> Tham khảo bài viết liên quan: Tư vấn giải quyết nhà hàng xóm lấn chiếm đường đi chung?

    >&gt Xem thêm:  Giải quyết tranh chấp đất khi không có giấy tờ chứng minh ?

    4. Khi nào thì việc lấn chiếm đất trái pháp luật?

    Thưa luật sư, em có câu hỏi mong luật sư tư vấn giúp. Nhà em ở từ năm 1972 và làm sổ đỏ năm 2003. Trên sổ đỏ có ghi rõ phía Đông giáp đường đất rộng 3m. Phía Tây giáp đường đất rộng 3m. Tổng chiều dài từ Đông sang Tây là 26m. Vài năm trước nhà em làm ăn xa đến khi trở về thì nhà bên giáp hướng Đông đã lấy đi đường đất rộng 3m và lấn sang phần đất nhà em.

    Bây giờ, nhà em đo lại đất từ Đông sang Tây chi còn 22m. Đường đất ngày xưa giáp Đông không còn nữa. Đến khi tranh chấp đất xảy ra thì nhà bên đêm sổ đỏ mới làm năm 2013 ra. Trên sổ đỏ không có giáp đường đất rộng 3m mà giáp với nhà em luôn. Chữ ký giáp biên nhà bên cũng giả chữ ký nhà em luôn để làm sổ đỏ. Sự việc nhà em đã gửi lên UBND thị trấn nhưng 2 năm nay vẫn chưa giải quyết xong, UBND không chịu giải quyết? Gia đình em phải làm gì thưa luật sư? Em xin chân thành cảm ơn!

    >> Luật sư tư vấn xử lý trường hợp lấn chiếm đất, gọi: 1900.0159

    Trả lời:

    Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì trên sổ đỏ có ghi rõ phía Đông giáp đường đất rộng 3m, phía Tây giáp đường đất rộng 3m, khi làm ăn xa đến khi trở về thì nhà bên giáp hướng Đông đã lấy đi đường đất rộng 3m và lấn sang phần đất nhà bạn. Đường đất ngày xưa giáp Đông không còn nữa. Như vậy, nhà bên cạnh đã thực hiện việc lấn chiếm đất nhà bạn khi phần lấn chiếm đó đã thuộc quyền sở hữu của gia đình bạn.

    Tại Điều 12 Luật đất đai 2013 có quy định:

    “Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

    1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

    9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.

    10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.”

    Bên cạnh hành vi lấn chiếm thì nhà bên cạnh còn giả mạo chữ ký của gia đình bạn để làm sổ đỏ. Hành vi này hoàn toàn vi phạm quy định của pháp luật. Hành vi giả mạo chữ ký của người khác là hành vi vi phạm pháp luật và tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chẳng hạn: Hành vi giả mạo chữ ký của người khác để chiếm đoạt tài sản, tước quyền thừa kế của ngươì khác thì có thể phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; đối với một người có chức vụ, quyền hạn mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn nhằm mục đích trục lợi thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giả mạo trong công tác,…

    Đối với trường hợp của bạn, nhà bên cạnh mạo danh chữ ký của bạn để làm sổ đổ đất của nhà mình, nếu để nhằm mục đích chiếm đoạt mảnh đất đó thì có thể bị xử lý hình sự khi có căn cứ xác định hành vi cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng.

    Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì:

    Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

    …”

    Như vậy, nếu hành vi giả mạo chữ ký của nhà bên cạnh nhà bạn đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên tùy vào các yếu tố như động cơ, mục đích phạm tội. Còn nếu chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức tiền xử phạt vi phạm hành chính có thể từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng phụ thuộc vào tính chất cũng như mức độ của hành vi vi phạm theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

    Tranh chấp về đất đai trước hết sẽ được giải quyết theo thủ tục hòa giải tại cơ sở, nếu việc hòa giải không thành thì tùy từng trường hợp theo pháp luật quy định, các bên có quyền khởi kiện ra Tòa án, yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết tranh chấp. Cụ thể:

    Đối với thủ tục hòa giải ở cơ sở:

    Theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013, khi phát sinh tranh chấp nếu các bên không thỏa thuận được thì có quyền gửi khiếu nại tới Ủy ban nhân dân cấp xã để được hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm tổ chức hòa giải cho các bên. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

    Như vậy, khi nhận được khiếu nại của một trong các bên tranh chấp, việc Ủy ban nhân dân xã phải mời gia đình bạn lên để tiến hành giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, Ủy ban nhân dân xã chỉ có thẩm quyền tiến hành hòa giải giữa các bên có tranh chấp. Trong trường hợp hòa giải không thành, Ủy ban nhân dân xã sẽ lập biên bản hòa giải không thành, biên bản này phải có chữ ký của các bên.

    Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:

    Khi tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã mà không thành thì sẽ được giải quyết như sau:

    – Đối với tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì các bên có thể gửi đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết.

    – Đối với Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai thì các bên chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

    + Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau, tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc;

    + Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

    Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu việc hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã giữa gia đình bạn và các hộ liền kề không thành. Gia đình bạn có thể nộp đơn khởi kiện ra Tòa án cấp huyện nơi có bất động sản để yêu cầu giải quyết tranh chấp.

    >> Xem ngay: Tư vấn pháp luật về việc hiến đất làm đường đi chung?

    >&gt Xem thêm:  Cần tư vấn luật cư trú, đăng ký thường trú tại Hà Nội ?

