Mục lục bài viết

    1. Làm sao để đăng ký quyền sở hữu đối với công trình xây dựng không có trong Giấy phép xây dựng?

    Kính chào Luật Minh Khuê. Tôi đã được Nhà nước cho thuê 10.000 m2 đất tại một Khu công nghiệp ở Hà Nội từ năm 2013. Hiện tôi đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các công trình xây dựng trên đó. Tuy nhiên, trong năm 2016 tôi vửa có xây thêm 01 nhà xưởng ở trên diện tích đất thuê nhưng công trình này được xây dựng không có trong Giấy phép xây dựng, dù vậy vẫn phù hợp với quy hoạch. Hiện tôi muốn đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với nhà xưởng trên thì trình thủ thủ tục như thế nào?
    Cảm ơn Luật sư.

    Luật sư trả lời:

    Công ty Luật Minh Khuê xin giải đáp thắc mắc của Anh/Chị như sau:
    Theo mô tả của Anh/chị thì công trình xây dựng không có trong Giấy phép xây dựng nêu trên là nhà xưởng. Căn cứ tại Điều 32 Nghị Định 43/2014/NĐ-CP quy định về việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở, thì trường hợp của Anh/Chị được ghi nhận tại điểm d, khoản 2, Điều 32 Nghị Định số 43/2014/NĐ-CP:

    Trường hợp công trình đã xây dựng không phù hợp với giấy tờ quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này thì phần diện tích công trình không phù hợp với giấy tờ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng kiểm tra, xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy tờ không ảnh hưởng đến an toàn công trình và phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt”.

    Do đó, Anh/Chị cần phải được cơ quan có thẩm quyền là Ban Quản lý Khu công nghiệp nơi công trình được xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không có trong Giấy phép xây dựng nêu trên là nhà xưởng nêu trên không ảnh hưởng đến an toàn công trình và phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

    Sau khi có xác nhận của Ban Quản lý Khu công nghiệp, Căn cứ khoản 3 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, Anh/Chị sẽ nộp hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ gồm có:

    “a) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;
    b) Công văn xác nhận công trình trên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng;
    c) Sơ đồ về tài sản gắn liền với đất (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã có sơ đồ tài sản phù hợp với hiện trạng);
    d) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
    đ) Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về tài sản gắn liền với đất (nếu có)”.

    2. Tư vấn chi phí xây dựng công trình nhà ở dân dụng?

    Kính gửi công ty luật Minh Khuê, Hiện tại tôi đang tiến hành bàn giao xây dựng công trình nhà ở dân dụng cho 1 công ty. Tôi bàn giao từ A đến Z từ phần thiết kế, thi công, xây dựng và hoàn thiện ngoại thất, nội thất. Tất cả đều do cty đó chịu trách nhiệm. Tôi chỉ việc thanh toán chi phí và nhận công trình để sử dụng.

    Khí thanh toán tôi thấy một khoản chi phí xây dựng sau thuế là 10% trên tổng giá trị công trinh. Tôi muốn hỏi là khoản chi này có đúng so với luật định hay không? Để cho dễ hiểu tôi xin đưa ví dụ như sau: – Tổng giá trị công trình(A):100tr( bao gồm các loại chi phí nguyên- vật liệu, nhân công, máy thi công, nội -ngoại thất). – chi phí xây dựng sau thuế(B): 10%A. – Lợi nhuận(C): 20tr. Lợi nhuận của công ty được hưởng khi hoàn thành công trình. – Đơn giá đề xuất:100+10%100+20=130tr. Đây là tổng số tiền tôi phải thanh toán. Vậy công ty xây dựng soạn thảo hợp đồng như vậy có đúng theo luật định của Việt Nam hay ko?

    >&gt Xem thêm:  Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở mới nhất năm 2020

    Trân trọng!

    Người gửi: M

    Trả lời:

    Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Luật Minh Khuê, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:

    Căn cứ tính thuế là giá tính thuế và thuế suất (theo Điều 6 Luật Thuế giá trị gia tăng 2016)

    Khoản 3 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng 2016 quy định:

    “Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”

    Như vậy, giá trị của cả công trình xây dựng là 100 triệu sẽ phải chịu mức thuế suất là 10% tổng giá trị công trình là 10 triệu, là đúng theo quy định của pháp luật.

    Nhưng Điều 4 Luật thuế giá trị gia tăng 2016 cũng quy định về Người nộp thuế:

    “Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).”

    Như vậy, gia đình bạn đã bàn giao tất cả việc xây dựng nhà ở cho 1 công ty, đó là công ty xây dựng công trình để kinh doanh nên phần thuế 10% sau khi xây dựng sẽ phải do công ty đó chi trả. Nhưng theo bạn trình bày thì trong hợp đồng có ghi chi phí xây dựng sau thuế là 10%, tức là công ty đó đang thỏa thuận với gia đình bạn để gia đình bạn trả khoản tiền sau thuế đó mà nghĩa vụ thuộc về công ty. Do vậy bạn nên xem lại hợp đồng trước khi quyết định có trả 10% giá trị nhà ở sau thuế đó không.

