Trả lời:
1. Căn cứ pháp lý:
Bộ luật dân sự năm 2015
Luật đất đai năm 2013
2. Luật sư tư vấn:
Vi bằng là văn bản do thừa phát lại lập nhằm ghi nhận sự kiện, hành vi được dung làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác
Theo quy định của Bộ luật dân sự một hợp đồng để có hiệu lực cần đáp ứng những điều kiện sau:
Điều 117: điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Ngoài những điều kiện về nội dung, thì điều kiện về hình thức cũng là một yếu tố quyết định hợp đồng có hiệu lực. Đối với hợp đồng chuyển nhượng đất thì điều kiện có hiệu lực về mặt hình thức là phải được công chứng hoặc chứng thực:
Điều 167: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
Như vậy hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các cá nhân với nhau luật đã quy định bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực, và quy định này không có ngoại lệ. Cho nên, nếu như các bên của giao dịch xác lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và đem vi bằng thì hợp đồng đó chỉ có giá trị thực tế với hai bên mà không phát sinh hiệu lực về mặt pháp luật.
Vì vậy, để đảm bảo được quyền lợi của mình, các bên bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng đất.
>> Xem thêm: Tư vấn về việc mua bán nhà đất không có sổ đỏ ?
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Minh Khuê về câu hỏi “mua bán đất bằng cách lập vi bằng có giá trị không?”; mọi thắc mắc quý khách hàng có thể liên hệ theo đường dây nóng: đẹp không tưởng để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng cảm ơn!
Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty Luật Minh Khuê.