    5. Tư vấn về hành vi lấn chiếm đất của nhà hàng xóm ?

    Kính gửi công ty luật Minh Khuê, anh chị cho em hỏi một số vấn đề về tranh chấp đất đai như sau: em là Nguyễn Thị Th, hiện đang là sinh viên trường đại học Luật Hà Nội. Em là đối tượng thuộc trẻ em không nơi nương tựa, từ nhỏ em đã phải sống với dì và bà ngoại nhưng giờ em lại phải xa nhà xa vùng đất Nghệ An nghèo nàn để theo con đường học tập thực hiện ước mơ. Và hiện nay ở nhà dì em đang có tranh chấp diện tích đất giữa 2 bờ rào với bác hàng xóm. Nhưng phần sai rõ ràng là thuộc về gia đình bác kia vì mỗi ngày bác ấy cứ lấn sang phần đất của dì em một ít thế mà trái lại bác ấy còn bạo miệng đòi gọi chính quyền và còn doạ đánh dì em bởi họ khinh thường dì em thân phận đàn bà, trong nhà lại không có đàn ông. Dì em cũng là một người dân thấp cổ bé họng, lại phải nuôi thêm một người em gái tàn tật nữa. Vụ tranh chấp này xảy ra đã từ lâu rồi khi em còn học cấp 3 nhưng do gia đình dì em không muốn làm lớn chuyện vì nể tình làng nghĩa xóm với lại sự hiểu biết về pháp luật của người dân ở Nghệ An quê em còn kém vì thế càng ngày họ càng xem thường gia đình dì em, cứ mỗi lần dì gọi điện ra kể cho em thì em chỉ biết khóc vì sự thật em cũng đang bất lực, không thể tự mình giải quyết được do trình độ hiểu biết pháp luật của em còn hạn hẹp, lại chưa có kinh nghiệm. Nhưng cứ để tình trạng này kéo dài thì tội cho dì em lắm. Vậy nên em đã lên mạng tìm kiếm đủ mọi cách giải quyết và em thật vui khi tìm được sự giúp đỡ từ anh chị. Em biết các anh chị trong đoàn đều là những người vừa có tài vừa có tâm, kinh nghiệm dồi dào.

    Vậy nên em viết bức thư này gửi đến anh chị mong rằng anh chị sẽ hướng dẫn giúp em cách giải quyết vụ tranh chấp này một cách thuận lợi nhất vì gia đình dì em còn gặp nhiều khó khăn lại neo đơn, không biết nhờ vả vào ai trong khi gia đình họ lại có uy có lực. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của ạnh chị để những người ăn ngay ở thẳng như dì em không phải chịu thiệt thòi ?

    Em xin chân thành cảm ơn anh chị !

    >> Luật sư tư vấn pháp luật đất đai gọi: 1900.0159

    Trả lời:

    Tại Điều 12 Luật đất đai năm 2013 có quy định:

    “Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

    1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

    9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.

    10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.”

    Tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có quy định như sau:

    “Điều 10. Lấn, chiếm đất

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

    b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

    Theo các quy định trên, trong trường hợp đất thuộc quyền sở hữu của dì bạn mà hàng xóm có hành vi lấn chiếm đất của dì bạn là hành vi vi phạm pháp luật đất đai, và tùy theo hành vi và mức độ lấn chiếm, vi phạm thì sẽ bị áp dụng mức phạt tương ứng.

    Theo Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, theo đó, trong trường hợp này, dì bạn có quyền yêu cầu UBND xã tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải không thành bạn có quyền làm đơn yêu cầu tòa án nơi có bất động sản để giải quyết tranh chấp trên, đòi lại quyền lợi cho dì bạn. Hoặc có thể lựa chọn một trong các cách thức đã được nêu ở trên để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.

    >> Tham khảo ngay: Quy định về lối đi chung khi bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản khác?

    >&gt Xem thêm:  Tư vấn thủ tục đóng thuế xây dựng làm hồ sơ hoàn công ?

    6. Chứng minh việc lấn chiếm đất công như thế nào?

    Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Cha ông A có mua một mảnh đất giáp nghĩa địa từ năm 1970, đến năm 2012 cha ông A chết nhưng không có để lại di chúc, do vậy các anh em của ông A có thống nhất chia cho ông A mảnh đất trên. Tháng 5 năm 2013 ông A có được UBND huyện X cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó xác định rõ vị trí phần đất của ông A giáp với nghĩa địa.

    Tháng 11 năm 2013, ông A có làm đơn xin UBND xã và các cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận một phần đất nghĩa địa nhưng các cơ quan chức năng chưa đồng ý. Tuy chưa được các cơ quan chức năng đồng ý nhưng ông A vẫn tiến hành xây dựng hàng rào kiên cố lấn sang phần đất nghĩa địa. Xin hỏi luật sư, để chứng minh ông A lấn, chiếm đất nghĩa địa thì cần làm những việc cụ thể gì? Cần những giấy tờ gì để chứng minh ông A lấn chiếm đất công. Xin chân thành cảm ơn!

    >> Luật sư tư vấn luật dân sự, đất đai trực tuyến, gọi: 1900.0159

    Trả lời:

    Hành vi lấn, chiếm đất đai là một trong các hành vi bị pháp luật đất đai nghiêm cấm theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật đất đai 2013 và theo quy định tại Điều 3 Nghị định 102/2014/ NĐ-CP xử lý hành chính trong lĩnh vực đất đai thì:

    “Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.

    Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”

    Như vậy, theo thông tin mà bạn cung cấp thì mặc dù không được cấp giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng gia đình ông A vẫn tiến hành xây dựng lấn sang phần đất của nghĩa địa như vậy là vi phạm quy định của pháp luật.

    Theo đó, bạn có thể viết đơn trình báo về hành vi lấn chiếm đất công của bà A gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu giải quyết.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0159 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

    Rất mong nhận được sự hợp tác!

    Trân trọng./.

    Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật Minh Khuê

    >&gt Xem thêm:  Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai trực tuyến qua tổng đài điện thoại