Hôm qua (29-7) tại TP Cần Thơ, trong buổi tọa đàm về hoạt động tham gia tố tụng của luật sư do Bộ Tư pháp và Hội đồng lâm thời Luật sư toàn quốc tổ chức, đại diện cơ quan tố tụng và giới luật sư đều thẳng thắn chỉ ra các hạn chế của mỗi bên để góp ý lẫn nhau.
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: – đẹp không tưởng
Luật sư cũng “làm bậy”?
Theo ông Nguyễn Thanh Thiên, Chánh án TAND TP Cần Thơ, các luật sư hoạt động ở Cần Thơ đã xây dựng được uy tín nhất định, có nỗ lực, thái độ làm việc tích cực, được cơ quan tố tụng nói chung và tòa án nói riêng đánh giá cao.
Tuy nhiên bên cạnh đó, ông Thiên cũng chỉ ra những biểu hiện “gây khó dễ” cho cơ quan tố tụng và tự làm giảm uy tín của một số luật sư: “đón gió” hứa hẹn với khách hàng; bỏ rơi thân chủ giữa đường tố tụng; cố tình cung cấp chứng cứ không đúng, né tránh sự thật; đôi lúc lại dùng “thủ thuật” trì hoãn phiên xử.
Ngoài ra, ông Thiên còn chỉ ra những biểu hiện yếu kém về đạo đức nghề nghiệp của một số ít luật sư như tham gia tố tụng chưa nghiêm túc; xét hỏi với thái độ chưa thật sự khách quan, cá biệt còn có lời lẽ xúc phạm đồng nghiệp, người tham gia tố tụng khác… Thậm chí còn có hiện tượng luật sư “chạy chọt” cán bộ tố tụng nhằm tạo thanh thế cho mình.
Đồng tình, bà Hồ Thị Bích Vân – Phó Viện trưởng VKSND TP Cần Thơ cho biết thêm: Một số VKS cho luật sư sao chụp hồ sơ thì bị “rút ruột” nên bây giờ giao hồ sơ cho luật sư là phải nhìn trước ngó sau. Hay như tại Cần Thơ, có luật sư cung cấp lời khai của một số người trái với nội dung họ khai ở cơ quan tố tụng, sau đó tìm hiểu thì biết những người này bị luật sư yêu cầu khai như thế.
Rồi ngay cả trong tranh tụng, người thì dùng những từ lạ như “thân chủ tôi bị tẩu hỏa nhập ma rồi nên không nhớ gì hết”, người thì hỏi đối tượng mình không bảo vệ lại xoáy vào chuyện đời tư của họ… Nghiêm trọng hơn, có luật sư xúi thân chủ phản cung, gây khó dễ cho cơ quan tố tụng, làm xấu tình trạng pháp lý của thân chủ.
Cơ quan tố tụng còn làm khó
Ở góc độ góp ý ngược lại, luật sư Nguyễn Thế Phong – Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Long An đề nghị cơ quan tố tụng không bắt luật sư, những người nhờ luật sư chứng minh mối quan hệ của người nhờ bào chữa với nghi can khi cấp giấy chứng nhận bào chữa. Theo ông, không luật sư nào lại tham gia tố tụng mà không có người nhờ, cũng như người nhờ không thân thích với nghi can thì đứng ra nhờ luật sư làm chi?
>> Xem thêm: Luật sư Tư vấn Pháp luật Miễn phí qua Điện thoại
Luật sư Nguyễn Đức Ký, Đoàn luật sư tỉnh An Giang, cho biết: “Luật sư xin cấp giấy chứng nhận bào chữa bị bắt cung cấp đủ thứ giấy tờ như giấy chứng nhận hành nghề luật sư, thẻ luật sư, hợp đồng dịch vụ pháp lý, thậm chí có nơi còn bắt luật sư phải chứng thực các giấy tờ này nữa. Chưa kể ở An Giang, vụ nào luật sư cãi chỉ định thì được tòa lịch sự gửi giấy mời, còn cãi theo yêu cầu là tòa gửi giấy triệu tập như bị can, bị cáo”.
Ngoài ra, theo ông Ký, luật sư yêu cầu tham gia tố tụng từ giai đoạn điều tra có khi được cấp giấy chứng nhận bào chữa, có khi không, được cấp rồi cũng chưa chắc được tham gia thật sự. Có thực tế đó bởi điều tra viên chỉ việc nói chưa sắp xếp được thời gian để luật sư tham gia hoặc bận đi công tác là gạt luật sư ra rìa!
Về chuyện này, một luật sư Đoàn luật sư TP Cần Thơ nêu rõ hiện chỉ có Công an TP Cần Thơ, Bạc Liêu áp dụng đúng luật là trả lời trong vòng ba ngày kể từ khi nhận được yêu cầu tham gia tố tụng từ giai đoạn điều tra. Đa phần các tỉnh khác cứ hẹn lần hẹn lữa, có tỉnh hẹn đến năm tháng vẫn chưa chịu cấp.
Việc sao chụp hồ sơ cũng vậy, luật định rồi nhưng nơi cho sao chụp thoải mái, nơi hạn chế, nơi cương quyết không cho. Ông than: “Có lần tôi xin sao chụp hồ sơ ở VKS tỉnh nọ, họ chỉ cho tôi sao chụp lời khai thân chủ của tôi và nói bảo vệ ai thì phôtô tài liệu của người đó, mắc gì phôtô của người khác. Có nơi thì cấm phôtô, bảo tôi đã nhận tiền của thân chủ thì phải tự đọc, ghi chép hồ sơ chứ cho phôtô là… sướng cho tôi quá”!
Gút buổi tọa đàm, Phó Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp Nguyễn Văn Bốn cho biết sẽ ghi nhận tất cả các góp ý của các bên và báo cáo Bộ Tư pháp để Bộ làm việc với Bộ Công an, VKSND tối cao, TAND tối cao… ra thông tư liên tịch hướng dẫn hoạt động tham gia tố tụng của giới luật sư…
Nguồn: Báo Pháp luật TP HCM
————————————
DỊCH VỤ PHÁP LÝ LIÊN QUAN:
1. Luật sư riêng cho gia đình;
2. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;
3. Tư vấn xử lý nợ cho doanh nghiệp;
4. Dịch vụ Luật sư Riêng cho Cá nhân;
5. Dịch vụ luật sư bào chữa, tranh tụng tại Tòa án;
6. Dịch vụ luật sư tư vấn trực tuyến qua tổng đài đẹp không tưởng;
>> Xem thêm: Chính thể quân chủ chuyên chế là gì ? Sự hình thành, phát triển chính thể quân chủ chuyên chế