Mục lục bài viết

    1. Mẫu xác nhận Đất không tranh chấp ?

    Thưa luật sư, tôi có một mảnh đất do khai phá mà có được, tôi muốn làm phiếu xác nhận của khu dân cư về đất không tranh chấp và xác định nguồn gốc mảnh đất để xin cấp giấy chứng nhận sử dụng đất ?
    Mong luật sư tư vấn.

    Mẫu xác nhận Đất không tranh chấp?

    Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, gọi: đẹp không tưởng

    Trả lời:

    Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

    >> Tải ngay: Mẫu phiếu lấy ý kiến của khu cư dân về nguồn gốc đất và thời điều sử dụng đất

    Mẫu số 05/ĐK

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    ————————–

    PHIẾU LẤY Ý KIẾN CỦA KHU DÂN CƯ
    Về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất

    Hôm nay, ngày … tháng … năm … khu dân cư ……………………………………………………..

    ……………………………………………………………………………………………………………

    (ghi tên thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố; tên xã, phường, thị trấn; tên quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) đã họp để xác định nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất đối với thửa đất số … tờ bản đồ số ….. tại địa chỉ ……………………………… (ghi tên địa danh nơi có đất) của ………………………………………… (ghi tên và địa chỉ của người sử dụng đất cần xác định).

    Thành phần cuộc họp gồm có:

    1. Chủ trì cuộc họp: Ông (Bà). ………………….Trưởng (hoặc Phó) thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố;

    2. Ông (Bà) …………………………… Đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

    3. Ông (Bà) …………………………………………………………………………………………….;

    và ………………………………… người (có tên dưới đây) đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích hiện nay của thửa đất nói trên.

    Cuộc họp đã thống nhất xác định:

    1. Nguồn gốc sử dụng thửa đất: ………………………………………………………………………

    …………………………………………………………………………………………………………….

    (ghi cụ thể: tự khai phá, bao chiếm hoặc nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho, … từ người sử dụng đất nào, vào thời gian nào)

    2. Thời điểm bắt đầu sử dụng vào mục đích đăng ký, đề nghị cấp Giấy chứng nhận từ ngày … tháng …. năm ……

    3. Tình trạng tranh chấp đất đai: ………………………………………………………………………

    …………………………………………………………………………………………………………….

    (ghi rõ không tranh chấp hay đang tranh chấp sử dụng đất với người sử dụng đất nào)

    Những người tham gia cuộc họp cùng thống nhất ký tên dưới đây:

    STT

    Họ và tên

    Địa chỉ thường trú

    Ký tên

    1

    2

    3

    Ngày ……. tháng …… năm ……
    Xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn
    (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

    Chủ trì cuộc họp
    (Ký, ghi rõ họ tên và chức danh
    của người chủ trì cuộc họp)

    Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: đẹp không tưởng để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

    >&gt Xem thêm:  Mẫu hợp đồng thuê nhà ở bản cập nhật mới nhất năm 2020

    2. Thời hạn sử dụng đất khi chuyển mục đích sử đụng dất?

    Kính thưa luật sư, tôi có chút thắc mắc như sau; Hộ gia đình tôi mới có chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở vậy thời hạn sử dụng đất được xác định như thế nào?
    Mong luật sư tư vấn giúp tôi xin chân thành cảm ơn.

    Thời hạn sử dụng đất khi chuyển mục đích sử đụng dất?

    Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, gọi: đẹp không tưởng

    Luật sư tư vấn:

    Thời hạn sử dụng đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân được xác định theo Luật Đất đai 2013 như sau:

    STT

    Loại Đất trước khi CMĐ

    Loại Đất sau khi CMĐ

    Thời hạn sử dụng

    1

    – Đất rừng phòng hộ

    – Đất rừng đặc dụng

    – Mục đích khác

    Theo thời hạn của loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng (tính từ thời điểm có quyết định cho chuyển MĐSD)

    2

    – Đất trồng lúa

    – Đất trồng cây hàng năm khác

    – Đất trồng cây lâu năm

    – Đất rừng sản xuất

    – Đất nuôi trồng thủy sản

    – Đất làm muối

    – Đất trồng rừng phòng hộ,

    – Đất trồng rừng đặc dụng

    Được sử dụng đất ổn định lâu dài

    3

    Chuyển MĐSDĐ giữa các loại đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối

    Tiếp tục sử dụng đất đó theo thời hạn đã được giao, cho thuê.