    3. Xây dựng nhà ba tầng ở Hà Nội có cần bản vẽ thiết kế?

    >&gt Xem thêm:  Hỏi về trình tự chuyển mục đích sử dụng đất từ đất xây dựng trụ sở thành đất xây dựng nhà chung cư để bán ?

    Xin chào Luật sư! Tôi có vấn đề thắc mắc rất mong nhận được sự giải đáp như sau: Trong quy định của Thông tư 05/2015/TT-BXD Quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ thì có quy định như sau:

    Điều 5. Thiết kế xây dựng nhà ở

    “1. Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m, chủ nhà được tự thiết kế” Từ “hoặc” ở đây được hiểu như thế nào? có phải chỉ cần đạt 1 trong các điều kiện trên là được tự thiết kế phải không? Tôi đang xây căn nhà có Tổng diện tích sàn 224 m2, Chiều cao toàn công trình 12,6 m, số tầng: 03 tầng+lửng; diện tích xay dựng là 58,8 m2; kết cấu móng cột sàn bê tông cốt thép, nền gạch, vách gạch, mái bê tông cốt thép. Vừa rồi có mấy anh quản lý đô thị quận yêu cầu tôi phải có bản vẽ kiến trúc mới được xây dựng. Theo như cách nói của các anh quản lý đô thị quận là vì nhà tôi có 3 tầng nên phải có bản vẽ kiến trúc. (vậy từ “hoặc” phải hiểu ở đây là “và” mới đúng) Tôi xin hỏi như vậy có đúng với thông tư không? Rất mong luật sư tư vấn và giải thích giúp để cho tôi được rõ.

    Chân thành cám ơn!

    Trả lời

    Thông tư số 05/2015/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ quy định về thiết kế xây dựng nhà ở như sau:

    Điều 5. Thiết kế xây dựng nhà ở

    1. Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m, chủ nhà được tự thiết kế.

    2. Đối với nhà ở dưới 7 tầng, trừtrường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, việc thiết kế phải được tổ chức, cánhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện.

    3. Đối với nhà ở từ 7 tầng trở lên, việcthiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thựchiện và phải được thẩm định theo quy định tại Điểm b Khoản 1Điều 26 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng”

    Bạn có đang thắc mắc về từ “hoặc” trong quy định “Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m, chủ nhà được tự thiết kế”. Theo quy định trên thì từ hoặc có ý nghĩa là chỉ cần đáp ứng một điều kiện thì chủ nhà được tự thiết kế. Điều này nghĩa là đối với việc xây dựng nhà ở có tổng diện tích sàn nhỏ hơn 250m2 thì chủ nhà được tự thhiết kế; đối với nhà ở dưới ba tầng thì chủ nhà được tự thiết kế; đối với nhà ở có chiều cao dưới 12m thì chủ nhà được tự thiết kế.

    Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đang xây dựng căn nhà có tổng diện tích sàn là 224m2; 3 tầng + lửng và chiều cao 12,6m. Như vậy, việc xây dựng ngôi nhà này cần phải có bản vẽ thiết kế vì số tầng lớn hơn 3 và chiều cao lớn hơn 12 như theo quy định trên nên yêu cầu của bên quản lý đô thị với bạn là đúng với quy định của pháp luật. Bạn cần phải có bản vẽ thiết kế trước khi thi công công trình này.

    4. Có bắt buộc cần bản vẻ mới được xây dựng nhà ở không?

    Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi sau xin được tư vấn: Tôi được cha mẹ cho đất. Vợ chồng tôi dành dụm muốn xây dựng ngôi nhà ở. Diện tích 4m x 10 m.

    >&gt Xem thêm:  Quy định mới nhất về xin cấp lại giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ?

    Tôi có hỏi địa phương nhưng bắt buộc phải có bản vẽ. Vậy có đúng không? Nơi tôi ở là đất thổ cư không có dự án treo nào.

    Tôi xin cảm ơn.

    Người gửi: Quang

    Trả lời:

    Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

    “Điều 107. Điều kiện khởi công xây dựng công trình (Luật xây dựng năm 2014)

    1. Việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:

    a) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng;

    b) Có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 của Luật này;

    c) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt và được chủ đầu tư kiểm tra, xác nhận trên bản vẽ;

    d) Có hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn;

    đ) Được bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình;

    e) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.

    2. Việc khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ cần đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”

    “Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng

    1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:

    k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;”

    Như vậy, nếu nơi bạn muốn xây dựng căn nhà ở là nông thôn không thuộc trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử- văn hóa thì bạn không cần xin giấy phép xây dựng để xây dựng căn nhà. Căn cứ khoản 2 điều 107 thì bạn có đủ điều kiện để khởi công xây dựng công trình mà không cần phải có bản vẽ thiết kế.

