>> Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai trực tuyến, gọi:  đẹp không tưởng

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật đất đai năm 2013

2. Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, công khai thủ tục hành chính về đất đai được quy định Luật đất đai năm 2013 như sau:

Việc công khai thủ tục hành chính về đất đai được quy định tại Điều 196 Luật đất đai năm 2013, cụ thể như sau:

1. Nội dung công khai thủ tục hành chính về đất đai bao gồm:

>&gt Xem thêm:  Hướng dẫn thủ tục hành chính do cấp quận, huyện, thị xã tại Hà Nội thực hiện

– Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả;

– Thời gian giải quyết đối với mỗi thủ tục hành chính;

– Thành phần hồ sơ đối với từng thủ tục hành chính;

– Quy trình và trách nhiệm giải quyết từng loại thủ tục hành chính;

– Nghĩa vụ tài chính, phí và lệ phí phải nộp đối với từng thủ tục hành chính.

2. Việc công khai về các nội dung trên được thực hiện bằng hình thức niêm yết thường xuyên tại trụ sở cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; đăng trên trang thông tin điện tử cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Thứ hai, hoạt động giám sát của công dân đối với việc quản lý, sử dụng đất đai được thực hiện theo quy định của Luật đất đai năm 2013 như sau:

Điều 199 Luật đất đai năm 2013 quy định việc giám sát của công dân đối với việc quản lý, sử dụng đất đai, cụ thể như sau:

– Công dân có quyền tự mình hoặc thông qua các tổ chức đại diện thực hiện quyền giám sát và phản ánh các sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.

– Việc giám sát và phản ánh phải bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật; không được lợi dụng quyền giám sát để khiếu nại, tố cáo không đúng quy định của pháp luật, làm mất trật tự xã hội; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác các thông tin do mình phản ánh.

>&gt Xem thêm:  Khiếu nại quyết định thu hồi đất và tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai ?

– Nội dung giám sát của công dân trong quản lý và sử dụng đất đai:

   + Việc lập, điều chỉnh, công bố, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

   + Việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

   + Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

   + Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

   + Việc thu, miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế liên quan đến đất đai; định giá đất;

   + Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

– Hình thức giám sát của công dân trong quản lý và sử dụng đất đai:

   + Trực tiếp thực hiện quyền giám sát thông qua việc phản ánh, gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết;

   + Gửi đơn kiến nghị đến các tổ chức đại diện được pháp luật công nhận để các tổ chức này thực hiện việc giám sát.

>&gt Xem thêm:  Quy định của luật nghĩa vụ quân sự về chế độ khám tuyển nghĩa vụ quân sự ?

– Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận được ý kiến của công dân và tổ chức đại diện cho người dân:

   + Kiểm tra, xử lý, trả lời bằng văn bản theo thẩm quyền;

   + Chuyển đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết trong trường hợp không thuộc thẩm quyền;

   + Thông báo kết quả cho tổ chức, cá nhân đã phản ánh.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: đẹp không tưởng để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai – Công ty luật Minh Khuê

>&gt Xem thêm:  Mẫu quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng (Mẫu MQĐ 13)