    4

    – Đất nông nghiệp

    – Đất phi nông nghiệp

    Xác định theo thời hạn của loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng (tính từ thời điểm có quyết định cho chuyển MĐSD)

    5

    – Đất phi nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài

    – Đất phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn

    Được sử dụng đất ổn định lâu dài.

    – Đất phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn

    – Đất phi nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài

    (Căn cứ Điều 127, Luật Đất đai 2013)

    Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: đẹp không tưởng để được giải đáp.

    Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

    >&gt Xem thêm:  Quy định về cấp sổ đỏ cho đất khai hoang mới nhất năm 2020 ?

    3. Điều kiện thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất ?

    Thưa luật sư, Tôi có một mảnh đất sử dụng ổn định từ năm 1993 nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất thổ cư sử dụng ổn định và không có tranh chấp, hiện nay tôi muốn bán mảnh đất này. Vậy mong luật sư tư vấn cho tôi điều kiện để được chuyển nhượng quyền sử dụng đất ?
    Tôi xin cảm ơn!

    Điều kiện thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

    Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, gọi: đẹp không tưởng

    Luật sư tư vấn:

    Được quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:

    1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

    a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai.

    b) Đất không có tranh chấp;

    c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

    d) Trong thời hạn sử dụng đất.

    2. Ngoài các điều kiện quy định ở trên, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật Đất đai.

    3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

    Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: đẹp không tưởng để được giải đáp.

    Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

    >&gt Xem thêm:  Mức bồi thường thu hồi đất khai hoang theo quy định mới năm 2020 ?

    4. Mẫu tờ khai danh sách người sử dụng chung thửa đất

    Kính chào luật sư, hiện nay tôi đang cần kê khai danh sách người sử dụng chung thửa đất, sở hữu chung tài sản gắn liền với đất, nhưng chưa rõ mẫu, mong luật sư tư vấn tôi biểu mẫu và cách soạn danh sách này ?
    Tôi xin cảm ơn!

    Mẫu tờ khai danh sách người sử dụng chung thửa đất

    Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, gọi: đẹp không tưởng

    Trả lời:

    Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

    >> Tải ngay: Mẫu danh sách người sử dụng chung thửa đất, chủ sở hữu chugn tài sản gắn liền với đất

    Mẫu số 04b/ĐK

    DANH SÁCH NGƯỜI SỬ DỤNG CHUNG THỬA ĐẤT,
    CHỦ SỞ HỮU CHUNG TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

    (Kèm theo Đơn đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất của: …………………………………………….)

    Sử dụng chung thửa đất £; Sở hữu chung tài sản gắn liền với đất £ (đánh dấu vào ô trống lựa chọn)

    Tại thửa đất số: ………. Tờ bản đồ số: ……. Thuộc xã: ………… huyện ……….. tỉnh …………

    Số thứ tự

    Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất

    Năm sinh

    Giấy tờ pháp nhân, nhân thân của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất

    Địa chỉ

    Ghi chú

    Ký tên

    Loại giấy tờ

    Số

    Ngày, tháng, năm cấp

    Cơ quan cấp

    (1)

    (2)

    (3)

    (4)

    (5)

    (6)

    (7)

    (8)

    (9)

    (10)

    Hướng dẫn:

    – Mẫu này áp dụng đối với trường hợp thửa đất, tài sản gắn liền với đất của chung nhiều tổ chức hoặc nhiều hộ gia đình, cá nhân hoặc gồm cả tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; trừ trường hợp đất làm nhà chung cư.

    – Tên người sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được ghi đầy đủ theo giấy CMND, hộ chiếu, Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh, GCN đầu tư; hộ gia đình phải ghi tên hai vợ chồng người đại diện

    – Các cột 4, 5, 6 và 7: Ghi thông tin về Giấy CMND hoặc Hộ chiếu (đối với hộ gia đình, cá nhân); Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh, GCN đầu tư (đối với tổ chức);

    – Trường hợp xác định được tỷ lệ (%) hoặc diện tích thuộc quyền sử dụng, sở hữu của từng người thì ghi tỷ lệ (%) hoặc diện tích của từng người vào cột “Ghi chú”.

    Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: đẹp không tưởng để được giải đáp.

    Rất mong nhận được sự hợp tác!

    Trân trọng./.

    Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai – Công ty luật Minh Khuê

    >&gt Xem thêm:  Năm 2020, xây nhà lấn, chiếm đất công có bị phạt không ?