    Nếu nơi bạn muốn xây dựng căn nhà ở là nông thôn và nằm trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử- văn hóa thì bạn cần phải xin giấy phép xây dựng để xây dựng căn nhà. Điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

    Nếu nơi bạn muốn xây dựng căn nhà ở là đô thị thì bạn cần phải xin giấy phép xây dựng để xây dựng căn nhà.

    “Điều 93. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ

    1. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:

    a) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;

    b) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;

    c) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật này;

    d) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật này.

    2. Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.”

    “Điều 79. Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng

    3. Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có); bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác.

    7. Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được quy định như sau:

    a) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng yêu cầu thiết kế quy định tại khoản 3 Điều này;

    b) Hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.”

    Như vậy, nếu nơi bạn dự định xây căn nhà ở là đô thị thì bạn phải có bản vẽ thiết kế xây dựng căn nhà. Căn nhà này có diện tích 40m2 do đó gia đình bạn có thể tự thiết kế phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.

    Kết luận, điều kiện để khởi công xây dựng căn nhà của bạn có cần bản vẽ thiết kế không ? phụ thuộc vào vị trí nơi bạn dự định xây dựng là thuộc đô thị hay nông thôn. Nếu thuộc khu vực đô thị thì chắc chắn cần phải có bản vẽ thiết kế, Nếu thuộc khu vực nông thôn và không thuộc khu bảo tồn, khu di tích lịch sử- văn hóa thì không cần bản vẽ thiết kế bạn vẫn được xây dựng.

    >&gt Xem thêm:  Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng cải tạo, sửa chữa

    5. Muốn xây dựng nhà ở thì cần phải làm thủ tục gì?

    Chào luật sư, cho tôi hỏi : Tôi có mua lô đất giáp phường (giấy tờ 3 lá). Nay tôi muốn xây dựng nhà ở thì phải làm cần thủ tục gì? Tôi xây loại nhà cấp 4. Tôi xin cảm ơn

    Luật sư tư vấn:

    Luật Xây dựng 2014 quy định ” Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này”

    – Điều kiện cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ luật xây dựng quy định như sau:

    “Điều 93. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ

    1. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:

    a) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;

    b) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;

    c) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật này;

    d) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật này.

    2. Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

    3. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.”

    * Hồ sơ xin cấp phép:

    – Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu: 01 bản

    – Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai: 01 bản

    – Bản vẽ thiết kế xây dựng: 02 bộ, mỗi bộ gồm có các bản vẽ

    Thông tư 15/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng

    >&gt Xem thêm:  Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có phải xin cấp giấy phép xây dựng không ?

    “Điều 17. Quy trình và thẩm quyền cấp, Điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng

    2. Thẩm quyền cấp, Điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng:

    a) Bộ Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt;

    b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp cho Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo, công trình di tích lịch sử – văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng đã được xếp hạng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp;

    c) Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị, bao gồm cả nhà ở riêng lẻ trong khu vực đã được Nhà nước công nhận bảo tồn thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các đối tượng quy định tại các Điểm a, b, d Khoản này;

    Những điều cần lưu ý:

    Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ, bạn có thể tham khảo một số trường hợp xây dựng không xin cấp phép xây dựng:

    – Những trường hợp không phải xin giấy phép tại khoản 2 điều 89 Luật xây dựng 2014

    “2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:

    c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

    d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

    e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

    g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

    h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

    i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

    k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

    l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ….”

    6. Nhà trong hẻm có được phép xây dựng không?

    Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi vừa mua một ngôi nhà ở trong hẻm. Tuy là hẻm nhưng nhà tôi lại sát mặt đường, chỉ cách đường lớn bởi một mảnh đất của nhà khác hình tam giác. Mảnh đất đó quay mặt đi hướng khác và chạy dọc theo đất nhà tôi nhưng hẹp dần và kết thúc ở ngỏ nhà tôi. Tôi muốn hỏi là mảnh đất của nhà đó có được phép xây dựng hay không vì hình dạng mảnh đất là tam giác và phía trước nhà tôi nó rất hẹp ?
    Cảm ơn luật sư!

    Luật sư trả lời:

    Trong quy định của Luật Xây dưng năm 2014 thì chỉ duy nhất một trường hợp bạn bị cấm xây dựng đó là “xây dưng trong khu vực cấm xây dựng” theo quy đinh tại Điều 12.

    Những trường hợp cấm xây dựng bạn có thể tham khảo: Trường hợp không được phép xây dựng?

    Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê về Nhà trong hẻm có được phép xây dựng không?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ đẹp không tưởng để được giải đáp.

    >&gt Xem thêm:  Hoàn công nhà số tầng ít hơn giấy phép xây dựng thì có được hoàn công không ?

    Rất mong nhận được sự hợp tác!

    Trân trọng./.

    Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai – Công ty luật Minh Khuê

    >&gt Xem thêm:  Tư vấn trường hợp xây nhà không có giấy phép xây dựng ?